- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ SỬA CHỮA>>
- Amply - Audio
- Bếp từ
- Nồi cơm điện tử
- Lò vi sóng
- Quạt điện
- Máy xay sinh tố
- Máy hút mùi
- Máy hút bụi
- Lò nướng
- Máy Massage
- Thiết bị vệ sinh
- Loa , Speaker
- KIẾN THỨC THIẾT BỊ>>
- Amply - Audio
- Bếp từ
- Nồi cơm điện tử
- Lò vi sóng
- Quạt điện
- Thiết bị khác
- TỰ HỌC ĐIỆN TỬ>>
- Linh kiện điện tử
- Mạch nguồn
- Kỹ thuật số
- Vi xử lý
- Mạch dao động
- Cảm biến
- Công cụ-Thiết bị
- Kinh nghiệm
- TÀI LIỆU>>
- Tài liệu sửa bếp từ
- Kiểm tra linh kiện
- Điện tử căn bản
- Video bài giảng
- LINH KIỆN TỐT
- GIỚI THIỆU
- LIÊN HỆ
Cách đọc sơ đồ mạch điện và cách phân tích mạch điện
Đối với những người bắt đầu có ý định học điện tử thì sẽ luôn hỏi là làm thế nào để có thể đọc sơ đồ mạch điện một cách chuyên nghiệp, làm thế nào để có thể phân tích được sơ đồ mạch điện một cách logic và thấu hiểu mạch điện một cách chuyên nghiệp. Để có thể đọc và phân tích một cách mạch điện một cách chuyên nghiệp cũng không phải là việc làm quá khó khăn nếu như các bạn học điện tử nắm vững những yêu cầu sau. |
Làm thế nào để biết cách đọc sơ đồ mạch điện |
Phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản về mạch điện Để đọc và phân tích mạch điện một cách chuyên nghiệp bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong đọc mạch điện đó là: - Những điểm cùng ký hiệu sẽ cùng một điện thế, trong mạch điện thực tế chúng sẽ kết nối với nhau nhưng trong sơ đồ nguyên lý thì các điểm này không cần thiết phải nối với nhau. Điều này người kỹ thuật viên phải tự hiểu. |
Các điểm cùng ký hiệu sẽ kết nối với nhau trong thực tế |
- Những điểm giao nhau mà kết nối trong thực tế thì phải đánh dấu chấm vào điểm giao nhau đó. |
Quy ước đọc mạch điện |
Phải thuộc các ký hiệu về nguồn điện và linh kiện điện tử Trong sơ đồ mạch điện người ta biểu thị sự kết nối các linh kiện thông qua các ký hiệu của nó. Nếu bạn không nắm vững các ký hiệu này biểu hiện cho linh kiện nào thì bạn chắc chắn không thể đọc và phân tích được mạch điện dù chỉ là một mạch điện đơn giản nhất. Người kỹ thuật viên điện tử phải biết được các ký hiệu về mass, ground, Vcc, nguồn điện một chiều, nguồn điện xoay chiều, bóng đèn, quạt.....và hàng nghìn ký hiệu linh kiện khác. |
Có hàng nghìn ký hiệu linh kiện điện tử mà một người học điện tử phải nhớ |
Phải nắm vững nhiều dạng mạch điện cơ bản Một người học điện tử không thể phân tích và đọc được sơ đồ mạch điện khi người đó không biết các mạch điện được xây dựng trên nguyên tắc nào ? Chúng được cấu thành từ những linh kiện gì ? Và tại sao các linh kiện đó lại được kết nối với nhau như thế mà không phải kết nối linh tinh ? Nếu chỉ học và nắm vứng linh kiện điện tử thì bạn cũng chỉ hiểu về linh kiện đó khi chúng đứng một mình. Trong mạch điện thì các linh kiện được kết nối với nhau theo một quy tắc nào đó để tạo thành một mạch chức năng theo ý muốn. Các mạch điện chức năng này thường là những mạch điện cơ bản như mạch nguồn, mạch dao động, mạch tạo xung, mạch tạo trễ, mạch kích, mạch khuếch đại, mạch so sánh, mạch công suất, mạch biến đổi tín hiệu.... Tức là chỉ từ những linh kiện rời rạc như transistor, điện trở, tụ điện, cuộn cảm mà nhờ có sự biến tấu về cách mắc mà chúng ta cũng những mạch điện chức năng trên. Người học điện tử cần phải nắm vững những mạch điện chức năng này. Ví dụ ở dưới đây bạn có thể thấy rõ là cùng một linh kiện là transistor nhưng ở một mạch thì nó làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu còn một mạch nó làm nhiệm vụ tạo dao động. Nếu người học điện tử không chịu học tập những mạch điện cơ bản này thì trong một sơ đồ mạch điện lớn sẽ không biết chia nhỏ để phân tích. |
Transistor trong mạch khuếch đại |
|
Transistor trong mạch dao động |
Phải hiểu và nắm vững về mạch kỹ thuật số và vi xử lý Các thiết bị điện tử ngày càng hiện đại và đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và vi xử lý rất nhiều . Do đó người học điện tử cơ bản cần phải biết về những ký hiệu của các cổng logic, những mạch điện cơ bản cho hệ thống vi xử lý như mạch dao động, mạch reset, mạch nguồn cho vi xử lý cũng như ký hiệu của các tín hiệu đưa vào vi xử lý. Một sơ đồ mạch điện phức tạp sẽ bao gồm các khối mạch tín hiệu tương tự Analog kết hợp với khối mạch tín hiệu số Digital để tạo thành một mạch điện hoàn chỉnh. Để minh họa cho điều đó các bạn có thể nhìn vào một sơ đồ mạch điện như dưới đây |
Mạch điện tương tự kết hợp với mạch điện tử số |
Như vậy qua bài viết này bạn cũng đã hiểu rằng muốn đọc được sơ đồ mạch điện hay cách phân tích mạch điện chuyên nghiệp thì phải nắm vững 4 yêu cầu nêu trên. Khi các bạn đã đủ kiến thức thì một quá trình đọc mạch điện mau lẹ sẽ tự nhiên hình thành trong bạn. Dưới đây là video về cách đọc và phân tích mạch điện mà bạn có thể quan tâm Email This BlogThis! Share to X Share to Facebook Share to Pinterest Labels: Học điện tử Location: Việt Nam 1 comment :
- Việc làm onlineApril 9, 2020 at 3:17 PM
Có bài nào nào nói tất cả mạch điện cở bản ko anh :D ?
ReplyDeleteRepliesReply
Add commentLoad more...
Có nhận xét mới
Home Subscribe to: Post Comments ( Atom )
Bạn cần tìm gì?
Đồng hồ vạn năng đáng mua nhất 2019
DANH MỤC BÀI VIẾT
- Amply -Audio (16)
- Bếp từ (24)
- Cảm biến (5)
- Công cụ (13)
- Học điện tử (38)
- Khóa học điện tử (4)
- Kỹ thuật số (12)
- Linh kiện học (27)
- Lò vi sóng (10)
- Mạch nguồn (12)
- Nồi cơm điện (15)
- Quạt điện (14)
- Sách hướng dẫn (3)
- Sản phẩm (5)
- Sửa điện tử (16)
- Thiết bị khác (2)
- Tin tức (3)
- Vi xử lý (5)
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU
- IC 74LS151- IC chọn kênh Mux hoạt động như thế nào
- Cuốn sách hướng dẫn cách sửa bếp từ chi tiết từ nguyên lý đến cấu tạo
- Cách đọc sơ đồ mạch điện và cách phân tích mạch điện
- Ic 7474-Ic Trigger D hoạt động như thế nào
- IC 7447-IC giải mã BCD ra led 7 thanh
- Nguyên lí hoạt động của nguồn xung kiểu Buck .
- Ic 7473-Ic Trigger JK hoạt động như thế nào
Tài liệu kiểm tra linh kiện chuyên sâu
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
Name Email
* Message
* Đồng hồ vạn năng bền bỉ
TÀI LIỆU SỬA BẾP TỪ CHUYÊN SÂU
BỘ TÀI LIỆU THỰC DỤNG.