Cách Dùng, Liều Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng Giấm Táo

Giấm táo là sản phẩm tự nhiên của quá trình lên men táo nghiền. Giấm đã được sử dụng như một loại thuốc bổ sức khỏe trong hàng ngàn năm cho nhiều bệnh khác nhau. Vậy liều dùng, các sử dụng hiệu quả và những lưu ý khi bổ sung giấm táo như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé.

Giấm táo đã được con người sử dụng từ nhiều năm trong nấu ăn và y học. Để đạt được những lợi ích mà giấm táo mang lại thì việc sử dụng đúng cách, đúng liều là rất quan trọng và cần có những lưu ý khi sử dụng giấm táo hãy cùng đọc qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.

1Liều dùng của giấm táo

Lợi ích sức khỏe của giấm táo là do thành phần chính: axit axeticLợi ích sức khỏe của giấm táo là do thành phần chính: axit axetic

Lợi ích sức khỏe của giấm táo là do thành phần chính: axit axetic. Một đánh giá năm 2016 về tác dụng trị liệu của giấm táo, cho thấy rằng uống 15 ml hoặc 1 muỗng canh axit axetic hàng ngày sẽ đem lại những lợi ích tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, liều lượng khuyến cáo chính xác phụ thuộc vào từng đối tượng:

Trẻ em

Trẻ em có thể bổ sung một đến hai thìa cà phê (5-10 ml) giấm táo pha loãng trong một cốc nước trước bữa ăn, hoặc dùng trong bữa ăn với một món ăn như salad.

Phụ nữ mang thai

Không có nghiên cứu nào chứng minh rằng giấm táo cụ thể là an toàn hay không an toàn cho thai kỳ. nhưng nhiều phụ nữ mang thai vẫn sử dụng nó như một phương thuốc chữa nhiều bệnh. Không có tác hại hoặc các biến chứng khác chưa được báo cáo hoặc liên quan đến việc sử dụng nó trong thời kỳ mang thai.

Trộn 1 đến 2 muỗng canh giấm táo trong một cốc nước. Uống tối đa hai lần mỗi ngày.

Đối với người trưởng thành

Mặc dù liều thông thường là 15 đến 30 ml (1 đến 2 muỗng canh) pha với nước trước hoặc sau bữa ăn, tuy nhiên, tại thời điểm này, không có đủ bằng chứng khoa học chứng minh khoảng liều phù hợp hoặc an toàn. Liều lượng luôn quan trọng, ngay cả khi một sản phẩm được coi là phương thuốc chữa bệnh tự nhiên không chứa hóa chất.

Một số trường hợp đặc biệt

Đối với hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng nội tiết tố liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường, mất cân bằng hormone. Một muỗng canh (15 ml) giấm táo mỗi ngày với 100 ml nước ngay sau bữa tối sẽ cải thiện giúp cân bằng hormone và kinh nguyệt đều đặn hơn.

Giảm cân: Uống 1–2 thìa (15–30 ml) giấm táo mỗi ngày trước bữa ăn hoặc trộn với dầu để làm nước sốt trộn salad trong vài tháng có thể giúp giảm cân ở những người thừa cân.

Cải thiện tiêu hóa: Sử dụng hai muỗng canh (15–30 ml) giấm táo trước bữa giàu protein để cải thiện tiêu hóa.

2Cách dùng giấm táo

Giấm táo sử dụng cùng với các món saladGiấm táo sử dụng cùng với các món salad

Bổ sung giấm táo một cách đơn giản chính là kết hợp trong chế độ ăn hàng ngày, việc sử dụng để trộn trong món salad là lựa chọn hàng đầu.

Ngoài ra, cũng có thể pha loãng giấm táo với nước và sử dụng như một loại nước giải khát. Không nên sử dụng giấm táo với liều lượng lớn nên bắt đầu với liều lượng nhỏ. Giấm táo tuy là một axit yếu, tuy nhiên nó sẽ có tính axit mạnh khi cô đặc. Tốt nhất nên bắt đầu với liều lượng nhỏ và tránh dùng một lượng lớn.

Cách sử dụng giấm táo một cách an toàn

Mặc dù chưa đủ bằng chứng khoa học về liều lượng, nhưng nếu bạn đang sử dụng giấm táo, các hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn sử dụng giấm táo sao cho giảm thiểu các tác dụng phụ:

- Hạn chế việc lạm dụng bổ sung giấm táo của bạn: tốt nhất là bắt đầu với liều lượng giấm táo thấp hơn so với liều khuyến nghị tối đa theo nhãn sản phẩm.

- Giảm thiểu sự tiếp xúc của răng với axit: tốt nhất bạn nên uống giấm táo qua ống hút sau khi đã pha loãng, đặc biệt nếu răng của bạn dễ nhạy cảm.

- Súc miệng bằng nước lọc sau khi uống giấm táo: để ngăn ngừa tổn thương men răng sâu hơn, bạn nên đợi khoảng 30 phút sau đó mới đánh răng.

- Tránh sử dụng giấm táo nếu bạn bị chứng liệt dạ dày (hay còn gọi là chậm lưu thông dạ dày): giấm táo có thể làm nặng thêm các triệu chứng của chứng liệt dạ dày (tức là khiến sự lưu thông của dạ dày bị chậm trễ hơn). Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo.

- Nhận biết về dị ứng: tuy hiếm gặp, nhưng nếu bạn gặp phản ứng dị ứng với giấm táo, hãy ngừng dùng ngay lập tức.

3Lưu ý khi bổ sung giấm táo

Nên pha loãng với một ít nước để tránh mùi giấm táo xộc lên mũiNên pha loãng với một ít nước để tránh mùi giấm táo xộc lên mũi

Giấm táo được biết đến với nhiều công dụng đối với sức khỏe, chúng ta cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh các tác dụng không mong muốn.

Uống giấm táo ngay sau khi ăn

Không nên uống giấm táo ngay sau khi ăn vì có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy nên uống trước bữa ăn hoặc khi bụng còn đói để mang lại hiệu quả tối đa.

Hít sâu giấm táo vào đường thở

Giấm táo bản chất có mùi khó chịu nên sẽ gây cảm giác khó chịu với một số người khi hít phải. Không nên hít hoặc ngửi sâu khi uống, nó có thể gây kích ứng ở đường hô hấp như cảm giác nóng, rát ở phổi. Nên pha loãng với một ít nước để tránh mùi giấm táo xộc lên mũi.

Pha loãng khi sử dụng

Điều đặc biệt chú ý là nên pha loãng giấm táo với nước trước khi sử dụng. Vì khi sử dụng trực tiếp có thể gây hỏng men răng và bỏng thực quản của bạn.

Sử dụng một lượng lớn trong 1 lần

Khi mới sử dụng nên sử dụng với lượng nhỏ và tăng dần, điều này giúp cơ thể có thời gian thích ứng với sự có mặt của giấm táo. Khi sử dụng giấm táo mà bạn có cảm giác đau và nóng rát bụng thì cần giảm lượng giấm táo xuống cho lần sử dụng sau đó.

Khi bôi trực tiếp lên da

Khi sử dụng giấm táo không được pha loãng có thể gây bỏng daKhi sử dụng giấm táo không được pha loãng có thể gây bỏng da

Giấm táo được sử dụng nhiều để làm đẹp như: trị mụn, trị gàu, làm dịu vết bỏng do cháy nắng, làm sáng da, giảm vết nám. Trước khi sử dụng trên da cần được pha loãng để giảm thiểu tối đa tác dụng không mong muốn như bỏng da, làm bào mòn da, hoại tử da khi dùng với nồng độ cao. Các chuyên gia khuyến cáo nên pha 1 phần giấm táo với 10 phần nước khi sử dụng.

Hi vọng qua bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn một số kiến thức về liều dùng, các dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng giấm táo.

Nguồn: healthline.com, mymed.com, momjunction.com

Có thể bạn quan tâm

>>>>> Giấm táo có giúp điều trị bệnh gout không?

>>>>> Những lợi ích tuyệt vời từ giấm táo đối với làm đẹp và chăm sóc cơ thể

Từ khoá: giấm táo

Từ khóa » Giấm đã Qua Sử Dụng