Cách Dùng Hàm MATCH Và Cách Kết Hợp Với Hàm VLOOKUP ...
Có thể bạn quan tâm
Hàm MATCH là hàm giúp tìm kiếm một mục cụ thể trong một dãy các ô, và đưa ra vị trí tương đối của mục đó. Bạn cũng nên lồng hàm MATCH vào các hàm VLOOKUP, HLOOKUP để tăng tính linh động trong tìm kiếm, ví dụ như để tham chiếu tới nhiều kết quả trong nhiều cột, nhiều hàng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng hàm MATCH, cách kết hợp hàm MATCH với hàm VLOOKUP, HLOOKUP thông qua ví dụ cụ thể.
1. Cú pháp hàm và cách dùng
Cú pháp của hàm Match: MATCH(lookup_value;lookup_array;[match_type])
Trong đó:
Lookup_value: là giá trị cần tìm. Có thể là dạng số, chữ hoặc ô tham chiếu
Lookup_array: là dãy các ô cần tìm kiếm
Match_type: xác định loại tìm kiếm. Tham số không bắt buộc. Có thể nhận một trong các giá trị sau: 1, 0, -1 Nếu bạn không điền giá trị, Excel sẽ mặc định kiểu khớp =1.
- 1 hoặc không ghi gì: tìm giá trị lớn nhất trong dãy tìm kiếm sao cho giá trị đó nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tìm kiếm. Loại này yêu cầu sắp xếp dãy tìm kiếm theo thứ tự tăng dần, từ nhỏ nhất đến lớn nhất hoặc từ A đến Z
- 0: tìm giá trị đầu tiên trong dãy bằng đúng giá trị tìm kiếm. Không yêu cầu sắp xếp dãy tìm kiếm
- -1: tìm giá trị nhỏ nhất trong dãy lớn hơn hoặc bằng giá trị tìm kiếm. Dãy tìm kiếm nên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần, từ to nhất đến nhỏ nhất hoặc từ Z đến A.’
Lưu ý:
- Hàm MATCH chỉ trả lại vị trí tương đối của giá trị cần tìm kiếm trong một dãy, không phải giá trị của chính nó Hàm Match không phân biệt chữ in hoa và chữ thường.
- Nếu chuỗi tìm kiếm chứa một vài giá trị tìm kiếm, vị trí của giá trị đầu tiên sẽ được trả về Nếu không tìm thấy giá trị phù hợp, kết quả sẽ trả về giá trị lỗi #N/A.
- Nếu bạn dùng match_type =1 , Mảng tìm kiếm phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
- Nếu bạn dùng match_type = -1 , Mảng tìm kiếm phải được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
- Nếu lookup_value là dạng chữ thì phải cho vào dấu ngoặc kép “”.
- Nếu match_type = 0 và lookup_value là chuỗi văn bản, thì bạn có thể dùng ký tự dấu hỏi (?) để đại diện cho bất kì kí tự đơn nào và dấu sao (*) phù hợp với bất kỳ chuỗi ký tự nào. Nếu bạn muốn tìm một dấu chấm hỏi hay dấu sao thực, hãy gõ một dấu ngã (~) trước ký tự đó.
- Nếu trong mảng tìm kiếm lookup_array có nhiều hơn một giá trị của lookup_value, thì kết quả sẽ trả về kết quả nhỏ nhất.
Ví dụ: Tên hàng ở cột B và Doanh thu các năm ở các cột C, D, E. Để tìm ra vị trí của loại hàng (ví dụ Bia lon), sử dụng công thức sau: =MATCH(B11;B2:B7;0)
Công thức MATCH cho chúng ta biết rằng Bia long đứng ở vị trí thứ 3 trong dãy giá trị tìm kiếm.
2. Kết hợp hàm Match với các hàm tìm kiếm Lookup
Bạn có thể dùng hàm Match để lấy vị trí tương đối của cột/dòng mà bạn cần trả lại, và cung cấp số cột/dòng cho tham số Row_index_number đối với hàm Hlookup / tham số Col_index_number đối với hàm Vlookup.
a. Hàm Match kết hợp với hàm Vlookup
Hàm MATCH được dùng để xác định vị trí tương đối của giá trị tìm kiếm, do đó hoàn toàn phù hợp đối với col_index_num của hàm VLOOKUP. Do đó thay vì chỉ rõ cột trả lại như một số không thay đổi, bạn sử dụng hàm MATCH để biết vị trí hiện tại của cột đó.
Ví dụ ta cần tìm Doanh thu 2018 của Bia lon. Thông thường ta sẽ có công thức sau:
=VLOOKUP(A11;A1:D7;3;FALSE)
Tham số col_index_num được đặt là 3 vì Doanh thu 2018 mà chúng ta muốn kéo nằm ở cột thứ 3 trong bảng.
Nhưng nếu bạn chèn thêm cột hoặc xóa bớt cột trong bảng đi. Thì kết quả sẽ không còn đúng nữa. Do cột Doanh thu 2018 không còn là cột thứ 3 của bảng.
Để giải quyết điều này, ta chỉ cần thêm hàm Match kết hợp vào hàm Vlookup
=MATCH(B10;A1:D1;0)
Trong đó:
- B10: là tên chính xác của cột cần tìm kiếm
- A1:D1: là dãy tìm kiếm chứa bảng
Sau đó gộp hàm Match vào tham số col_index_num của hàm Vlookup như sau:
=VLOOKUP(A11;A1:D7;MATCH(B10;A1:D1;0);FALSE)
Lúc này hàm của chúng ta có thể tự điều chỉnh tham chiếu dù có chèn thêm hay xóa bớt bao nhiêu cột đi nữa.
b. Hàm Match kết hợp với hàm Hlookup
Tương tự như hàm Vlookup, ta cũng có thể dùng hàm Match để kết hợp với hàm HLOOKUP. Ta sử dụng hàm Match để lấy vị trí tương đối của cột cần trả lại, và cung cấp số của cột đó cho tham số row_index_number của hàm Hlookup.
Công thức hàm Hlookup trong trường hợp này sẽ như sau:
=HLOOKUP(B10;A1:D7;MATCH(A11;A1:A7;0);FALSE)
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu với các bạn cách dùng hàm Match và cách kết hợp hàm Match với các hàm tìm kiếm Vlookup, Hlookup. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Hướng dẫn dùng hàm VLOOKUP trong Excel
Cách sử dụng hàm HLOOKUP trong Excel
Cách sử dụng hàm SUMIF trong Excel
Từ khóa » Cách Dùng Hàm Vlookup Và Match
-
Cách Dùng Hàm Vlookup Kết Hợp Hàm Match Khi Tìm Nhiều Cột Chứa ...
-
Cách Sử Dụng Hàm Vlookup Match - Học Excel Online Miễn Phí
-
Hàm Vlookup Kết Hợp Match | Cú Pháp | Ví Dụ Thực Tế - Webkynang
-
Cách Kết Hợp Hàm INDEX Và MATCH Trong Excel để Dò Nhiều điều ...
-
Cách Sử Dụng Hàm VLOOKUP Kết Hợp Hàm MATCH Trong Excel
-
[Video] Cách Kết Hợp Hàm MATCH Với VLOOKUP Trong Google ...
-
Tra Cứu Giá Trị Bằng Hàm VLOOKUP, INDEX Hoặc MATCH
-
Hàm MATCH Kết Hợp Với Hàm Dò Tìm VLOOKUP - Tin Học KEY
-
Kết Hợp Hàm Vlookup Và Hàm Match để Tìm Kiếm Linh động | Hanh Le
-
Hàm VLOOKUP Trong Excel: Vlookup, Hlookup Hay Index & Match?
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Index Và Match đúng Cách (Hơn Cả Vlookup)
-
Kết Hợp Hàm Match Và Hàm VLookup (mẹo Hay Excel) - YouTube
-
Cách Kết Hợp Hàm Index Và Match Trong Excel, Có Ví Dụ Cụ Thể
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm INDEX MATCH - Sự Thay Thế Tuyệt Vời Cho ...