Cách đóng Băng USB để Bảo Vệ Dữ Liệu Hiệu Quả Nhất

[Thủ thuật bảo mật] Hướng dẫn cách đóng băng USB để bảo vệ dữ liệu hiệu quả nhất – USB một thiết bị không thể thiếu trong thời đại công nghệ hiện nay, cũng chính vì sự tiện dụng và hữu ích nên không ít các tin tặc lợi dụng nó để lây nhiễm Virus sang máy tính người dùng, một trong những câu hỏi được người dùng quan tâm nhất là làm thế nào để bảo vệ dữ liệu USB không bị Virus tấn công phá hoại, sao chép, xóa dữ liệu hoặc bất cứ thay đổi nào khác? vậy để bảo vệ dữ liệu hiệu quả nhất đối với USB thì phải làm sao?

Trong bài viết trước đây về thủ thuật bảo mật mình có hướng dẫn các bạn cách sử dụng tính năng bảo vệ USB bằng mật khẩu trong Windows 10 giúp bạn có thể dễ dàng đặt mật khẩu bảo vệ cho chiếc USB mà không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của ứng dụng thứ 3, tiếp tục trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đóng băng USB để bảo vệ dữ liệu hiệu quả nhất.

Chọn để xem

Toggle
  • Đóng băng USB để bảo vệ dữ liệu hiệu quả nhất
  • #1 Chuyển thiết bị sang NTFS
  • #2 Cấu hình bảo vệ dữ liệu
  • #3 Bỏ bảo vệ dữ liệu

Đóng băng USB để bảo vệ dữ liệu hiệu quả nhất

Với công cụ NTFS Drive Protection sẽ giúp bảo vệ thiết bị lưu trữ di động kết nối qua cổng USB như USB, thẻ nhớ, điện thoại, ổ cứng ngoài khỏi sự xâm nhập từ virus và các mối nguy hại khác, nếu máy tính của bạn đang bị nhiễm thì chúng cũng không thể lây lan vào USB có thể nói với công cụ này đây là cách phòng tránh cần thiết để tập tin, thư mục lưu trong thiết bị luôn được an toàn. Hãy cùng blog thủ thuật tìm hiểu cách đóng băng USB để bảo vệ dữ liệu hiệu quả nhất.

#1 Chuyển thiết bị sang NTFS

Để sử dụng được công cụ này đòi hỏi phân vùng thiết bị của bạn phải là định dạng NTFS, vì thế việc đầu tiên bạn hãy chuyển thiết bị của mình sang định dạng NTFS, để chuyển sang định dạng NTFS không bị mất dữ liệu thì bạn có thể sử dụng phương pháp bên dưới.

Đầu tiên hãy mở cửa sổ  Command prompt ở chế độ Administrator bằng cách chỉ cần bạn gõ “CMD” vào ô tìm kiếm trong Start Menu, sau đó bạn sẽ thấy kết quả xuất hiện, chuột phải vào CMD và chọn Run as Administrator là xong!

Trên cửa sổ Command prompt hãy thực hiện câu lệnh sau để chuyển sang định dạng NTFS

convert <drive letter>: /fs:ntfs

Trong đó

<drive letter> là tên ổ đĩa USB

Ví dụ ổ đĩa USB là ổ đĩa F thì câu lệnh sẽ như sau: convert F: /fs:ntfs

Cách đóng băng USB để bảo vệ dữ liệu hiệu quả nhất
Cách đóng băng USB để bảo vệ dữ liệu hiệu quả nhất

#2 Cấu hình bảo vệ dữ liệu

Đầu tiên hãy truy cập vào liên kết này để tải công cụ NTFS Drive Protection phiên bản mới nhất về máy tính, sau khi tải về hãy giải nén lúc này bạn sẽ thấy các tập tin, bạn chỉ cần chú ý đến 2 tập tin đó là:

DriveProtect: Dùng cho phiên bản Windows chạy 32 bit

DriveProtectx64: Dùng cho phiên bản Windows chạy 64 bit

Sau đó chuột phải lên ứng dụng và chọn Run as Administrator để khởi chạy ứng dụng (bạn không cần phải cài đặt bởi lẽ đây là ứng dụng dạng Protable).

dong bang usb bao ve du lieu 1 1

Trên giao diện ứng dụng bạn hãy thực hiện việc lựa chọn như sau

dong bang usb bao ve du lieu 2 1

(1) Chọn ổ đĩa USB bạn cần bảo vệ.

(2) Bạn hãy gõ một tên bất kỳ sau đó nhấn vào dấu (+) để thêm thư mục, tính năng này cho phép bạn có thể sao chép, xóa dữ liệu trong thư mục này, nhấn dấu (-) để loại bỏ thư mục.

(3) Nhấn Start Protection để bắt đầu quá trình đóng băng USB.

Vậy là xong để kiểm tra USB đã được đóng băng hay chưa bạn chỉ cần gắn USB và mở ứng dụng lên, nếu bạn thấy biểu tượng ổ khóa màu xanh tức là đang đóng băng.

dong bang usb bao ve du lieu 3 1

#3 Bỏ bảo vệ dữ liệu

Rất đơn giản để bỏ chế độ bảo vệ dữ liệu trên USB bạn chỉ cần chọn thiết bị cần bỏ sau đó kích chọn Stop Protection là được.

dong bang usb bao ve du lieu 4 1

Quá đơn giản để bạn có thể đóng băng USB để bảo vệ dữ liệu phải không?

Cuối cùng không có gì hơn nếu bạn cảm thấy bài viết có ích hãy subscribe blog của mình thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất qua Email – Chân thành cảm ơn!

Đánh giá và chia sẻ để nâng cao chất lượng bài viết?

Submit Rating

Tỉ lệ 0 / 5. Phiếu: 0

Từ khóa » đóng Băng Usb Là Gì