Cách Dùng HTTP Kim Tiêm

Tiêm thuốc là điều không thể tránh khỏi, cho dù bạn có ghét mũi tiêm đến mức nào. Tiêm thuốc là biện pháp phổ biến để tiêm vắc xin cho bệnh nhân, và nếu không có chủng ngừa, cơ thể con người rất dễ mắc bệnh nguy hiểm. Một vài hoạt động y tế quan trọng khác cần đến quá trình tiêm thuốc đó là điều trị tiểu đường, xét nghiệm máu, gây mê, và chữa bệnh răng miệng. Do vậy việc khắc phục tình trạng sợ kim tiêm rất quan trọng vì thường không có sự lựa chọn nào khác. Trong mười người thì có một người mắc chứng sợ tiêm thuốc, vì thế bạn không phải là người duy nhất.[1]

Phương pháp 1: Chuẩn bị tiêm thuốc

1/. Đương đầu với nỗi sợ hãi. Việc tìm hiểu thứ khiến mình sợ hãi có tác dụng giúp bạn vượt qua nỗi sợ của bản thân bằng cách khiến cho kim tiêm và hoạt động tiêm thuốc là điều hết sức bình thường.[2] Tìm hiểu thông tin về biện pháp tiêm thuốc: nguồn gốc, mục đích, thậm chí là những rủi ro tiềm ẩn.

  • Xem tranh ảnh liên quan đến kim tiêm và tiêm thuốc trên internet để khử nhạy tinh thần. Để vượt qua nỗi sợ này, bạn nên cân nhắc tiếp xúc với ống tiêm thực tế (tiệt trùng, chưa qua sử dụng) khoảng vài phút mỗi ngày.[3]
  • Ban đầu có thể hơi khó khắn, nhưng bạn sẽ có thể vượt qua nỗi sợ của mình. Càng tiếp xúc nhiều với kim tiêm, bạn càng thấy chúng là vật dụng rất bình thường.

2/. Truy tìm nguồn gốc của nỗi sợ hãi. Một số người sợ kim tiêm vì chúng có liên quan đến biến cố lớn. Thường những người bị ám ảnh bởi kim tiêm đã phải trải qua rất nhiều xét nghiệm máu hoặc những thủ tục tiêm thuốc khác khi còn nhỏ.[4] Suy nghĩ về thời thơ ấu và trò chuyện với bố mẹ về vấn đề này. Việc tìm hiểu căn nguyên gây nên nỗi sợ có thể giúp bạn đương đầu với khó khăn này.

3/. Hợp lý hóa nỗi sợ. Thay vì chăm chú vào nỗi sợ tiêm thuốc, bạn nên tập trung vào lợi ích mà biện pháp này mang lại.[5] Liên tục nhắc nhở bản thân rằng bạn đang bảo vệ mình khỏi những thứ tồi tệ hơn mũi tiêm hết sức đơn giản.[6] Hoặc nếu đang hiến máu, bạn nên nghĩ về những người mà mình đang giúp đỡ bằng cách vượt qua nỗi sợ của chính bản thân.[7]

  • Liệt kê danh sách nỗi sợ và mối bận tâm (“Tiêm thuốc rất đau!”), và sau đó thay thế bằng tư duy hợp lý và tích cực (“Tiêm thuốc giúp mình khỏe mạnh!”).[8]
  • Nếu con cái sợ kim tiêm, bạn nên giải thích cho chúng hiểu về tầm quan trọng của phương pháp tiêm thuốc và không nên lảng tránh cảm giác đau khi tiêm mà nên bày tỏ sự thật này cho con cái.[9]

4/. Thực hành áp lực thực tiễn. Một trong những cách hiệu quả nhất để khắc phục nỗi sợ hãi, và giảm huyết áp dẫn đến ngất đi đó là thực hành áp lực thực tiễn. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu hoặc đã từng ngất khi thấy kim tiêm, áp lực thực tiễn có tác dụng điều hòa huyết áp có thể giúp bạn tránh bị ngất một lần nữa. Bạn cần tìm hiểu cách thức thực hiện trước khi tiến hành tiêm thuốc.[10] Khi bắt đầu cảm thấy sợ hãi, bạn nên áp dụng căng thẳng thực tiễn để xoa dịu tinh thần trước khi tiêm. Để thực hành căng thẳng thực tiễn, làm theo các bước sau đây:

  • Ngồi thoải mái.
  • Co thắt cơ tay, chân, và phần trên cơ thể và duy trì co thắt từ 10 đến 15 giây, hoặc đến khi khuôn mặt cảm thấy căng cứng.
  • Thư giãn cơ bắp.
  • Sau 30 giây, co thắt cơ bắp một lần nữa.
  • Lặp lại sau khi thực hiện năm lần.

Phương pháp 2: Đối mặt với tiêm thuốc

1/. Dẫn theo bạn bè hoặc người thân. Nhờ người mà bạn tin tưởng đi cùng khi chuẩn bị tiêm thuốc. Sự có mặt của người quen giúp bạn trở nên tự tin hơn.[11] Nhờ họ nắm chặt tay bạn trong lúc tiêm thuốc.

2/. Bày tỏ nỗi sợ hãi. Nói với bác sĩ hoặc y tá rằng bạn cảm thấy sợ. Trao đổi về nỗi sợ của bản thân để bác sĩ hoặc y tá cẩn thận hơn. Họ có thể trao đổi với bạn về vấn đề này và đưa ra lời khuyên để bạn thư giãn và suy nghĩ phù hợp.[12]

  • Nếu bạn muốn hiến máu, nỗi sợ hãi có thể giảm bớt nếu bạn nói với người đang lấy máu rằng họ chỉ có một lần lấy máu duy nhất.[13]
  • Thực hiện điều này giúp bạn lấy lại kiểm soát tình.

3/. Tự làm xao nhãng bản thân. Nhiều người tập trung vào việc tiêm thuốc, nhưng bạn có thể giảm thiểu nỗi sợ bằng cách chuyển sự chú ý sang những thứ xung quanh hoặc nhìn về hướng khác.[14] Trò chuyện với người có mặt trong phòng, chẳng hạn như bác sĩ, y tá, hoặc người thân hay bạn bè đi cùng.[15] Nghiên cứu cho rằng bác sĩ trò chuyện với bệnh nhân đang chịu đau đớn về những thứ khác thay vì cảm giác đau thường có khả năng giảm thiểu đáng kể mức độ lo âu của bệnh nhân.[16]

  • Tập trung vào khung cảnh xung quanh. Thử sắp xếp lại chữ cái trên biển báo để sáng tạo thêm từ mới càng nhiều càng tốt.[17]
  • Chơi trò chơi trên điện thoại, nghe nhạc nhẹ, hoặc đọc sách báo tạp chí[18]

4/. Điều chỉnh tư thế phù hợp. Tư thế nằm hoặc đưa chân lên cao trong lúc tiêm có thể giảm thiểu nỗi sợ và triệu chứng. Nằm xuống ngửa đầu ra sau và đưa chân lên giúp ngăn chặn nguy cơ ngất xỉu. Ngay sau khi tiêm, bạn nên nằm yên một lúc và không nên bật dậy và chạy ra ngoài ngay lập tức. Thư giãn và lắng nghe bác sĩ hoặc y tá.[19]

  • Khi nằm xuống, đặt một tay lên bụng và tập trung vào hơi thở.[20]

5/. Cố gắng thư giãn. Căng thẳng trong khi tiêm khiến bạn cảm thấy đau hơn sau khi tiêm. Thư giãn cánh tay, vai, và hàm. Nhìn về hướng khác, tập trung vào hơi thở, và hít thở sâu. Thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.[21] Khi chuẩn bị tiêm, hít thở sâu, từ tốn và đếm ngược từ 10 đến 0 trước khi thở ra. Ngay khi đếm đến 0 thì cũng là lúc thủ tục hoàn thành!

Phương pháp 3: Khắc phục nỗi sợ hãi bằng hệ thống phân cấp nỗi sợ

1/ Vẽ hệ thống phân cấp nỗi sợ. Đây là cách để ghi lại mức độ sợ hãi mà bạn trải qua liên quan đến kim tiêm và tiêm thuốc. Cách thức này giúp bạn hình dung tiến trình rõ ràng, cho phép bạn tự di chuyển với tốc độ phù hợp và ghi chép lại những thứ khiến bạn sợ hãi nhất. Viết ra những phần khác nhau của kim tiêm và việc tiêm thuốc khiến bạn sợ hãi và phân cấp theo mức độ căng thẳng mà chúng gây ra, theo thang từ 1 đến 10. Ví dụ bạn có thể làm như sau:

  • Tiêm lên tay – hạng 10/10.
  • Cầm kim tiêm – hạng 9/10.
  • Chứng kiến người khác được tiêm trong đời thực – hạng 7/10.
  • Xem video thủ tục tiêm thuốc trên mạng – hạng 5/10.
  • Xem tranh ảnh về kim tiêm và tiêm thuốc – hạng 4/10.
  • Suy nghĩ về việc tiêm thuốc – hạng 3/10.[22]

2/. Bắt đầu từ phân hạng thấp nhất. Sau khi vẽ hệ thống phân cấp nỗi sợ, có thể bạn đã bắt đầu suy nghĩ về nỗi sợ của mình, và đây là bước quan trọng trong việc giải quyết nỗi ám ảnh. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể bắt đầu từ phân hạng thấp nhất trong hệ thống và đặt mình vào tình huống gây ra căng thẳng ít nhất. Khi bắt đầu cảm thấy khó chịu, thực hành căng thẳng thực tiễn hoặc thở sâu thư giãn để hạ huyết áp và kiểm soát nỗi sợ.[23]

  • Đặt mình vào tình huống căng thẳng này cho đến khi nỗi lo âu bắt đầu giảm đáng kể. Khi đã thoát khỏi tình huống này, bạn tiếp tục xem video quá trình tiêm thuốc, hoặc đặt kim tiêm xuống, dành thời gian hít thở sâu và thư giãn.
  • Chúc mừng bản thân khi có tiến triển tốt và tự khích lệ trước khi bước lên phân hạng cao hơn.

3/. Tiến lên phân hạng từ từ. Bây giờ bạn có thể chậm rãi bước lên hệ thống phân cấp và theo dõi mức độ thành công của bản thân. Chỉ tiếp tục khi cảm thấy thật sự tự tin với phân hạng thấp hơn, cũng như không nên lo lắng nếu bạn phải lặp lại một tình huống nhiều lần trước khi thật sự vượt qua được. Bạn nên cố gắng kiên trì với phương pháp này.

  • Vượt qua nỗi sợ cần có thời gian, thực hành, cam kết, và sự khuyến khích. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng lo âu và căng thẳng sau này.

Phương pháp 4: Khắc phục nỗi sợ hãi bằng thuốc

1/ Dùng thuốc giảm đau. Một số người sợ kim tiêm rất nhạy cảm với cảm giác đau và chỉ cần đau thông thường khi tiêm cũng trở nên trầm trọng hơn.[24] Trong trường hợp này, bạn có thể đề bác sĩ hoặc y tá thoa kem gây tê, hoặc kem gây mê hay gạc ấm vào vùng da 20 phút trước khi tiêm.[25] [26]

  • Yêu cầu sử dụng kim tiêm mỏng hoặc kim bướm. Kim bướm có độ chính xác hơn kim thường được sử dụng với bệnh nhân sợ kim tiêm.[27]

2/. Dùng thuốc giảm lo âu. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm lo âu trong các trường hợp sợ kim tiêm cấp tính. Nếu bệnh nhân bị ngất xỉu đột ngột khi tiếp xúc với kim tiêm, thuốc này có thể cần thiết trong thời gian ngắn. Bạn không nên sử dụng nếu không có sự khuyến cáo của bác sĩ, thay vào đó nên cố gắng đối mặt với nỗi sợ hãi mà không dùng đến thuốc.

  • Nếu dùng thuốc giảm lo âu, bạn nên dùng trước khi tiêm và không nên lái xe sau khi tiêm thuốc.[28]
  • Nếu lo ngại về tình trạng ngất xỉu, bạn có thể dùng thuốc chẹn kênh beta nhằm mang lại hiệu quả, cũng như vẫn có thể lái xe sau đó. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thực hành áp lực thực tiễn là cách để giảm huyết áp và ngất xỉu mà không cần đến thuốc.

3/. Cân nhắc liệu pháp hoặc tư vấn. Nỗi sợ kim tiêm cấp tính có thể trở nên nghiêm trọng nếu cản trở bạn trong việc tiêm thuốc để duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Nỗi sợ kim tiêm là tình trạng có thể nhận biết được và liệu pháp hành vi có tác dụng hỗ trợ bạn khắc phục nỗi sợ hãi.[29] Trong những trường hợp nặng có thể cần phải dùng đến tâm lý liệu pháp hoặc thôi miên.[30]

Lời khuyên

  • Để trở nên tự tin khi tiếp xúc với kim tiêm, bạn nên tiến hành thủ tục y tế mức độ nhẹ có tiêm thuốc (chẳng hạn như tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm).[31]
  • Không nên nhìn vào kim tiêm chỉ khiến cho mọi thứ trở nên trầm trọng hơn.
  • Thư giãn và biết rằng mọi thứ sẽ ổn. Nói cho bác sĩ biết về nỗi sợ của mình. Cố gắng trở nên dũng cảm hơn.
  • Luôn suy nghĩ về mặt tích cực khi tiêm thuốc. Đây là biện pháp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Thủ tục chỉ diễn ra từ hai đến ba giây và tất cả sẽ trở lại bình thường.
  • Thử nghe nhạc hoặc đọc sách.
  • Luôn nhận biết rằng mọi thứ đều bình thường và qua đi trước khi bạn có thể đếm đến 3!
  • Không nên suy nghĩ quá tiêu cực về việc tiêm thuốc!
  • Trong cuộc sống còn có nhiều thứ tồi tệ hơn kim tiêm; chẳng hạn như cạo, mụn nhọt, hoặc ong chích. Hầu hết những người sợ tiêm thuốc không sợ cảm giác đau mà đây chỉ là trạng thái đề phòng, vì thế bạn nên cố gắng thư giãn.
  • Không nên quá căng thẳng vì sẽ làm cho kim tiêm đâm sâu vào cơ gây đau và làm cho nỗi sợ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đầu tiên thử chạm vào kim tiêm để thấy rằng chúng không gây đau đớn quá nhiều.

Cảnh báo

  • Luôn trao đổi với bác sĩ về nỗi sợ tiêm thuốc. Ngay thẳng và thành thật về vấn đề này.
  • Tác dụng phụ phổ biến của tiêm chủng bao gồm buồn nôn, sốt cao, đau đầu, và mệt mỏi.
  • Bệnh nhân trở nên ngang bướng cần được uống thuốc an thần.[32]

(wikihow)

Tham khảo

Từ khóa » Cách Sử Dụng Http Kim Tiêm