Cách ép Xung CPU Tăng Xung Nhịp Hiệu Quả - BKHOST
Có thể bạn quan tâm
Nói đến tốc độ xử lý của máy tính, chúng ta thường hay đề cập đến xung nhịp CPU. Nếu chúng ta đang có dự định mua một chiếc máy tính mới thì ắt hẳn thứ chúng ta để ý đó là tốc độ xử lý dữ liệu của chiếc máy tính đó có nhanh không. Vậy xung nhịp CPU là gì? Liệu nó có những liên quan gì tới tốc độ xử lý dữ liệu của chiếc máy tính hay không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xung nhịp CPU là gì?
Về cơ bản, tốc độ xử lý của CPU hay còn được gọi là tốc độ xung nhịp, được đo bằng Hertz – thường ở tốc độ gigahertz, hoặc GHz. Tốc độ xử lý của CPU là một thước đo của số chu kỳ quay của một CPU có thể thực hiện mỗi giây. Ví dụ, một CPU có tốc độ clock là 1,8 GHz có thể thực hiện 1.800.000.000 chu kỳ xoay mỗi giây.
Một mặt, tốc độ xử lý của CPU rất hữu ích khi so sánh các CPU tương tự trong cùng một phân khúc hoặc dòng sản phẩm. Ví dụ: giả sử bạn đang so sánh hai CPU Intel Haswell Core i5, chỉ khác nhau về tốc độ xung nhịp của chúng. Một CPU chạy ở tốc độ 3,4 GHz, và một chạy ở tốc độ 2,6 GHz.
Trong trường hợp này bộ xử lý 3.4 GHz sẽ nhanh hơn 30% khi cả hai đều chạy với tốc độ cao nhất. Tương tự như vậy khi bạn so sánh những hãng CPU khá như CPU AMD, CPU ARM, hoặc thậm chí một CPU của Intel đời cũ hơn.
Tuy nhiên, vấn đề về tốc độ xử lý của CPU nằm ở chỗ này. Các CPU hiện đại ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Điều đó có nghĩa là, chúng có thể làm việc nhiều hơn cho mỗi chu kỳ xoay này.
Chẳng hạn, nếu bạn so sánh tốc độ xử lý của CPU chip Pentium 4 với tốc độ 3,6 GHz vào năm 2006, với chip Intel Haswell Core i7 với tốc độ xử lý của CPU 3,9 GHz mới nhất hiện nay. Thoạt nhìn như sau 7 năm trời Intel chẳng cải thiện điều gì, chỉ tăng được có 0.3 GHz. Nhưng vấn đề của tốc độ xử lý của CPU nằm ở chỗ hiệu năng của nó.
Thay vào đó, CPU Core i7 có khả năng thực hiện nhiều tác vụ hơn cho mỗi chu kì xoay của nó. Do đó, tuy chỉ nhanh hơn có 0.3 GHz khi nói về tốc độ xử lý của CPU, nhưng chip i7 có hiệu năng cao gấp hàng ngàn lần so với con chip đời cũ kia. Mặt khác, nhờ tốc độ xử lý của CPU chậm hơn nhưng hiệu năng cao hơn, thiết bị của bạn sẽ sản sinh ít nhiệt hơn, do đó tiết kiệm nhiều năng lượng.
Hướng dẫn tăng xung nhịp CPU laptop
Tuy có thể dẫn đến một số kết quả đáng tiếc, nhưng rõ ràng ép xung CPU là một phương pháp rất “hay ho”. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách ép xung CPU hiệu quả giúp cải thiện đáng kể hiệu năng cho máy tính của bạn.
Kiểm tra độ ổn định CPU
Để đảm bảo có thể ép xung thành công, việc đầu tiên mà bạn cần làm đó là kiểm tra tính ổn định của CPU. Bạn có thể sử dụng phần mềm ép xung tăng tốc độ xử lý CPU Prime95 để làm việc này. Bên cạnh đó, CoreTemp cũng là một phần mềm cung cấp giải pháp theo dõi chính xác nhiệt độ CPU tỏa ra. Nó có thể hoạt động được trên cả 2 lõi AMD và Intel.
Trong trường hợp không muốn phải cài đặt thêm bất kỳ một chương trình nào, thì Real Temp GT “sinh ra” là để dành cho bạn.
Kiểm tra nhiệt độ lõi
Sau khi đã tải, trích xuất và cài đặt một trong những gợi ý phía trên, bạn hãy chạy Core Temp để bắt đầu theo dõi nhiệt độ của CPU máy tính. Lưu ý luôn nhớ nhìn vào nhiệt độ lõi thấp nhất để biết nhiệt độ của CPU khi đang hoạt động.
Tiến hành chạy các bài kiểm tra sức chịu đựng của CPU
Bước tiếp theo đó là đánh giá tốc độ của CPU gốc khi chạy ở mức 100%, cũng như kiểm tra nhiệt độ của bộ phận này.
– Chạy Prime95, chọn “Just stress test”. Ngay sau đó sẽ có một danh sách hiện ra để bạn chọn bìa kiểm tra sức chịu đựng.
– Chọn “Blend Test” => Ok
– Truy cập vào Bios
Đợi khoảng tầm 5 phút cho nhiệt độ CPU đã ổn định, hãy mở Prime95. Tiếp tục chọn “Test” ở thanh trên cùng và nhấn vào “Stop”. Sau đó khởi động lại máy tính và nhấn phím Delete trên bàn phím để vào BIOS. Tùy thuộc vào mỗi dòng máy tính mà phím truy cập BIOS sẽ khác nhau.
Trong ví dụ này chúng ta sẽ thực hiện với bo mạch chủ ASRock Z97 Extreme 4 của ASUS.
Tự động ép xung
Sau khi đã truy cập được BIOS, tìm tab ép xung. Ở đây, nó được đặt tên là “OC Tweaker” và bạn sẽ được cung cấp một số lựa chọn.
Cách đơn giản nhất để có thể ép xung CPU là để cho bo mạch chủ thực hiện phần lớn công việc. Hầu như các nhà sản xuất sẽ đề có profile ép xung, thường là từ 4GHz đến 4.8GHz tùy theo CPU được cài đặt.
Thiết lập mainboard chạy một trong những profile này sẽ cho phép nó cố gắng ép xung chip đến tần số tương ứng trong profile mà không cần người dùng phải nhập bất kỳ một thông số nào. Đây được xem là giải pháp nhanh chóng, đặc biệt phù hợp nếu như bạn muốn thực hiện ép xung với tần số từ 3.5GHz đến 4GHz.
Thay đổi hệ số nhân
Đối với những người có kinh nghiệm, họ sẽ kiểm soát việc ép xung một cách toàn diện hơn. Bạn cũng có thể thay đổi tỷ lệ CPU hoặc hệ số nhân cho tất cả các lõi để đạt được tần số mà bạn mong muốn. Hệ số nhanh sẽ làm việc với tần số BCLK (hoặc Base clock) của lõi để tạo ra con số cuối cùng là 3.5Ghz. Trong ví dụ này, ép xung CPU với tần số 3.5 đến 4GHz đơn giản bằng cách thay đổi hệ số nhân. Kiểm tra tốc độ tải tối đa
Khi bạn đã thay đổi hệ số nhân CPU xuống 40, hãy lưu thay đổi và thoát khỏi BIOS. Khởi động vào Windows, mở Core Temp để theo dõi nhiệt độ CPU, sau đó mở Prime95 và chọn “Options“, “Torture Test” và cuối cùng là “Blend Test” để xem tốc độ tải tối đa của các chip trong hệ thống. Nếu sau khoảng năm phút chip vẫn ổn định thì bạn có thể tăng hệ số nhân để đạt được mức ép xung cao hơn.
Tìm giới hạn
Bước tiếp theo đó là tăng hệ số nhân của từng số một. Mỗi lần như vậy lại lặp lại quá trình kiểm tra sức chịu đựng trong Windows. Cứ thực hiện như vậy cho đến khi máy tính của bạn xuất hiện hiện tượng màn hình xanh hoặc đến khi CPU bắt đầu tự điều tiết nhiệt. Trường hợp lý tưởng nhất đó chính là hiện tượng màn hình xanh xuất hiện trước khi đạt đến giới hạn nhiệt.
Tăng điện áp
Để có thể khắc phục được vấn đề màn hình xanh, bạn sẽ bắt đầu quá trình làm việc với điện áp Vcore. Truy cập lại BIOS và tìm CPU Vcore Voltage Mode. Sau đó thay đổi thành “Fixed”. Bạn sẽ bắt đầu tăng điện áp mỗi lần lên 0.01V cho đến khi khởi động thành công. Tiến hành test kiểm tra sức chịu đựng và duy trì sự ổn định ở tần số đã định.
Bạn có thể tăng điện áp lên 0.05 hoặc 0.1. Bạn sẽ biết được CPU phản ứng như thế nào với mỗi volt điện tại thời điểm đó. Cuối cùng, bạn sẽ nhận thấy CPU không thể đạt được tần số tiếp theo cho dù có tăng bao nhiêu điện áp. Đây là lúc giảm mức ép xung xuống từng 0.1GHz một và giảm điện áp Vcore về thiết lập ổn định cuối cùng cho tần số đó và duy trì ở mức này. Và cũng là mức ép xung cuối cùng CPU có thể đạt được.
Ép xung CPU AMD
So với chip vi xử lý Intel Core, hiệu năng của CPU AMD có thể chưa bằng. Nhưng nếu xét về tỷ lệ hiệu năng/giá thành (hay còn gọi là p/p) thì chip AMD hơn hẳn Intel. Thêm vào đó, dòng CPU của AMD còn sở hữu tính năng ép xung high-end dòng Black Edition.
Với giá bán khoảng 2 triệu 3 trên thị trường thì dòng CPU quad-core Phenom II 955 của AMD không bị khóa xung nhịp là một lựa chọn tốt nhất.
Một số chú ý khi tiến hành ép xung CPU
Sử dụng linh kiện chất lượng
Quá trình ép xung có thể được thực hiện thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào việc bo mạch chủ cũng như RAM có đủ “ngon” hay không. Thậm chí kể cả khi bạn chưa phải là một người quá rành trong kỹ thuật ép xung thì việc có thể sở hữu 2 yếu tố này mà công việc của bạn có thể thuận lợi hơn.
Chú ý giữ nhiệt độ mát mẻ
Một bộ tản nhiệt tốt sẽ chạy êm hơn rất nhiều so với tản nhiệt đi kèm CPU. Loại tản nhiệt cứng cáp với ống tản nhiệt đồng và quạt 12cm sẽ mát hơn loại tản nhiệt khối thông thường. Trong trường hợp quá trình ép xung lâu dài, bạn nên nghĩ tới việc sử dụng loại tản nhiệt nước như ECO ALC của CoolIT. Đây là loại tản nhiệt đã chứa sẵn dung dịch và chạy rất êm.
Ở bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn tăng xung nhịp CPU laptop, chúc các bạn áp dụng thành công. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những địa chỉ bán VPS uy tín hay những dịch vụ hosting chất lượng cao thì có thể đón đọc những bài viết tiếp theo trên blog của BKHOST nhé.
Từ khóa » Tốc độ Xử Lý Của Cpu Là Bao Nhiêu
-
Tốc độ Xung Nhịp CPU Là Gì? | Intel
-
Tốc độ CPU Là Gì? Có ý Nghĩa Gì Trong Các Thiết Bị điện Tử, Di động?
-
Tìm Hiểu Tốc độ Xung Nhịp Của CPU: Thì Ra Là Quan Trọng đến Như Thế!
-
Các Thông Số Cần Biết Của CPU Intel Khi Chọn Mua Laptop
-
Tốc độ Xung Nhịp CPU Là Gì? Và Tác Dụng Của Xung Nhịp
-
GHz Là Gì? Có Thực Sự Cần Thiết Phải Quan Tâm đến GHz Khi Mua ...
-
Tốc độ Xử Lý Của CPU Là Gì? - .vn
-
Tốc độ CPU Bao Nhiêu Là Dụ - Thả Rông
-
Tốc độ Xử Lý Của CPU Trong Hệ Thống Máy Tính được đo Bằng đơn Vị ...
-
Tốc độ Xử Lý Của CPU Là Gì? - Công Lý & Pháp Luật
-
Bỏ Túi 4 Cách Kiểm Tra Tốc độ Xử Lý Máy Tính CPU Siêu Nhanh
-
Tốc độ Bộ Xử Lý Là Gì? Xung Nhịp CPU Có Tác Dụng Gì - Saohaivuong
-
Xung Nhịp CPU Là Gì? - HACOM
-
Tìm Hiểu Về Tốc Độ Xử Lý Của CPU Laptop
-
Nhiệt độ CPU Bao Nhiêu Là Tốt? Cách Duy Trì Nhiệt độ ... - FPT Shop
-
Tốc độ CPU GHz Là Gì? Phân Biệt CPU 2.4 GHz Và 1.7 GHz
-
Top Những CPU Cực Khủng Có Tốc độ Xử Lý Nhanh Nhất Thời điểm ...
-
GHz Là Gì? Cách Xác định Xung Nhịp CPU Tính Theo đơn Vị GHz
-
Tốc độ Xung Nhịp CPU Là Gì? Có Thực Sự Quan Trọng Không?