Cách đọc Và ý Nghĩa Của Các Chỉ Số đo Chức Năng Hô Hấp - Sức Khỏe

Nội dung:
  • 1. Các chỉ số về dung tích hô hấp
  • 2. Các chỉ số về thể tích hô hấp
  • 3. Các chỉ số về lưu lượng thở

Đo chức năng hô hấp là phương pháp dùng để chẩn đoán và đánh giá các bệnh lý hô hấp. Phương pháp này sẽ ghi nhận các thông số hô hấp liên quan đến hoạt động của phổi. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở để đánh giá các hội chứng rối loạn thông khí. Vậy các chỉ số trong đo chức năng hô hấp có ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Các chỉ số về dung tích hô hấp

Dung tích hô hấp là chỉ số đầu tiên cần chú ý trong đo chức năng hô hấp. Các chỉ số cơ bản trong dung tích hô hấp gồm có:

- Dung tích sống (VC hoặc SVC): Dung tích sống là thể tích tối đa có thể huy động được trong một lần hô hấp. Chỉ số này cho thấy khả năng đáp ứng của cơ thể về mặt hô hấp đối với các hoạt động gắng sức. Dung tích sống thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi và bệnh lý. Cụ thể, VC của nam sẽ cao hơn nữ, tăng lên nhờ tập luyện, thấp hơn ở người lớn tuổi và người mắc các căn bệnh về phổi và ngực.

- Dung tích sống thở mạnh mẽ (FVC): Là thể tích khi thu được khi thở ra nhanh, hết sức sau khi hít vào thật sâu. Ở người bình thường, chỉ số FVC thường thấp hơn so với chỉ số VC.

- Dung tích hít vào (IC): Là chỉ số cho thấy khả năng hô hấp thích ứng với như cầu tăng lượng oxy của cơ thể. Đối với người bình thường, dung tích hít vào thường dao động từ 2000 ml đến 2500 ml.

- Dung tích cặn (FRC): Dung tích cặn chức năng bình thường sẽ rơi vào khoảng 2000-3000 ml.

- Dung tích toàn phổi (TLC): Dung tích toàn phổi là chỉ số thể hiện khả năng chứa đựng của phổi. Dung tích toàn phổi của người bình thường là khoảng 5 lít.

  • Tham khảo thêm

    8 lời khuyên giúp bảo vệ phổi khi trời lạnh

2. Các chỉ số về thể tích hô hấp

Bên cạnh dung tích, thể tích hô hấp cũng là chỉ số được thể hiện trên kết quả đo chức năng hô hấp. Các chỉ số về thể tích trong xét nghiệm kiểm tra đo chức năng hô hấp gồm có:

- Thể tích khí lưu thông (TV): Là lượng khí lưu thông trong một lần hít vào và thở ra bình thường. Thể tích khí lưu thông ở một người trưởng thành là khoảng 500 ml.

- Thể tích dự trữ hít vào (IRV): Là thể tích khí được hít vào thêm sau khi hít vào bình thường. Ở người bình thường, IRV thường chiếm khoảng 56% dung tích sống, tương ứng với 1500-2000 ml.

- Thể tích dự trữ thở ra (ERV): Là thể tích khí được thở ra tối đa sau khi thở ra bình thường. Đối với người bình thường, ERV thường chiếm khoảng 32% dung tích sống, tương ứng với 1100-1500 ml.

- Thể tích cặn (RV): Đây là thể tích được đo theo nguyên tắc pha loãng khí, thường là khi nitơ hoặc heli. Thông thường, thể tích cặn ở người bình thường sẽ dao động từ 1000 đến 1200 ml.

3. Các chỉ số về lưu lượng thở

Lưu lượng thở là chỉ số cuối cùng cần lưu ý khi đo chức năng hô hấp. Lưu lượng thở chính là lượng thể tích khí được huy động trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thường được sử dụng là lít/ phút hoặc lít/ giây. Chúng sẽ cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu cơ thể và sự thông thoáng của đường dẫn khí. Các chỉ số về lưu lượng thở thường gặp là:

- Lưu lượng thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên (FEV1): Đây là lượng thể tích không khí có thể thổi ra trong giây đầu tiên của thì thở ra. Người bình thường có thể thổi ra hầu hết lượng không khí trong phổi trong vòng 1 giây.

- Lưu lượng đỉnh (PEF): Lưu lượng đỉnh là lưu lượng khí ra khỏi phổi khi thở ra tối đa. Chỉ số này phụ thuộc vào lực do cơ thở ra sản sinh và khẩu kính của đường thở trong thì thở ra.

- Lưu lượng thông khí phế nang: Là chỉ số cho biết mức không khí trao đổi ở các phế nang trong vòng 1 phút. Không khí thở ra là sự hòa trộn của không khí trong các phế nang có trao đổi khí với máu và không khí đựng trong đường dẫn khí không trao đổi khí với máu ("khoảng chết" của bộ máy hô hấp).

Đo chức năng hô hấp là kỹ thuật có thể được thực hiện tại nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chính xác, bạn nên lựa chọn các bệnh viện, phòng khám uy tín.

Các kiểm tra và xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh viêm phổi

Từ khóa » Cách đo Dung Tích Sống