CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ KĨ THUẬT TRÊN CẦN CÂU
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu, câu cá, đã không chỉ dừng lại ở 1 hình thức giải trí nữa mà đã trở thành 1 bộ môn thể thao vận động dã ngoại được nhiều người yêu thích. Cùng với đà phát triển đó thì cũng càng ngày càng có nhiều những hãng cần cần thâm nhập vào thị trường Việt Nam cung cấp vô số các loại cần câu khác nhau. Vì có nhiều loại như vậy lên việc lựa chọn cho mình 1 cây cần tốt cũng trở lên khó khăn khăn rất nhiều. Trong khuôn khổ bài viết này, nhằm giúp quý khách hàng dễ dàng lựa chọn cho mình 1 cây cần phù hợp với cách chơi của mình, HOA BAN CAMP xin giới thiệu các đọc thông số kĩ thuật trên cần câu cơ bản, nhằm giúp Quý Anh Chị dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ KỸ THUẬT TRÊN CẦN CÂU
Để dễ hiểu hơn, chúng tôi xin lấy ví dụ của cây cần Lure 4 Khúc HR Valley Hunter VHS-684L, như Quý Anh Chị có thể thấy ở dưới đây, trên thân cây cần có 1 số thông số như sau:
– Carbon Fiber: Chất liệu của cây cần, chính là carbon cường lực, ở 1 số mẫu cần khác thì vị trí có thể khác, và thông số cũng có thể là IM6, IM7, Nano,….
– Thông số: LINE 3-8Lb: Thông số này chính là để người sử dụng biết được loại dây, chính xác là kích cỡ chịu tải của dây được khuyến cáo sử dụng với cần để có được trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, nhờ đó mà ta cũng có thể gián tiếp biết được về khả năng chịu tải của cần. Trong quá trình tư vấn, chúng tôi nhận thấy rằng, đa số người sử dụng thường thích loại dây size lớn, mục đích là để đỡ xảy cá, tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, chúng tôi chân thành khuyên Quý Anh Chị nên lựa chọn những loại dây có kích thước và độ chịu tải phù hợp với cần, điều này sẽ giúp Quý Anh Chị bảo vệ cây cần của mình,đồng thời có được những trải nghiệm tốt nhất.
– Thông số Medium Heavy Action: Đây là thông số về độ cứng hoặc độ cong của cần, thông số này có thể thay đổi tùy theo hãng và loại cần, và chiều dài của cây cần, cùng 1 dòng cần, Action thay đổi theo độ dài. Về thông số này,sẽ có rất nhiều loại thay đổi từ UL, L, ML M, MH, H, XH……hoặc đối với hãng Shimano sẽ có bảng độ cứng riêng thay đổi từ AX, BX, CX,….Việc lựa chọn độ cứng của cây cần rất quan trọng,và nó phải cân bằng giữa độ cứng và độ cong, 2 chỉ số này hoàn toàn khác nhau và chúng tôi sẽ liệt kê bảng chỉ số ở dưới bài viết. 2 chỉ số này có quan hệ mật thiết với nhau, về lý thuyết, cần càng cứng thì độ cong càng kém và ngược lại.
Vậy nếu Quý Anh Chị mới bắt đầu chơi thì lên lựa chọn độ cứng như thế nào cho phù hợp? Với người mới bắt đầu chúng tôi khuyên quý khách lên chọn những cây cần có Action nằm trong khoảng M, ML hơi dẻo 1 chút, hoặc M trung bình và MH hơi cứng 1 chút… Khoảng M là khoảng yêu thích và được đại đa số người chơi sử dụng, những cây cần có Action này sẽ khá cân bằng giữa độ cứng và độ cong.
– Thông số Casting Weight, như hình là LURE 3.5-12g: Thông số này phản ánh sức nặng mồi, chì được khuyến cáo phù hợp với cây cần, trong trường hợp cây HR Valley Hunter VHS-684L này thì sức nặng được khuyến cáo là từ 3.5gram đến 12gram. Qua đó, khi sử dụng, việc sử dụng mồi hoặc chì phù hợp sẽ giúp bạn ném mồi xa nhất, chính xác nhất. Và an toàn nhất cho cây cần của Quý Anh Chị
Bằng việc đọc, hiểu chính xác những thông số này sẽ giúp Quý Anh Chị lựa chọn được những cây cần ưng ý, đồng thời trong quá trình sử dụng, việc sử dụng đúng với các tiêu chuẩn thông số kỹ thuật của cây cần sẽ giúp quý khách sử dụng 1 cách bền nhất, có những trải nghiệm tốt nhất.
Các thông số nói trên luôn chính xác ở những thương hiệu uy tín, đối với các loại hàng trôi nổi, các thông số trên có thể bị làm giả rất nhiều, Quý Anh Chị nên lựa chọn, mua ở những cửa hàng uy tín, tin tưởng.
BẢNG ĐỘ CỨNG VÀ CONG CỦA CẦN
Power: Sức mạnh – Nói đến độ cứng của cần câu khi kéo cá. Có nhiều cấp độ được ghi trên tài liệu kèm theo và thân cần như sau:
– UL (Ultralight): rất nhẹ – L (Light): Nhẹ – ML (Medium Light): Trung bình nhẹ – M (Medium): Trung bình – MH (Medium Heavy): Trung bình mạnh – H (Heavy): Mạnh – EH (Extra Heavy): Rất mạnh
Action: Độ cong của cần khi kéo cá. Có các cấp độ tăng dần:
– S (Slow): Chậm – M (Medium hay Moderate): Trung bình – MF (Medium Fast): Trung bình nhanh – R (Regular): Bình thường – F (Fast): Nhanh – EF (Extra Fast): Rất nhanh
Độ cong cũng phản ánh độ cứng của cần. Độ cong càng ít cần càng cứng. Về lý thuyết, cần càng ít cong (ví dụ như độ F hoặc EF) ném mồi càng chính xác. Lưỡi câu cũng xóc mạnh và nhanh hơn so với loại cần có độ cong S hoặc M.
CLICK ĐỂ XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM CẦN CÂU
Cần Máy Dọc
122 Sản phẩm
Cần Máy Ngang
81 Sản phẩm
XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC
Cách Đọc Thông Số Máy Câu
Dây Dù PE Braid – Hiện Tượng Nổ Dây Và Phương Pháp Thử Tải Dây Câu
Dây Leader Là Gì?
Những Thời Điểm Lý Tưởng Nhất Để Câu Cá
Daiwa LT – Light & Tough Là Gì & Cách Đọc Thông Số, Ký Hiệu Máy Câu
Từ khóa » độ Cứng Cần Câu 5h Là Gì
-
5H, 6H, 7H…trên Cần Câu Có ý Nghĩa Gì? - Thợ Câu Cá
-
Hiểu Về độ Cứng Của Cần Câu Tay Như Nào Là đúng?
-
Độ Cứng Cần Câu 5h Là Gì - Blog Của Thư
-
Phân Loại độ Cứng Của Cần Câu Tay. Ưu Nhược điểm Của Từng Loại
-
Tư Vấn Chọn Cần Câu Tay Gw Nào Tốt? độ Cứng Nào 4H, 5h Hay 6H 8H?
-
Cần Câu Tay 5h 450, Cần Câu đơn Siêu Cứng Dài 4.5m - Cancau24h
-
Độ Cứng Của Cần Câu Tay - Cần Hiểu Như Thế Nào Là đúng?
-
Độ Cứng 5h Là Gì
-
Hướng Dẫn đọc Thông Số Cần Câu Và Cách áp Dụng Trong Thực Tế
-
Độ Cứng Của Cần Câu Tay
-
5H, 6H, 7H...trên Cần Câu Có ý Nghĩa Gì?
-
Cần Câu 5H Là Gì
-
Top 14 Cần Câu 5h Là Gì 2022