Cách đọc, Viết đúng Số Tự Nhiên, Chữ Số La Mã
Có thể bạn quan tâm
Cách đọc, viết đúng số tự nhiên, số La Mã
- I. Định nghĩa Số tự nhiên
- II. Đọc số tự nhiên
- III. Viết số tự nhiên
- IV. Quy tắc giá trị phụ thuộc vị trí
- V. Chữ số La Mã
- VI. Giáo án bài giảng cấp tiểu học
- 1. Giáo án Stem
- 2. Giáo án bài giảng điện tử
Cách đọc, viết đúng số tự nhiên với các hướng dẫn chi tiết cụ thể cho từng trường hợp giúp các em học sinh rèn kỹ năng đọc viết số tự nhiên theo cấu tạo lớp, hàng, đơn vị. Mời các em cùng cùng các thầy cô tham khảo chi tiết.
- 62 bài Toán về số tự nhiên và chữ số - Có đáp án
- Bài tập ôn hè Toán lớp 4: Ôn tập về số tự nhiên
I. Định nghĩa Số tự nhiên
Trong toán học, các số tự nhiên là các số 0, 1, 2, 3, 4, 5,... Nhìn chung, định nghĩa đầu thường được dùng trong lý thuyết số, trong khi định nghĩa sau được thích dùng hơn trong lý thuyết tập hợp và khoa học máy tính.
Số tự nhiên được dùng với hai mục đích chính: chúng có thể được dùng để đếm và có thể dùng để sắp xếp thứ bậc,
II. Đọc số tự nhiên
Để đọc đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách đọc số:
- Tách số thành các lớp, mỗi lớp 3 hàng theo thứ tự từ phải sang trái.
- Đọc số dựa vào cách đọc số có ba chữ số kết hợp với đọc tên lớp đó (trừ lớp đơn vị).
Ví dụ:
Số: 123 456 789
triệu nghìn đơn vị
Đọc số: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi chín.
1. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 1
- Đọc là “một” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.
Ví dụ:
201: Hai trăm linh một.
811: Tám trăm mười một.
6827901: Sáu triệu tám trăm hai mươi bảy nghìn chín trăm linh một.
- Đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(đọc là “mốt” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước).
Ví dụ:
6381: Sáu nghìn ba trăm tám mươi mốt.
50621: Năm mươi nghìn sáu trăm hai mươi mốt.
608561: Sáu trăm linh tám nghìn năm trăm sáu mươi mốt.
2. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4
- Đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.
Ví dụ:
3204: Ba nghìn hai trăm linh bốn.
89514: Tám mươi chín nghìn năm trăm mười bốn.
6281304: Sáu triệu hai trăm tám mươi mốt nghìn ba trăm linh bốn.
- Đọc là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(đọc là “tư” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước).
Ví dụ:
324: Ba trăm hai mươi tư. (Ba trăm hai mươi bốn)
1944: Một nghìn chín trăm bốn mươi tư. (Một nghìn chín trăm bốn mươi bốn)
9764: Chín nghìn bảy trăm sáu mươi tư.
(* Lưu ý: Có thể đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 2 hoặc 4).
3- Trường hợp số có chữ số tận cùng là 5
- Đọc là “lăm” khi chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(đọc là “lăm” khi kết hợp với từ “mươi” hoặc “mười” liền trước).
Ví dụ:
1115: Một nghìn một trăm mười lăm.
5555: Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm.
20395: Hai mươi nghìn ba trăm chín mươi lăm.
- Đọc là “năm” khi hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” liền sau.
Ví dụ:
6805: Sáu nghìn tám trăm linh năm.
687586: Sáu trăm tám mươi bảy nghìn năm trăm tám mươi sáu.
505155: Năm trăm linh năm nghìn một trăm năm mươi lăm.
III. Viết số tự nhiên
Để viết đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách viết số:
- Viết số theo từng lớp (từ trái sang phải).
- Viết đúng theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp.
1- Viết số theo lời đọc cho trước
- Xác định các lớp. (chữ chỉ tên lớp).
- Xác định số thuộc lớp đó. (nhóm chữ bên trái tên lớp).
(Lưu ý: khi đọc số không đọc tên lớp đơn vị nên nhóm chữ bên phải lớp nghìn là nhóm chữ ghi lời đọc số thuộc lớp đơn vị.).
Ví dụ: Viết số sau:
- Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy.
=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:
- Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy.
56 (tên lớp) 912 (tên lớp) 347
=> Viết số: 56 912 347
Ví dụ:
+ Viết số, biết số đó gồm: 1 trăm triệu, 8 triệu, 5 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 nghìn, 9 chục và 8 đơn vị.
=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:
+ Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé.
trăm triệu chục triệu triệu trăm nghìn chục nghìn nghìn trăm chục đơn vị
1 0 8 5 6 3 0 9 8
1 trăm triệu 8 triệu 5 trăm nghìn 6 chục nghìn 3 nghìn 9 chục 8 đơn vị.
+ Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị tương ứng.
=> Viết số: 108 563 098
Cách viết đọc số tự nhiên của chuyên ngành thuế
Để đọc đúng số tự nhiên thì phải nắm được cách đọc số như sau:
+ Đọc số thành từng lớp, mỗi lớp có 3 hàng từ trái sang phải
+ Đọc số dựa vào cách đọc số kết hợp với đọc tên lớp
Ví dụ:
Đọc là: Năm trăm bốn mươi bảy triệu tám trăm chín mươi hai nghìn bảy trăm năm mươi tám
Như vậy muốn đọc đúng thì phải nắm được cách đọc số có 3 chữ số. Đọc số đúng mới khắc phục được hiện tượng viết sai chính tả.
Phần lớn các bạn kế toán, bạn đọc chưa nắm được quy tắc về đọc, viết chữ số tùy trường hợp có 2 cách đọc như: 1 (một hay mốt), 4 (bốn hay tư), 5 (năm hay lăm) nên có sự thắc mắc và tranh cãi về việc đọc và viết.
1.1. Trường hợp số tận cùng là 1
Số tận cùng là 1 có hai cách đọc là “mốt” và “một”. cách đọc tuân theo quy tắc sau:
- Số 1 đọc là “ một” khi chữ số hàng chục bằng hoặc nhỏ hơn 1
Ví dụ:
301: ba trăm linh một
711: bảy trăm mười một
456901: bốn trăm năm mươi sáu nghìn chín trăm linh một
- Số 1 đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục bằng hoặc lớn hơn 2
Ví dụ:
731: bảy trăm ba mươi mốt
966751: chín trăm sáu mươi sáu nghìn bày trăm năm mươi mốt
1.2. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4
Số tận cùng là 4 có hai cách đọc là “bốn” và “tư”, cách đọc tuân theo quy tắc sau:
- Số 4 đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng hoặc nhỏ 1
Ví dụ:
46704: bốn mươi sáu nghìn bảy trăm linh bốn
325614: ba trăm hai mươi năm nghìn sáu trăm mười bốn
98767804: chín mươi tám triệu bảy trăm sáu mươi bảy nghìn tám trăm linh bốn
- Số 4 đọc là “tư” khi chữ số hàng chục bằng hoặc lớn hơn 2
Ví dụ:
547864: năm trăm bốn mươi bảy nghìn tám trăm sáu mươi tư
312908674: ba trăm mười hai triệu chín trăm linh tám nghìn sáu trăm bảy mươi tư
Lưu ý: 4 có thể đọc là “tư” và “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 2 hoặc bằng 4 đều có thể chấp nhận.
Ví dụ:
324: ba trăm hai mươi bốn hoặc ba trăm hai mươi tư
744: bảy trăm bốn mươi bốn hoặc bảy trăm bốn mươi tư
1.3. Trường hợp chữ số tận cùng là 5
Số tận cùng là 5 có hai cách đọc là “lăm” và “năm”, cách đọc tuân theo quy tắc sau:
- Số 5 đọc là “lăm” khi chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9, bằng hoặc nhỏ hơn 9
Ví dụ:
1125: một nghìn một trăm hai mươi lăm
10395: mười nghìn ba trăm chín mươi lăm
- Số 5 đọc là “năm” khi chữ số hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” liền sau
Ví dụ:
9705: Chín nghìn bảy trăm linh năm
987546: Chín trăm tám mươi bảy nghìn năm trăm bốn mươi sáu
506455: Năm trăm linh sáu nghìn bốn trăm năm mươi lăm
2. Cách viết số
Để viết đúng được số thì cần phải nắm được cách viết, viết số tuân thủ nguyên tắc sau:
- Viết số theo từng lớp từ trái qua phải
- Viết đúng theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp
2.1. Viết số theo lời đọc trước
- Xác định các lớp
- Xác định số thuộc lớp đó
Ví dụ:
19612730: Mười chín triệu sáu trăm mười hai nghìn bảy trăm ba mươi
2.2. Viết số theo cấu tạo số cho trước
- Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé
- Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị
- Viết số
Lưu ý:
- Một số kế toán thường ghi số tiền, sau đó + đồng “chẵn”.
Ví dụ: 990.000 ghi là chín trăm chín mươi nghìn đồng chẵn >>> trên thực tế, việc ghi “chẵn” là để tránh gian lận nhưng viết như vậy là không đúng, từ “đồng” đứng sau cùng đã đủ để tránh gian lận nên kế toán nào đang viết chữ "chẵn" có thể bỏ cách viết cũ đi. Tất nhiên là trong trường hợp hóa đơn đã viết theo cách viết này đều vẫn được Thuế chấp nhận, bạn chỉ cần thay đổi sau khi đọc bài viết này để chỉnh lại cho đúng chuẩn.
IV. Quy tắc giá trị phụ thuộc vị trí
• Từ cách đọc và cách viết số nêu trên ta thấy : Cùng một chữ số nhưng nếu đứng ở các vị trí khác nhau thì có giá trị khác nhau.
• Chẳng hạn trong số 444 :
Chữ số 4 bên trái chỉ 4 trăm.
Chữ số 4 bên phải chỉ 4 đơn vị.
Còn chữ số 4 ở giữa lại chỉ 4 chục.
• Như vậy ta có :
3 046 854 = 3 triệu + 0 trăm nghìn + 4 chục nghìn + 6 nghìn + 8 trăm + 5 chục + 4 đơn vị
• Tương tự ta có :
35 876 = 3 x 10 000 + 5 x 1000 + 8 x 100 + 7 x 10 + 6 903 = 9 x 100 + 0 x 10 + 3 (= 900 + 3)
V. Chữ số La Mã
a) Cách Viết Số La Mã Đúng Nhất
- Có 7 chữ số La Mã cơ bản:
+ I = 1
+ V = 5
+ X = 10
+ L = 50
+ C = 100
+ D = 500
+ M = 1000
- Trong hệ thống số La Mã, không có số 0.
- Nguyên tắc khi viết số La Mã:
+ Thêm vào bên phải chữ số gốc nghĩa là ta cộng thêm giá trị cho chữ số ban đầu, tuy nhiên ta không được thêm quá 3 lần.
Chẳng hạn: Ta có thể thêm vào bên phải chữ số V = 5 như sau: VI = 6; VII = 7; VIII = 8; không thể viết VIIII.
+ Thêm vào bên trái chữ số gốc nghĩa là giảm bớt đi giá trị cho chữ số đó và các chữ số chỉ được viết 1 lần.
Chẳng hạn: - Ta có thể viết I = 1 vào trước V = 5 => IV = 4
- Không thể viết: IIV
*Lưu Ý:
+ Các chữ số I, X, C, M không lặp quá ba lần liên tiếp
+ Các chữ số V, L, D không lặp lại quá một lần
+ Một trong số 7 chữ số cơ bản được lặp lại 2 hoặc 3 lần thể hiện giá trị của chúng gấp 2 hoặc gấp 3 lần. Ví dụ: I = 1; II = 2; III = 3
*Ví Dụ : Viết các số sau thành các số La Mã: 24, 1994, 2014, 2018
Hướng dẫn: Cách viết các số lần lượt như sau: XXIV; MCMXCIV; MMXIV; MMXVIII
b) Đọc Số La Mã Như Thế Nào Cho Chuẩn?
Để đọc đúng được chữ số La Mã, trước hết bạn cần nắm vững các quy tắc viết số La Mã như trên. Khi đọc, cần phân chia số La Mã thành hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị rồi đọc như đọc các số tự nhiên thông thường.
* Lưu Ý:
- Chữ số I = 1 chỉ đứng trước chữ số V = 5 hoặc X = 10 , ngoài ra không đứng trước chữ số nào khác.
+ Viết đúng : IV = 4; IX = 9
+ Không viết được : IC, ID
- Chữ số X = 10 chỉ đứng trước L = 50 hoặc C = 100.
+ Viết đúng: XL = 40; XC = 90
- Chữ số C = 100 chỉ đứng trước D = 500 hoặc M = 1000.
+ Viết đúng: CD = 400; CM = 900
+ Không viết được: CX; CL
Đối với những số lớn hơn (4000 trở lên), một dấu gạch ngang được đặt trên đầu số gốc để chỉ phép nhân cho 1000:
Đối với những số rất lớn thường không có dạng thống nhất, mặc dù đôi khi hai gạch trên hay một gạch dưới được sử dụng để chỉ phép nhân cho 1.000.000. Điều này có nghĩa là X gạch dưới (X) là mười triệu.
Số La Mã không có số 0.
Ví Dụ: Đọc các số sau: MMXX; MCMXC; MDXLVIII; CMLXXVIII
Hướng dẫn: Các em đọc các số lần lượt như sau:
- MMXX = 2020: Hai nghìn không trăm hai mươi.
- MCMXC = 1990: Một ngàn (nghìn) chín trăm chín mươi.
- MDXLVIII = 1548: Một ngàn (nghìn) năm trăm bốn mươi tám.
- CMLXXVIII = 978: Chín trăm bảy mươi tám.
VI. Giáo án bài giảng cấp tiểu học
1. Giáo án Stem
- Giáo án STEM lớp 1
- Giáo án STEM lớp 2
- Giáo án STEM lớp 3
- Giáo án STEM lớp 4
- Giáo án STEM lớp 5
2. Giáo án bài giảng điện tử
- Giáo án điện tử lớp 1
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án điện tử lớp 3
- Giáo án điện tử lớp 4
- Giáo án điện tử lớp 5
Từ khóa » Khi Nào Viết Chữ Lăm
-
Năm Mươi Năm Hay Năm Mươi Lăm , Cách đọc Viết Nào đúng ?
-
"Mười Lăm" Hay "mười Năm" - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Khi Nào Viết Số Năm Và Khi Nào Viết Lăm Câu Hỏi 706225
-
Mười Lăm Hay Mười Năm, Từ Nào đúng Chính Tả Tiếng Việt?
-
Lăm/năm, Tư/bốn, Mốt/một… đọc Như Thế Nào Mới đúng Trong Dãy Số ...
-
Hướng Dẫn Cách đọc, Viết Chữ Số Lăm/năm, Tư/bốn, Mốt/một đúng
-
Mười Lăm Hay Mười Năm Mới Đúng Chính Tả? - Diễn Đàn Chia Sẻ
-
Cách đọc Và Viết Lăm/năm, Tư/bốn, Mốt/một… đọc Và Viết Như Thế ...
-
PHÂN BIỆT CÁCH ĐỌC “NĂM” VÀ “LĂM” TRONG DÃY SỐ TỰ NHIÊN
-
Năm Mươi Năm Hay Năm Mươi Lăm , Cách đọc Viết ... - MarvelVietnam
-
Hỏi Đáp - Mười Lăm Hay Mười Năm Là Đúng? - Việt Nam Overnight
-
Lắt Léo Chữ Nghĩa: Lăm, Nhăm, Linh Và Lẻ - Báo Thanh Niên
-
Khi Nào Viết Số Năm Và Khi Nào Viết Lăm Câu Hỏi 706225 - Hoidap247 ...
-
Khi Viết Số Thành Chữ Số 5 Không Phân Biệt được Dùng Từ Năm Hay Lăm