Cách Dùng Thuốc Giảm Mỡ Máu Atorvastatin (Lipitor) Hiệu Quả Cao

Atorvastatin (Lipitor) được nhiều người bệnh tim mạch tin dùng bởi tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả. Tìm hiểu rõ về cách dùng thuốc sẽ giúp bạn tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa những rủi ro

Hiệu quả giảm mỡ máu của Lipitor (Atorvastatin) sẽ phụ thuộc vào cách dùng thuốc.

Hiệu quả giảm mỡ máu của Lipitor (Atorvastatin) sẽ phụ thuộc vào cách dùng thuốc.

Thuốc Atorvastatin (Lipitor) là gì, có tác dụng ra sao?

Atorvastatin (Lipitor) là thuốc điều trị rối loạn lipid máu thuộc nhóm statin tác dụng kéo dài. Thuốc được sử dụng để giảm chỉ sốLDL - cholesterol, triglyceridvà tăng HDL - cholesterolở những người không thể kiểm soát mỡ máu bằng thay đổi lối sống.

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao (cao huyết áp,tiểu đường, tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch vành, chỉ số HDL - cholesterol thấp), bạn cũng được dùng Atorvastatin (Lipitor) để:

  • Chống viêm mạch máu, ngăn chặn xơ vữa mạch vành.
  • Phòng ngừa đau thắt ngực.
  • Giảm nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Atorvastatin (Lipitor) hiện có 3 hàm lượng 10, 20 và 40 mg với giá dao động từ 3.000 - 25.000/1 viên. Dù sử dụng hàm lượng nào, bạn cũng cần nắm rõ về cách dùng và lưu ý khi sử dụng để tránh rủi ro.

Cách sử dụng thuốc Atorvastatin (Lipitor) hiệu quả cao

Thuốc Atorvastatin (Lipitor) nên được uống nguyên viên với một ly nước lớn. Bạn có thể uống thuốc vào bất cứ lúc nào trong ngày, trước, trong hay sau ăn đều được. Tuy nhiên, hãy cố gắng uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều này sẽ giúp nồng độ thuốc trong máu ổn định, từ đó tăng hiệu quả kiểm soát mỡ máu.

Liều khởi đầu thông thường của Atorvastatin (Lipitor) là 10 mg x 1 lần / ngày. Sau 2 - 4 tuần dùng thuốc, bác sĩ có thể tăng liều nếu chỉ số mỡ máu của bạn chưa về mức cho phép. Tuy nhiên, liều tối đa sẽ không quá 80 mg x 1 lần / ngày cho người lớn và 20 mg x 1 lần / ngày cho trẻ em.

Trong quá trình dùng thuốc, việc quên uống thuốc có thể xảy ra. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn chỉ cần uống liều kế tiếp theo lịch trình cũ, không uống gấp đôi để bù liều đã quên.

Đặc biệt, Atorvastatin (Lipitor) có thể dùng dài ngày, bạn không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi cảm thấy đã khỏe. Điều này sẽ khiến chỉ số mỡ máu của bạn tăng cao trở lại và kéo theo nguy cơ lờn thuốc về sau. Hơn thế, Atorvastatin ngoài tác dụng kiểm soát chỉ số mỡ máu còn giúp bạn ổn định mảng xơ vữa, ngăn ngừa nguy cơ mảng xơ vữa nứt vỡ gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Bạn không nên tự ý ngưng dùng thuốc Lipitor ngay cả khi chỉ số mỡ máu đã về mức cho phép.

Bạn không nên tự ý ngưng dùng thuốc Lipitor ngay cả khi chỉ số mỡ máu đã về mức cho phép.

Khi dùng Atorvastatin (Lipitor) cần lưu ý gì để tránh tác dụng phụ?

Sử dụng Atorvastatin (Lipitor) đúng liều, đúng thời điểm sẽ giúp bạn giảm mỡ máu nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn cần nắm rõ thêm các lưu ý dưới đây.

Chế độ ăn uống khi sử dụng Atorvastatin

Bạn không nên uống nước bưởi khi sử dụng Atorvastatin (Lipitor). Bởi nước bưởi có thể làm tăng tác dụng phụ trên gan của thuốc. Nếu vô tình đã uống nước bưởi, bạn nên uống thuốc cách thời điểm này khoảng 12 giờ.

Bạn cũng cần kiêng rượu hoàn toàn nếu bạn đang sử dụng thuốc Lipitor. Không những gây tổn thương gan, rượu còn làm tăng nồng độ triglyceridetrong máu.

Ngoài ra, để giảm mỡ máu tốt hơn, bạn cũng cần tuân thủ các lưu ý cơ bản như

  • Ăn ít thực phẩm chứa nhiều cholesterolchất béo bão hòa,chất béo chuyển hóa(mỡ/nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán…)
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ (trừ bưởi)
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Tập thể dục đều đặn...

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Atorvastatin

Tác dụng phụ thường gặp nhất của Atorvastatin (Lipitor) là viêm mũi - họng, tăng đường huyết, đau đầu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chảy máu cam, đau khớp, đau cơ và đau lưng. Ngoài ra, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khác với tỷ lệ thấp hơn như:

  • Chán ăn, tăng cân, mất ngủ, tê ngứa đầu ngón tay, ngón chân, mờ mắt, ù tai, viêm gan, viêm tụy, phát ban, mệt mỏi, sưng mắt cá chân (tỷ lệ gặp 1/100 người)
  • Rối loạn thị giác, chảy máu hoặc bầm tím trên da, vàng da, vàng mắt, chấn thương gân (tỷ lệ gặp 1/1000 người)
  • Đau/căng tức ngực, phù, khó thở, mất thính lực, phì đại tuyến vú (tỷ lệ gặp 1/10.000 người).

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ tác dụng phụ nào, có thể bao gồm cả những tác dụng phụ không được liệt kê ở trên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Đau lưng, đau cơ là một tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng Atorvastatin (Lipitor)

Đau lưng, đau cơ là một tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng Atorvastatin (Lipitor)

Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Atorvastatin

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Atorvastatin (Lipitor), làm cho một hoặc cả hai loại thuốc kém hiệu quả. Ngoài ra, chúng cũng khiến bạn dễ gặp các tác dụng phụ với mức độ nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là danh sách chi tiết các thuốc có thể tương tác với Atorvastatin (Lipitor). Hãy kiểm tra xem bạn có đang dùng thuốc nào trong số đó và báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh liều.

  • Thuốc chống thải ghép như ciclosporin.
  • Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm, ví dụ erythromycin, clarithromycin, telithromycin, ketoconazole, itraconazole, voriconazole, fluconazole, posaconazole, rifampin, axit fusidic.
  • Các thuốc điều trị mỡ máu nhóm khác nhưezetimibe, fibrat, gemfibrozil hay colestipol.
  • Thuốc trị đau thắt ngực nhóm chẹn kênh canxi, ví dụ: amlodipin, diltiazem
  • Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim (digoxin, verapamil, amiodarone…)
  • Thuốc điều trị HIV như tipranavir, ritonavir, lopinavir, atazanavir, indinavir, darunavir...
  • Thuốc điều trị viêm gan C, ví dụ: telaprevir, boceprevir hoặc kết hợp elbasvir và grazoprevir
  • Các loại thuốc khác: warfarin(chống đông máu), thuốc tránh thai, stiripentol (chống co giật cho bệnh động kinh), cimetidin (dùng cho chứng ợ nóng và loét dạ dày tá tràng), phenazone (thuốc giảm đau), colchicine (điều trị bệnh gút) và thuốc kháng axit chứa nhôm hoặc magiê...

Hãy cho bác sĩ biết các thuốc bạn đang dùng để tránh làm tăng tác dụng phụ của Atorvastatin (Lipitor)

Hãy cho bác sĩ biết các thuốc bạn đang dùng để tránh làm tăng tác dụng phụ của Atorvastatin (Lipitor)

Những người không nên hoặc cần thận trọng khi dùng Atorvastatin

Giống như bất kỳ loại thuốc điều trị mỡ máu nào khác, không phải ai cũng thích hợp dùng Atorvastatin (Lipitor). Bạn không nên dùng thuốc nếu:

  • Đang hoặc đã từng mắc bệnh về gan.
  • Mang thai, cho con bú hoặc đang có kế hoạch mang thai.
  • Đang dùng thuốc glecaprevir & pibrentasvir để điều trị viêm gan C.

Ngoài ra, hãy báo cho bác sĩ của bạn nếu có một trong các yếu tố dưới đây. Bởi đây là những yếu tố có thể làm giảm hiệu quả và tăng tác dụng phụ của thuốc.

  • Bị đau nhức cơ không rõ nguyên nhân hoặc gia đình có người mắc bệnh về cơ.
  • Đang hoặc đã dùng axit fusidic trị nhiễm khuẩn trong vòng 7 ngày trước khi dùng thuốc.
  • Từng bị xuất huyết não do đột quỵ.
  • Mắc bệnh thận, suy giáp hoặc suy hô hấp nặng.
  • Tuổi trên 70.

Dù có tiềm ẩn rủi ro tác dụng phụ, Atorvastatin (Lipitor) vẫn được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ công nhận là một loại thuốc tốt cho người bệnh mỡ máu cao. Chỉ cần tuân thủ đúng các hướng dẫn dùng thuốc kể trên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại thuốc này.

Tham khảo

webmd  medicines

Từ khóa » Thuốc Atorvastatin Uống Lúc Nào