Cách Đọc Thông Số Vỏ Lốp Xe Máy Đơn Giản, Chi Tiết Nhất

Nắm được cách đọc thông số lốp xe máy sẽ giúp quý khách chủ động hơn trong việc chọn lốp thay thế hoặc biết được tốc độ tối đa cho phép cũng như khả năng chịu tải của lốp xe để từ đó sử dụng xe máy an toàn, hiệu quả hơn.

Mục Lục

Toggle
  • Cách đọc thông số lốp xe máy
    • Cách đọc ký hiệu theo thông số chính
    • Cách đọc ký hiệu theo độ bẹt
  • Một số loại vỏ lốp xe máy thông dụng nhất hiện nay
    • Vỏ xe thể thao
    • Vỏ xe địa hình
    • Vỏ lốp xe phổ thông
    • Vỏ lốp xe đua
  • Tác hại từ việc sử dụng sai kích thước chuẩn của vành và vỏ lốp xe máy

Cách đọc thông số lốp xe máy

Tại Việt Nam nói riêng, có 2 cách chủ yếu để đọc thông số lốp xe máy đó chính là đọc ký hiệu theo thông số chính và cách thứ hai là đọc ký hiệu theo độ bẹt. Dưới đây, thợ khóa Đức Quang sẽ hướng dẫn quý khách cách đọc chi tiết.

Cách đọc ký hiệu theo thông số chính

Để dễ hiểu Đức Quang sẽ lấy một ví dụ cụ thể, với thông số ghi trên lốp là: 4.60 – L – 18 4PR, thì có nghĩa

  • 4.6 chính là bề rộng mặt ta lông của vỏ lốp xe (đơn vị: inch),
  • L chính là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép (đơn vị: km/h),
  • 18 chính là đường kính của vành xe (đơn vị inch),
  • 4PR là viết tắt của từ 4 Ply Rating, biểu thị cho số lớp bố bên trong lốp và khả năng chịu tải.

Lưu ý

(*) ngoài kí hiệu L thì trên lốp xe còn có các kí hiệu chữ khác như: M, N, P, Q tương ứng với tốc độ tối đa cho phép, cụ thể,

  • L – 120 km/h (74 mph)
  • M – 130 km/h (81 mph)
  • N – 140 km/h (87 mph)
  • P – 150 km/h (93 mph)
  • Q – 160 km/h (99 mph)
  • R – 170 km/h (105 mph)
  • S – 180 km/h (112 mph)
  • T – 190 km/h (118 mph)
  • U – 200km/h (124 mph)
  • H – 210 km/h (130 mph)
  • V – 240 km/h (149 mph)
  • W – 270 km/h (168 mph)
  • Y – 300 km/h (186 mph)
  • Z – trên 240 km/h (149 mph).

Cách đọc ký hiệu theo độ bẹt

Để dễ hiểu, Đức Quang sẽ lấy tiếp một ví dụ: 100/70 – 17 M/C 49P, kí hiệu này có nghĩa như sau,

Cách đọc kí hiệu lốp xe máy theo độ bẹt

Cách đọc kí hiệu lốp xe máy theo độ bẹt

  • 100 chính là bề rộng của vỏ lốp xe (đơn vị tính: mm),
  • 70 chính % chiều cao của lốp so với bề rộng của lốp (đơn vị tính: mm),
  • 17 chính là đường kính danh nghĩa của vành (đơn vị tính inch),
  • M/C: viết tắc của từ MotorCycle cho biết đây là loại lốp dành cho xe máy,
  • 48 chính là kí hiệu cho khả năng chịu tải. Chỉ số này được quy định theo bảng dưới đây,
Chỉ số chịu tải của lốp xe máy

Chỉ số chịu tải của lốp xe máy

P chính là tốc độ tối đa cho phép. Theo quy ước thì P chỉ ra rằng lốp này có thể vận hành ở tốc độ tối đa 150 Km/h. Ngoài P thì còn một số chữ cái đại diện như: L, M, N, Q, R, … mà Đức Quang vừa chia sẻ ở phần trên.

Một số loại vỏ lốp xe máy thông dụng nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại vỏ lốp xe máy, tùy thuộc vào khả năng tài chính, nhu cầu cũng như mục đích sử dụng mà khi thay thế vỏ lốp xe máy quý khách sẽ lựa chọn những loại vỏ khác nhau.

Vỏ xe thể thao

Loại vỏ lốp xe máy này có hoa văn nhỏ cạn, bề mặt tiếp xúc với đường khá lớn, khả năng bám đường tốt, gôm dẻo, mau mòn.

Vỏ xe địa hình

Loại vỏ lốp xe này có hoa vân 90 độ tạo thành hình khối từ đó giảm độ trượt dài, trượt ngang và tăng độ bám. Loại vỏ lốp xe này rất thích hợp cho các loại địa hình đường đất sình lầy, bùn nhão, tuyết.

Vỏ lốp xe máy địa hình

Vỏ lốp xe máy địa hình

Vỏ lốp xe phổ thông

Loại vỏ lốp xe này có hoa vân lớn, có rãnh ở giữa thích hợp cho các loại mặt đường bê tông, trải nhựa, giảm sức cản lăn và trượt của vỏ.

Vỏ lốp xe đua

Loại vỏ lốp xe này không có hoa vân, độ bám đường rất cao và bề mặt tiếp xúc với mặt đường rất lớn. Theo khuyến cáo, loại vỏ lốp xe này chỉ nên sử dụng ở mặt đường đua khô ráo.

Tác hại từ việc sử dụng sai kích thước chuẩn của vành và vỏ lốp xe máy

Việc sử dụng vành và vỏ lốp xe máy theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật mà nhà sản xuất yêu cầu không chỉ giúp xe máy vận hành êm ái, tăng độ bền mà còn giảm tỉ lệ tai nạn trong quá trình di chuyển.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nếu sử dụng sai kích thước tiêu chuẩn của vành và vỏ lốp xe máy thì điều gì sẽ xảy ra?. Dưới đây là 2 trường hợp phổ biến nhất.

Trường hợp vành > vỏ

Trường hợp này sẽ gây tình trạng vỏ xe bị toạc ra hơn mức thiết kế quy định và thực sự nguy hiểm khi quý khách sử dụng xe ở tốc độ cao.

Trường hợp vành < vỏ

Trường hợp này dân chuyên môn gọi là “bó vỏ xe” tức là size vành quá nhỏ so với vỏ xe. Từ đó khiến vỏ xe không thể bung hết và làm giảm bề mặt tiếp xúc với mặt đường.

Trên đây thợ khóa Đức Quang vừa hướng dẫn quý khách cách đọc thông số lốp xe máy cũng như chia sẻ một số loại vỏ lốp xe máy thông dụng nhất hiện nay. Nếu thấy bài viết hữu ích đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng đọc nhé.

Từ khóa » Cách Tính Kích Thước Lốp Xe Máy