Cách Đóng Trần Tôn Lạnh | Giá Tôn Lạnh 2020

Kinh nghiệm đóng trần tôn lạnh chống nóng năm 2024 24/12/2023 Với những ưu điểm nổi bật, trần tôn lạnh được sử dụng rộng rãi. 3 Loại trần phổ biến hiện nay : trần tôn lạnh, trần tôn giả vân gỗ và trần tôn 3 lớp Tôn – Pu – Pe.

trần tôn lạnh

Hướng dẫn cách đóng trần tôn lạnh đúng kỹ thuật đảm bảo tính thẩm mỹ cao và công năng sử dụng hiệu quả và cập nhất giá tôn lạnh năm nay. Trần tôn lạnh ( tole lạnh ) vốn là dòng sản phẩm được thiết kế và sản xuất, sử dụng chủ yếu cho loại trần nhà dân dụng, cao ốc, văn phòng, trang trí mặt dựng… Nguyên liệu chính được sử dụng chủ yếu là loại thép nền và mã kẽm, mã hợp nhôm phủ màu chất lượng cao cấp mang đến sự ưu việt cũng như tính năng vượt trội của sản phẩm. Với những tính năng vượt trội đã được khẳng định qua sự tin dùng của rất nhiều chủ đầu tư qua các công trình lớn nhỏ khắp cả nước, chi phí thi công trần tôn lạnh rẻ và tiết kiệm so với những ưu điểm mang lại. Cùng Kiến Trúc An Nhiên tìm hiểu cấu tạo, tính năng, ưu điểm và cách thi công, bảo quản bảo dưỡng để có công trình bền đẹp cùng thời gian.

Tôn lạnh là gì? Cấu tạo trần tôn lạnh

Tôn lạnh ( hay còn gọi là Tole mạ nhôm kẽm) là một loại thép cán mỏng đã được trải qua quá trình mạ hợp kim nhôm kẽm với tỷ lệ thông thường là 55% Nhôm, 43.5% Kẽm và 1.5% Silicon. Cấu tạo trần tôn lạnh 3 lớp gồm : lớp tôn bề mặt có tính năng chống ăn mòn, chóng nóng vô cùng tuyệt vời. Lớp PU ( Polyurethane ): có tính năng cách nhiệt và cách âm tường và được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như tủ lạnh, kho đông... Lớp PE là lớp nhựa cao cấp có màu sắc hoa văn bắt mắt mang đến vể đẹp cho không gian sống.

Cấu tạo trần tôn lạnh

Môi trường ô nhiễm làm biến đổi khí hậu dẫn đến tác động tiêu cực đến các chất liệu được làm từ nhôm kẽm, nhưng với tole lạnh thì vấn đề này đã được giải quyết rất triệt để đảm bảo sự bền đẹp của công trình trong nhiều năm. Qua nghiên cứu tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tế thi công rất nhiều công trình đóng trần tôn lạnh thấy được rằng tôn mạ nhôm kẽm có độ bền chống ăn mòn, chống han rỉ cao gấp 4 lần so với tôn mạ kẽm trong cùng điều kiện và có tuổi thọ lên tới 20 năm.

Bề mặt được sơn cách nhiệt tăng thêm khả năng chống nóng, giảm khả năng hấp thụ nhiệt. lớp giữa cách âm và 1 phần cách nhiệt, lớp trong cùng là lớp thiên về tính thẩm mỹ.

Cái tên đặc biệt " tôn lạnh " được sử dụng  từ đặc tính hạn chế khả năng hấp thụ nhiệt và mượn từ nước ngoài " tole " để phát âm thành tôn. Những ngôi nhà sử dụng tôn lạnh để lợp mái hay làm vách ngăn có khả năng chống nóng tốt hơn, nhà luôn mát mẻ hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp " làm lạnh " khác cho ngôi nhà vào mùa hè oi bức.

Cách xử lý chống thấm hiệu quả chi phí thấp

Các loại trần tôn chống nóng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tôn chống nóng của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước, nhưng đặc biệt phù hợp với mỹ quan, điều kiện khí hậu và kinh tế của phần lớn gia đình Việt thì có 3 loại chính : trần tôn giả gỗ, trần tôn lạnh và trần tôn 3 lớp, mỗi chủng loại sản phẩm lại có nhiều loại sản phẩm khác nhau, trước khi lựa chọn bạn nên tham khảo kỹ để thi công đảm bảo chất lượng cho công trình.

Các loại tôn chống nóng phổ biến

Trần tôn giả gỗ

Trần tôn giả gỗ ( bề mặt được sơn tĩnh diện lớp sơn giả gỗ ) màu sắc thân thiện, tính thẩm mỹ cao, có thể tái sử dụng nên được nhiều người yêu thích. 

Tôn vân gỗ

Ưu điểm

- Tính năng nổi bật chống nóng, chống cháy chống ăn mòn tốt.

- Mang đến vẻ đẹp hiện đại trang nhã cho công trình.

- Tuổi thọ khoảng 20 năm và sau khi vật liệu xuống cấp có thể tái sử dụng vào nhiều mục đích khác.

- Quá trình thi công đơn giản, nhanh chóng bởi không có quá nhiều kết cấu hay chi tiết cầu kỳ, tối ưu chi phí xây dựng.

- Dễ dàng lau chùi không làm mất màu sơn cũng như khả năng chống trầy xước tốt.

Nhược điểm

Trần tôn giả gỗ có một nhược điểm lớn mà bạn cần phải biết đó là không được sử dụng để lợp ở ngoài trời.

Trần tôn lạnh

Tôn lạnh (hay còn gọi là tôn mạ nhôm kẽm) là loại tôn chỉ có 1 lớp và có lớp mạ là hợp kim nhôm kẽm. Trong lớp mạ này có 55% là nhôm, 43,5% là kẽm và 1,5% là silicon.

Trần tôn lạnh

Cái tên đã nói lên được công năng của loại tôn này với khả năng chống nóng rất tốt, phản chiếu ánh sáng mặt trời, ngoài ra với khí hậu nhiệt đới gió mùa thường có lũ, bão mưa nhiều ngày dễ gây ra hiện tượng ăn mòn kim loại nhất là những tỉnh ven biển, với tôn lạnh bạn hoàn toàn an tâm về khả năng chống ăn mòn kiem loại.

Ưu điểm

Chống ăn mòn cao: Nhờ vào lớp mạ hợp kim nhôm kẽm, tôn lạnh có khả năng chống ăn mòn, chống han rỉ cao gấp 4 lần so với tôn mạ kẽm khác.

Giúp bề mặt được sáng bóng lâu dài hơn.

Kháng nhiệt hiệu quả: Lợi ích lớn nhất mà tôn lạnh mang lại đó là làm cho nhà luôn mát mẻ hơn so với các loại tôn khác vì tôn lạnh có khả năng “hạn chế hấp thụ nhiệt lượng từ mặt trời“ rất tốt. Chính vì thế ở những nơi có khí hậu nhiệt đới (nắng nóng nhiều) thường lựa chọn tôn lạnh.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của tôn lạnh đó là giá. Khá cao so với tôn kẽm. Nhưng bù lại về độ bền và khả năng chống nóng, làm mát thì hơn hẳn.

Trần tôn 3 lớp Tôn – Pu – Pe

Đúng với tên gọi, tôn 3 lớp gồm có 3 lớp, trong đó có 2 lớp là tôn và 1 lớp là lõi xốp PU.

Trần tôn 3 lớp Tôn - pu - pe

Ưu điểm

Lợi ích lớn nhất của tôn 3 lớp đó là khả năng “cách âm” và “cách nhiệt” rất hiệu quả. Nên được ứng dụng ngày càng phổ biến

Ngoài ra, tôn 3 lớp có trọng lượng nhẹ nên cũng dễ dàng di chuyển và lắp đặt, tiết kiệm chi phí thi công.

Với cấu tạo 3 lớp nên khả năng chống thấm nước là cao hơn so với các loại khác.

Khả năng cách nhiệt chống nóng và cách âm rất hiệu quả.

Khả năng chống nước, chống ẩm tốt.

Tính thẩm mỹ cao, mang lại không gian sạch đẹp cho ngôi nhà.

Chống rỉ sét và sự ăn mòn của nước do được sản xuất bởi tôn có phủ nhôm kẽm.

Tóm lại

Nếu mục đích của bạn là muốn mang lại sự trang trọng, thẩm mỹ cho công trình thì nên sử dụng tôn vân gỗ

Nếu mục đích của bạn là để chống nóng và không quá chú trọng đến thẩm mỹ thì bạn nên chọn tôn lạnh hoặc tôn 3 lớp

Ưu điểm của trần tôn lạnh

Bạn đang có nhu cầu và mong muốn được sở hữu trần nhà đẹp với những phong cách thẩm mỹ riêng của mình? Tham khảo cách đóng trần tôn lạnh và hướng dẫn thi công trần tôn lạnh để khiến cho ngôi nhà vừa đẹp lại vừa giúp mang đến tác dụng chống nóng.

Thi công làm mát căn phòng

Trên thị trường xây dựng và thi công nhà ở hiện nay có khá nhiều vật liệu chống nóng với đa dạng các loại vật liệu, chủng loại khác như gạch rỗng, ngói, trần thạch cao hay tôn chống nóng hoặc kính phản quang…

Tuy nhiên, để có thể nói về tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí mà vật liệu mang đến cho công trình thì tôn lạnh vẫn là sự lựa chọn số 1 và thông minh nhất. Trần tôn lạnh (thành phần chính là 55% Nhôm, 43.5% Kẽm, 1.5% Silicon) giúp tiết kiệm chi phí sử dụng tối đa, cùng với xà gỗ mang đến không gian sống tràn ngập màu sắc riêng và độ chắc chắn, bền đẹp dành cho công trình.

Vật liệu có khả năng tản nhiệt tốt

Những công trình sử dụng trần tôn lạnh để làm mái hoặc làm trần nhà bằng tôn lạnh sẽ có tác dụng tản nhiệt tốt hơn, nhiệt độ thấp hơn bởi chúng mang đến khả năng chống lại những phản xạ tia nắng mặt trời tốt hơn so với nhiều loại vật liệu khác như ngói hay fibro xi măng.

Hơn nữa, phần bề mặt của chúng còn được tráng thêm lớp hợp kim nhôm kẽm nên có tác dụng và khả năng kháng nhiệt rất tốt, còn về đem, khi nhiệt độ tỏa ra nhanh nên ở nhà máy, công trình xây dựng lớn cũng trở nên thông thoáng, mát lành hơn.

Tính thẩm mỹ cao

Có thể nói, tôn lạnh là loại tôn có tuổi thọ cao nhất, phản xạ lại ánh sáng chói chang tốt nhất trong các loại mái tôn và khả năng chống chịu nhiệt, môi trường cực hiệu quả. Đặc biệt là việc thi công và cách đóng trần tôn lạnh khá nhanh chóng, đơn giản nên giúp khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng, nhất là khi khí hậu Việt Nam thuộc nền nhiệt đới gió mùa.

Trần tôn lạnh bền và chống nóng hiệu quả

- Tính thích ứng cao: Dù ở điều kiện thời tiết hay môi trường như thế nào, mái tôn lạnh cũng có tuổi thọ bền đẹp, lâu dài với thời gian, hoàn toàn không bị phá hoại bởi sâu mọt, mối đục như chất liệu gỗ và cũng không sợ bị lo ngại vấn đề về nứt nẻ cốt thép, bê tông.

- Bảo trì tiện lợi, dễ dàng: Việc sử dụng trần tôn lạnh khá nhanh chóng, dễ dàng, chi phí thấp bởi có khả năng chống chọi với thời tiết, tuổi thọ kéo dài lên tới 20-40 năm.

- Nâng cao tính thẩm mỹ dành cho các công trình: Thiết kế cùng mẫu mã, kiểu dáng độc đáo giúp đảm bảo yếu tố về tính thẩm mỹ, yếu tố về kiến trúc dành cho công trình.

- Khả năng phản xạ tốt: Mang đến bầu không khí trong lành và giúp chống nóng hiệu quả.

Kích thước các tấm trần tôn lạnh

Với đặc trưng khí hậu Việt Nam có mùa nóng vì thế giải pháp thi công trần tôn lạnh được các gia chủ lựa chọn như là biện pháp hàng đầu. Để hài hòa tính thẩm mỹ và công năng sử dụng, cần sự tính toán chính xác kích thước các tấm tôn để thi công trần nhà cho hiệu quả. 

Khổ tiêu chuẩn ( Kích thước của tấm tôn lợp mái )

Khổ tiêu chuẩn tôn chống nóng

Kích thước tấm tôn lợp thành phầm sẽ có sự thay đổi dao động từ 0.9 mét đến 1.07 mét và khổ tôn hữu dựng sẽ là 0.85 mét đến 1 mét. Thông thường khi đi mua bạn sẽ thấy thông số kỹ thuật ghi trên sản phẩm với khổ tiêu chuẩn phố biến nhất là 1.07 mét. Ngoài ra để linh hoạt trong việc thi công các công trình với thiết kế kiến trúc kiểu dáng độc đáo, các nhà sản xuất đã thêm một số kích thước lớn hơn khoảng 1.2 mét đến 1.6 mét với khổ hữu dụng trong khoảng 1.17 mét đến 1.55 mét. Kích thước của một số loại tôn được sử dụng phổ biến hiện nay.

Kích thước tôn lạnh 5 sóng vuông

Kích thước tiêu chuẩn tôn lạnh 5 sóng

Bảng thông số kỹ thuật loại 5 sóng vuông

Kích thước tấm tôn 6 sóng

Kích thước tiêu chuẩn tấm tôn 6 sóng

Kích thước tấm tôn 7 sóng vuông

Kích thước tiêu chuẩn tôn lạnh 7 sóng

Thông số kỹ thuật tôn 7 sóng vuông

Kích thước tôn 9 sóng vuông

Kích thước tiêu chuẩn tôn lạnh 9 sóng

Kích thước tôn 11 sóng

Kích thước tiêu chuẩn tôn lạnh 11 sóng

Kích thước tôn 13 sóng

Kích thước tiêu chuẩn tôn lạnh 13 sóng

Cách tính diện tích mái tôn lợp mái

Ví dụ đặt ra là một ngôi nhà được xây dựng trên một ô đất hình chữ nhật có diện tích mặt sàn chính xác là 82m2. Trong đó, chiều dài ngôi nhà là 11.7m, chiều cao từ kèo thép đến đỉnh mái tôn là 2m. Vậy diện phần mái để lợp tôn là bao nhiêu.

Cách tính diện tích mái tôn

Từ dữ liệu trên ta sẽ tính ra được chiều rộng của ngôi nhà theo công thức tính diện tích hình chữ nhật là: 82/11.7=7m.

Từ đỉnh mái tôn ta hạ một đường cao xuống chiều rộng sàn nhà chính là trung điểm của chiều rộng. Từ đó ta biết một nửa chiều rộng của ngôi nhà là 3.5m.

Mái tôn và khung kèo thép có hình một tam giác. Từ đường cao kèo thép từ đỉnh xuống chân ta được 2 tam giác vuông đều nhau. Có 2 cạnh góc vuông chính là chiều cao kèo thép và nửa chiều rộng ngôi nhà.

Áp dụng công thức tính cạnh huyền tam giác vuông ta được: b2  = a2+c2 = 5.5 m. Đây cũng chính là độ dài chiều dốc mái tôn.

Từ các dữ liệu trên ta có cách tính diện tích mái tôn của ngôi nhà này chính là:

(Chiều dốc mái tôn x 2) x chiều dài mặt sàn= (5.5 x 2) x 11.7= 128.7m2

Với những ngôi nhà có diện tích khác, chúng ta vẫn phải vẽ rõ mô hình như trên cho dễ tính và áp dụng công thức trên nhằm kiểm soát tốt việc tính toán.

Quy trình thi công trần tôn lạnh

Yêu cầu thi công đóng trần tôn lạnh là thời tiết phải khô ráo, không bị mưa ướt hay trơn trượt, té ngã, gây chập điện và nguy hiểm cho người làm. Công tác chuẩn bị tập kết phải bao gồm đầy đủ tấm tôn cắt theo kích thước mái, silicon, đinh vít, bản vẽ, thước kéo, giàn dáo. Các bước thực hiện thi công sau đây:

quy trình thi công trần tôn 3 lớp

Kỹ thuật thi công trần tôn 3 lớp

Hoàn thiện trần chống nóng tôn 3 lớp

- Bước 1: Kiểm tra khung kèo, xà gỗ đã được phơi hay hấp sấy chưa. Nếu là xà gỗ sắt thì tốt nhất nên sơn chống rỉ, sơn màu theo đúng thẩm mỹ của công trình.

- Bước 2: Nâng tôn, kéo tấm tôn lên mái theo đúng chiều, đúng hướng và lắp đặt đúng vị trí lắp đặt tấm tôn. Độ dốc của mái tôn nên khoảng từ 17 độ trở lên.

- Bước 3: Lắp đặt tôn từ đỉnh tôn đến mép mái, nên giữ tấm tôn đầu tiên, đặt nó trên mái nhà, tại phần nhô mép ít nhất 3/4 inch. Sử dụng loại đinh vít đầu có vòng đệm cao su tổng hợp để cố định các mái tôn, các đinh vít nên có khoảng cách khoảng 12inch.

- Bước 4: Thực hiện thi công bước tiếp theo, trong quá trình thi công cần phải kiểm tra độ thẳng, độ cong vênh của xà gỗ để lợp căng mái hoặc bắn ốc vít không bị ra ngoài. Tấm ở trên chồng lên tấm dưới ( khoảng từ 15-20cm ).

- Lưu ý: Tốt nhất không nên lấy các vật sắc, vật kim loại để vật dấu lên tấm tôn vì như thế sẽ khiến cho lớp mạ kẽm chống rỉ và giảm tuổi thọ của tâm tôn.  

Lưu ý khi công khoảng cách xà gồ lợp tôn với tôn 1 lớp là 70cm - 90cm và tôn chống nóng là 80cm - 120cm. Bạn nên tham khảo kỹ từ những người có chuyên môn để áp dụng vào từng trường hợp cụ thể cho từng công trình có sự thay đổi về thông số kỹ thuật.

Kỹ thuật thi công gạch lát nền chống cong vênh sàn

Biện pháp thi công đóng trần tôn lạnh

- Trong quá trình di chuyển nên buộc chặt tôn, kiện tôn cần phải được cố định bằng loại đai mềm. Nếu  như cố định bằng xây xích hay xây kẽm, cần phải có đệm lót để tôn không bị xước.

- Trong quá trình tháo dỡ hay vận chuyển, đưa lên mái, tốt nhất không nên kéo trượt tấm lợp tôn để giúp tránh rủi ro hoặc làm rách bao nilon dẫn đến tấm lợp bị mất sơn, hỏng hoặc bẩn tấm lợp.

- Không kéo lê tôn trên các bề mặt thô ráp sẽ gây mất thẩm mỹ cho tôn

- Khi bốc dỡ cần phải cẩn thận, không nên để tấm trần tôn bị bóp méo.

- Trong quá trình bảo quản, cần phải để tôn tại nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa nguồn điện.

Trên đây là cách đóng trần tôn lạnh, hy vọng quý vị và các bạn sẽ có những kinh nghiệm để thi công mái tôn cho gia đình mình.

Bảng giá tôn lạnh theo m2

Bảng  đơn giá cập nhật mới nhất dòng sản phẩn tôn lạnh chống nóng với đủ loại tôn như tôn PU cứng ( Tôn + PU + Bạc ), tôn PU thông dụng ( Tôn + PU + Bạc ) ... với nhiều màu sắc để bạn lựa chọn. Bảng giá trần tôn lạnh của hãng OLYMPIC hàng đầu hiện nay.

Bảng báo giá tôn cách nhiệt 6 sóng và 11 sóng

Báo giá tôn cách nhiệt chống cháy

Báo giá tấm tôn cách nhiệt sóng ngói

giá trần tôn lạnh cập nhật năm 2020

Đơn giá thi công lắp đặt trần tôn tính trên 1m2

Chúng tôi vừa cung cấp thông tin về các loại trần tôn lạnh, cách thi công trần tôn chống nóng, cập nhật báo giá các loại trần tôn lạnh phổ biến hiện nay, mong rằng các bạn đã nắm bắt được kinh nghiệm thi công và lựa chọn được loại tôn phù hợp với kinh tế.

Các tin bài khác

  • 20 Mẫu phòng ngủ chung cho bố mẹ và con ấm cúng thoáng mát (24/12/2023)
  • 115+ Mẫu cổng đẹp hiện đại sang trọng 2024 (24/12/2023)
  • Cách làm nến ly trang trí noel tại nhà đẹp (21/12/2023)
  • Hướng dẫn leo núi trong nhà (Rock Climbing) đúng kỹ thuật 2024 (24/12/2023)
  • Hợp đồng thiết kế thi công nội thất 2024 (24/12/2023)
  • Cách tính chi phí xây nhà 3 tầng đơn giản áp dụng cho năm 2024 (25/12/2023)
  • 99 Mẫu nhà 3 gian truyền thống hiện đại đẹp 2024 (24/12/2023)
  • Tải hợp đồng xây nhà trọn gói miễn phí năm 2024 (26/12/2023)
  • Quy trình thiết kế nhà ở Kiến Trúc An Nhiên (24/12/2023)
  • Biện pháp thi công đóng cọc tre đúng kỹ thuật 100% năm 2024 (24/12/2023)
  • Cách tính diện tích mái nhà đơn giản chuẩn 100% (24/12/2023)
  • Móng đơn là gì? Cách xử lý khi thi công móng đơn ngập nước (24/12/2023)
  • Top 10 công ty thiết kế nhà chuyên nghiệp năm 2024 (24/12/2023)
  • Thi công simili lót sàn đẹp giá rẻ năm 2024 (24/12/2023)
  • Cách tính mét vuông xây dựng đơn giản chuẩn 100% (24/12/2023)
  • Các loại móng nhà 3 tầng kèm bản vẽ kỹ thuật (24/12/2023)
  • Chi phí xây nhà 2 tầng 100m2 năm 2024hết bao nhiêu tiền? (25/12/2023)
  • Kích thước bể phốt 3 ngăn bể phốt 2 ngăn khi xây nhà (24/12/2023)
  • Các loại móng nhà 2 tầng phổ biến và kỹ thuật thi công chuẩn (24/12/2023)
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đầy đủ gồm những gì? (24/12/2023)

Từ khóa » Cách đóng Trần Tôn