Cách đọc Và Viết Lăm/năm, Tư/bốn, Mốt/một… đọc Và Viết Như Thế ...

Trong toán học, số tự nhiên là tập hợp các dãy số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9…và được ký hiệu là N. Số tự nhiên bé nhất là 0.

Nếu số tự nhiên đứng một mình thì bạn có thể viết đọc quá đơn giản. Nhưng khi đứng hàng nghìn, hàng đơn vị đặc biệt trên những hóa đơn giá trị gia tăng rất hay có dãy số này thì đọc các số tự nhiên này như thế nào mới chính xác. Điều này không chỉ là băn khoăn của người lớn mà các em học sinh khối tiểu học cũng thắc mắc.

Phần lớn nhiều người chúng ta chưa nắm được quy tắc về đọc, viết chữ số tùy trường hợp có 2 cách đọc như: 1 (một hay mốt), 4 (bốn hay tư), 5 (năm hay lăm) nên có sự thắc mắc và tranh cãi về việc đọc. Những kiến thức này tuy đã được học từ cấp tiểu học nhưng do chưa thực sự để ý những điều nhỏ này hoặc do kiến thức đã quá lâu khiến chúng ta nhầm lẫn. Trong bài viết dưới đây, Quản trị mạng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách phát âm sao cho đúng dãy số tự nhiên. Mời bạn đọc tham khảo.

Phần 1: Cách đọc số tự nhiên

Để đọc được số tự nhiên chính xác, việc đầu tiên chúng ta cần tách dãy số ra thành các lớp, mỗi lớp có 3 hàng theo thứ tự từ trái sang phải. Khi đọc bạn kết hợp giữa đọc số cũng như tên lớp.

Ví dụ:

537 797 686

Triệu nghìn đơn vị.

Đọc là: Năm trăm ba bảy triệu bảy trăm chín bảy nghìn sáu trăm tám sáu.

Như vậy muốn đọc đúng thì phải nắm được cách đọc số có 3 chữ số. Đọc số đúng mới khắc phục được hiện tượng viết sai chính tả.

1. Trường hợp số tận cùng là 1

Nếu số tận cùng là 1 chúng ta sẽ có hai cách đọc cơ bản là “mốt” và “một”

Trường hợp 1: 1 đọc là “một” khi số hàng chục bằng hoặc nhỏ hơn 1

Ví dụ:

501: năm trăm linh một

911: chín trăm mười một

67811: sáu mươi bảy nghìn tám trăm mười một

Trường hợp 2: 1 đọc là “mốt” khi khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9.

(đọc là “mốt” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước).

Ví dụ:

891: Tám trăm chín mốt

689121: Sáu trăm tám mươi chín nghìn một trăm hai mươi mốt

2. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4

Trường hợp 1: Chúng ta sẽ đọc là “bốn” khi số tận cùng của dẫy số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.

Ví dụ:

6704: Sáu nghìn bảy trăm lẻ bốn

89514: Tám mươi chín nghìn năm trăm mười bốn.

Trường hợp 2: Đọc là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2 hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 9.

(Khi đọc “tư” chúng ta nên kết hợp với “mươi” liền trước trong câu)

Ví dụ:

324: Ba trăm hai mươi tư. (Ba trăm hai mươi bốn)

1944: Một nghìn chín trăm bốn mươi tư. (Một nghìn chín trăm bốn mươi bốn)

678934: Sáu trăm bảy mươi tám nghìn chín trăm ba mươi tư

(* Lưu ý: Có thể đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 2 hoặc 4).

3. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 5

Mười năm = thời hạn = Ten Year Do đó, để phân biệt giữa số đếm và đơn vị chức năng đo thời hạn, người ta sử dụng từ ” lăm ” và ” năm ” để đọc những số có tận cùng là 5 ở hàng đơn vị chức năng . Trong trường hợp viết số tiền có tận cùng là số 5 thì sẽ có hai cách đọc là ” lăm ” và ” năm ” như sauhttps://www.high-endrolex.com/6

Trường hợp 1: Đọc là “năm” khi hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” liền sau.

Ví dụ:

78905: Bảy mươi tám nghìn chín trăm lẻ năm

505155: Năm trăm linh năm nghìn một trăm năm mươi lăm.

Trường hợp 2: Viết là “lăm” nếu chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9.

(đọc là “lăm” khi kết hợp với từ “mươi” hoặc “mười” liền trước).

Ví dụ:

9845: Chín nghìn tám trăm bốn mươi lăm

5555: Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm

98675: Chín mươi tám nghìn sáu trăm bảy mươi lăm

– Cách đọc số 5 trong toán học

Mời các bạn tham khảo cách đọc một vài số có chữ ố 5.

5: Năm

15: Mười lăm

25: Hai mười lăm

50: Năm mươi

55: Năm mươi lăm

505: Năm trăm linh (lẻ) năm

515: Năm trăm mười lăm

1005: Một nghìn không trăm linh năm

1025: Một nghìn không trăm hai mươi lăm

1500: Một nghìn năm trăm

5.525.000: Năm triệu, năm trăm hai mươi lăm nghìn

5.025.110: Năm triệu, không trăm hai mươi lăm nghìn, một trăm mười

555.555: Năm trăm năm mươi lăm nghìn, năm trăm năm mươi lăm

505.515: Năm trăm linh năm nghìn, năm trăm mười lăm

1.505.555.005: Một tỷ, năm trăm linh năm triệu, năm trăm năm mươi lăm nghìn, không trăm linh năm.

Ví dụ về Mười Lăm Hay Mười Năm

Câu trả lời đúng: – Nếu nói về con số 15 là mười lăm là đúng chính tả tiếng Việt. – Nếu nói về 10 năm (ten year) thì mười năm là đúng chính tả tiếng Việt.

Bởi vì: Lăm ở đây là danh từ, chỉ khoanh thịt cắt ra ở cổ bò hay cổ lợn đã làm thịt hoặc cũng có thể là năm (chỉ dùng để đếm, sau số hàng chục). Ví dụ: Mười lăm, Ba lăm, Bốn lăm. Từ này, mọi người còn dùng từ nhăm để thay thế. Ví dụ. Bốn mươi nhăm, bốn nhăm…

Còn năm cũng là danh từ, chỉ khoảng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt trời, bằng 365 ngày 5 giờ 48 phút 40 giây, tức là khoảng thời gian mười hai tháng. Ví dụ: Sinh viên năm nhất, năm nay là năm Nhâm Dần. Bên cạnh đó, năm còn là số 5 (ghi bằng 5) liền sau số bốn trong dãy số tự nhiên. Ví dụ bé đã được năm tuổi, nhà có năm người, năm mươi bảy…

Do đó, nếu nói đến số thứ tự thì mười lăm là cách viết đúng chính tả. Do đó, các bạn làm kế toán hay liên quan tới con số thì cẩn thận chú ý điều này, viết là mười lăm thay vì mười năm.

Ví dụ tiếp theo về năm mươi năm hay năm mươi lăm

Số 5 đọc và viết là “NĂM”, số 50: “Năm mươi”;… Số 15 đọc và viết là “Mười lăm” là đúng chính tả tiếng Việt mà không phải là “Mười năm”

Cứ khi số 5 ở hàng đơn vị thì đều đọc là “LĂM” (25, 55, 555, v.v…), trừ các trường hợp: 105, 205, 5505….thì đọc là “linh năm” hoặc “lẻ năm”. Ngoài ra, từ 25 đến 95 thì còn có thể đọc là “hai nhăm”…”chín nhăm”, tuy nhiên đây là cách đọc nhưng viết vẫn là “…mươi lăm”. Vậy tại sao đọc và nhất là khi viết thì lại “LĂM” mà không phải là “NĂM” hay “NHĂM”?

Có thể có các đáp án sau: 1. Đây là ảnh hưởng của việc nói ngọng phụ âm “L” và “N”. Lâu dần, trải qua thời gian và được chấp nhận như một chuẩn mực. 2. “Lăm” để khi đọc số đi liền với năm tháng dễ nghe hơn (VD: 1555 năm đọc là: Một nghìn năm trăm năm mươi lăm năm). Nhưng nếu là phương án này thì tại sao không dùng “Nhăm” với tất cả các trường hợp luôn thể nhỉ (15 đọc là “mười nhăm” thì cũng được chứ sao)? 3. Cả hai lý do trên đều đúng. 4. Cách giải thích khác.

Phần 2: Cách viết số tự nhiên

Để viết đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách viết số:

– Viết số theo từng lớp (từ trái sang phải).

– Viết đúng theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp.

1. Viết số theo lời đọc cho trước

– Xác định các lớp. (chữ chỉ tên lớp).

– Xác định số thuộc lớp đó. (nhóm chữ bên trái tên lớp).

(Lưu ý: khi đọc số không đọc tên lớp đơn vị nên nhóm chữ bên phải lớp nghìn là nhóm chữ ghi lời đọc số thuộc lớp đơn vị.).

Ví dụ: Viết số sau:

– Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy.

=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:

– Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy.

56 (tên lớp) 912 (tên lớp) 347

=> Viết số: 56 912 347

Ví dụ:

+ Viết số, biết số đó gồm: 1 trăm triệu, 8 triệu, 5 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 nghìn, 9 chục và 8 đơn vị.

=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:

+ Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé.

trăm triệu chục triệu triệu trăm nghìn chục nghìn nghìn trăm chục đơn vị

1 0 8 5 6 3 0 9 8

1 trăm triệu 8 triệu 5 trăm nghìn 6 chục nghìn 3 nghìn 9 chục 8 đơn vị.

+ Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị tương ứng.

=> Viết số: 108 563 098

2. Cách viết đọc số tự nhiên của chuyên ngành thuế

Để đọc đúng số tự nhiên thì phải nắm được cách đọc số như sau:

+ Đọc số thành từng lớp, mỗi lớp có 3 hàng từ trái sang phải

+ Đọc số dựa vào cách đọc số kết hợp với đọc tên lớp

Ví dụ:

Đọc là: Năm trăm bốn mươi bảy triệu tám trăm chín mươi hai nghìn bảy trăm năm mươi tám

Như vậy muốn đọc đúng thì phải nắm được cách đọc số có 3 chữ số. Đọc số đúng mới khắc phục được hiện tượng viết sai chính tả.

Phần lớn các bạn kế toán, bạn đọc chưa nắm được quy tắc về đọc, viết chữ số tùy trường hợp có 2 cách đọc như: 1 (một hay mốt), 4 (bốn hay tư), 5 (năm hay lăm) nên có sự thắc mắc và tranh cãi về việc đọc và viết.

– Trường hợp số tận cùng là 1

Số tận cùng là 1 có hai cách đọc là “mốt” và “một”. cách đọc tuân theo quy tắc sau:

– Số 1 đọc là “ một” khi chữ số hàng chục bằng hoặc nhỏ hơn 1

Ví dụ:

301: ba trăm linh một

711: bảy trăm mười một

456901: bốn trăm năm mươi sáu nghìn chín trăm linh một

– Số 1 đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục bằng hoặc lớn hơn 2

Ví dụ:

731: bảy trăm ba mươi mốt

966751: chín trăm sáu mươi sáu nghìn bày trăm năm mươi mốt

– Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4

Số tận cùng là 4 có hai cách đọc là “bốn” và “tư”, cách đọc tuân theo quy tắc sau:

– Số 4 đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng hoặc nhỏ 1

Ví dụ:

46704: bốn mươi sáu nghìn bảy trăm linh bốn

325614: ba trăm hai mươi năm nghìn sáu trăm mười bốn

98767804: chín mươi tám triệu bảy trăm sáu mươi bảy nghìn tám trăm linh bốn

– Số 4 đọc là “tư” khi chữ số hàng chục bằng hoặc lớn hơn 2

Ví dụ:

547864: năm trăm bốn mươi bảy nghìn tám trăm sáu mươi tư

312908674: ba trăm mười hai triệu chín trăm linh tám nghìn sáu trăm bảy mươi tư

Lưu ý: 4 có thể đọc là “tư” và “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 2 hoặc bằng 4 đều có thể chấp nhận.

Ví dụ:

324: ba trăm hai mươi bốn hoặc ba trăm hai mươi tư

744: bảy trăm bốn mươi bốn hoặc bảy trăm bốn mươi tư

– Trường hợp chữ số tận cùng là 5

Số tận cùng là 5 có hai cách đọc là “lăm” và “năm”, cách đọc tuân theo quy tắc sau:

– Số 5 đọc là “lăm” khi chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9, bằng hoặc nhỏ hơn 9

Ví dụ:

1125: một nghìn một trăm hai mươi lăm

10395: mười nghìn ba trăm chín mươi lăm

– Số 5 đọc là “năm” khi chữ số hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” liền sau

Ví dụ:

9705: Chín nghìn bảy trăm linh năm

987546: Chín trăm tám mươi bảy nghìn năm trăm bốn mươi sáu

506455: Năm trăm linh sáu nghìn bốn trăm năm mươi lăm

3. Cách viết số

Để viết đúng được số thì cần phải nắm được cách viết, viết số tuân thủ nguyên tắc sau:

– Viết số theo từng lớp từ trái qua phải

– Viết đúng theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp

3.1. Viết số theo lời đọc trước

– Xác định các lớp

– Xác định số thuộc lớp đó

Ví dụ:

19612730: Mười chín triệu sáu trăm mười hai nghìn bảy trăm ba mươi

3.2. Viết số theo cấu tạo số cho trước

– Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé

– Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị

– Viết số

Lưu ý:

– Một số kế toán thường ghi số tiền, sau đó + đồng “chẵn”.

Ví dụ: 990.000 ghi là chín trăm chín mươi nghìn đồng chẵn >>> trên thực tế, việc ghi “chẵn” là để tránh gian lận nhưng viết như vậy là không đúng, từ “đồng” đứng sau cùng đã đủ để tránh gian lận nên kế toán nào đang viết chữ “chẵn” có thể bỏ cách viết cũ đi. Tất nhiên là trong trường hợp hóa đơn đã viết theo cách viết này đều vẫn được Thuế chấp nhận, bạn chỉ cần thay đổi sau khi đọc bài viết này để chỉnh lại cho đúng chuẩn.

Kết luận: Trên đây là cách đọc và viết lăm/năm, tư/bốn, mốt/một… đúng trong dãy số tự nhiên. Bạn tham khảo để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra trong cuộc sống nhé.

Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Ba Mươi Lăm Triệu đồng