Cách “đối Phó” Với Các Cây Xăng Gian Lận - CAND
Có thể bạn quan tâm
Ngay sau khi Báo CAND đăng bài về "gian lận xăng dầu lại tái diễn", nhiều bạn đọc đã điện thoại, nhắn tin về Tòa soạn bày tỏ sự đồng tình và tiếp tục phản ánh những dấu hiệu sai phạm của một số cây xăng.
Đa phần các ý kiến đều tỏ ra khá bức xúc trước việc nhiều cây xăng bỏ qua quy định như không trả bơm về số 0 khi bắt đầu bơm xăng cho khách, nhất là vào giờ cao điểm. Lúc này, khách hàng thường đông, sốt ruột nên dễ chen lấn, nhân viên cây xăng đã tranh thủ bơm lần cho tới 3-4 người, thậm chí nhiều hơn nữa rồi mới trả bơm về số 0 để bơm cho người tiếp theo. Từ việc bơm liên tục này, nếu khách hàng không để ý số tiền mà người trước đã bơm thì rất dễ nhầm lẫn.
Khi mua xăng, nhất là vào giờ cao điểm, người tiêu dùng nên quan sát kỹ kim bơm xăng. |
Bác Thanh Bình (Thanh Trì, Hà Nội) kể: "Một lần tôi ghé qua cây xăng gần Ngã Tư Sở để mua, do đúng giờ tan tầm nên đợi mãi mới đến lượt. Tuy nhiên, để yên tâm, tôi đã yêu cầu nhân viên trả máy về 0. Nhưng khi vòi bơm còn chưa kịp đưa vào bình thì thấy trên máy số tiền đã hiện lên 9.000đ. Thắc mắc thì nhân viên trả lời, tại bác không để ý chứ đã gạt máy về số 0 rồi, và tiếp tục đổ xăng. Biết là do mình lơ đễnh không theo dõi từ đầu, nên tôi đành bỏ qua".
Cũng khó chịu không kém khi đi bơm xăng tại điểm bán xăng trên đường Ngọc Hồi (gần Bến xe Nước Ngầm), chị Huyền Thanh (quận Hoàn Kiếm) cho hay: "Trong một lần về quê, khi thấy xe gần hết xăng, tôi đã tạt vào mua tại địa chỉ nói trên. Biết lượng xăng mình cần đổ là bao nhiêu nên trước khi nhân viên hỏi, tôi đã yêu cầu được đổ 70.000đ. Thế nhưng, khi đang lúi húi lấy tiền trả, thì tôi thấy nhân viên nói rằng, của chị đầy bình rồi, hết 90.000đ. Giật mình, tôi bảo thông thường bình xăng của tôi bơm đầy chỉ hết có 70.000đ. Chị này trả lời, xăng đã lên giá. Nhẩm tính, bình của mình chỉ khoảng 5 lít rưỡi, nếu cạn kiệt, khi đổ đầy dù xăng đã tăng lên 15.700đ/lít thì cũng chỉ hết 86.000đ, huống chi nay bình vẫn còn mà máy bơm xăng báo tới 90.000đ. Phản ứng gay gắt, nhưng nhân viên cũng chỉ trả lời rằng, máy hiện đúng số tiền khách phải trả, thế nên tôi không còn cách nào khác là trả tiền và ra về trong bực tức".
Điểm chung của các ý kiến khách hàng là luôn cảm giác như mình đang bị "móc túi" mà không có căn cứ để chứng minh. Ông Trần Minh Dũng - Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chia sẻ: Đúng là người mua xăng chỉ có thể định tính, chứ khó lòng định lượng xem có chắc chắn mình bị cây xăng đong "điêu" hay không, và nếu có "điêu" thì đến mức độ nào. Chỉ khi các lực lượng chức năng có đầy đủ thiết bị, đột xuất kiểm tra cột bơm mới đủ sức định lượng mức độ gian lận của các cây xăng.
Tuy nhiên, ông Trần Minh Dũng cũng nhấn mạnh: Nếu người tiêu dùng (NTD) thấy cây xăng nào có dấu hiệu sai phạm, nên ghi nhớ và báo về Ban chỉ đạo 127 các quận, huyện để lực lượng chức năng có kế hoạch giám sát, kiểm tra.
Cách phát hiện cây xăng "gian"
Trước khi các cây xăng gian tiếp tục bị lực lượng chức năng "vạch mặt chỉ tên", bắt quả tang hành vi đong điêu, bán thiếu, NTD chỉ có cách tự bảo vệ chính mình để tránh bị "móc túi" oan uổng.
Một cán bộ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH&CN) nêu ý kiến: Điều tiên quyết là khách hàng phải quan sát cột bơm, xem nhân viên bán xăng đã đưa đồng hồ về 0 chưa. Vị cán bộ không muốn nêu tên này cho rằng: Quan trọng là đồng hồ phải về 0 trước khi bơm xăng cho khách, chứ nếu có gian lận, chứng tỏ chủ cây xăng đã tác động vào cột bơm bằng những thiết bị quá tinh vi. Động tác và thái độ của nhân viên bán hàng chỉ làm khách thiếu tập trung, mức độ gian lận đã được mặc định sẵn trong máy từ trước đó.
Ông Hồ Tất Thắng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng lên tiếng: Chính vì gian lận xăng dầu khó phát hiện bằng cảm quan, nên khi thấy dấu hiệu nghi ngờ, khách hàng hoàn toàn có thể đề nghị nhân viên cây xăng cho xem tem kiểm định của cột bơm (xem còn hạn hay không). Sau đó, NTD gửi khiếu nại tới các cơ quan chuyên môn như Thanh tra Sở KH&CN, Chi cục Quản lý thị trường các địa phương.
Để phục vụ cho quá trình thực hiện khiếu nại, NTD nên dành chút ít thời gian, buộc nhân viên bán xăng phải ghi hóa đơn bán lẻ cho mình để làm vật chứng sau này. Nhiều người mua xăng cũng rỉ tai nhau một kinh nghiệm: Nên mua xăng bằng một con số tiền lẻ ở hàng đơn vị, chứ không dùng số tròn chục, tròn trăm, ví như 73.000 đồng hay 314.000 đồng.
Ông Hồ Tất Thắng thêm một lần nữa đề nghị, các cơ quan chức năng cần có số điện thoại nóng tiếp nhận cuộc gọi thông báo về gian lận xăng dầu để NTD có thể gọi đến. Số điện thoại này cần dán công khai tại các cây xăng, tạo điều kiện tối đa cho NTD phản ánh những bức xúc của mình về các cây xăng có biểu hiện "móc túi" khách hàng
Từ khóa » Cách Bán Xăng Gian Lận
-
LƯU Ý MÁNH KHÓE GIAN LẬN CỦA NHÂN VIÊN ĐỔ XĂNG
-
Gian Lận Khi đổ Xăng - VnExpress
-
Buôn Bán Xăng Gian Lận Sau Giãn Cách | VTV24 - YouTube
-
Lưu Tâm Những Mánh Khoé Gian Lận Của Nhân Viên Bán Xăng
-
Mẹo đổ Xăng Vừa Tiết Kiệm Vừa Tránh Gian Lận Cực Chuẩn
-
Các Chiêu Trò “móc Túi” Khách Hàng Của Nhân Viên Cây Xăng
-
'Bí Kíp' đổ Xăng Vừa Tiết Kiệm Vừa Tránh Gian Lận - Vietnamnet
-
Bỏ Túi 7 Mẹo đổ Xăng Tiết Kiệm Không Sợ Bị Gian Lận
-
Mẹo đổ Xăng Giúp Bạn Vừa Tránh Bị Gian Lận Lại Tiết Kiệm Tiền
-
Gian Lận Trong Kinh Doanh Xăng Dầu - UBND Tỉnh Quảng Nam
-
Đi đổ Xăng Cứ Nắm Mẹo Này, Vừa Tiết Kiệm Vừa Tránh Gian Lận
-
Cách đổ Xăng Xe Máy & ô Tô Tiết Kiệm, Tránh Bị Gian Lận | VinID
-
GLN English Center - LẬT TẨY CÁC CHIÊU ĂN GIAN KHI ĐỔ XĂNG ...
-
Gian Lận ở Cây Xăng - Tuổi Trẻ Online