CÁCH GHÉP CÀNH BƯỞI BẰNG KĨ THUẬT GHÉP NÊM

Chat hỗ trợ Chat ngay Home Uncategorized CÁCH GHÉP CÀNH BƯỞI BẰNG KĨ THUẬT GHÉP NÊM Uncategorized CÁCH GHÉP CÀNH BƯỞI BẰNG KĨ THUẬT GHÉP NÊM

Posted On Tháng Mười 21, 2018 at 1:45 sáng by lovetadmin / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH GHÉP CÀNH BƯỞI BẰNG KĨ THUẬT GHÉP NÊM

Share on Facebook Share Share on TwitterTweet Share on Pinterest Share Print Print Lượt Xem: 444

Đây là một hướng dẫn từng bước để giúp bạn ghép cành bưởi thành công bằng kỹ thuật ghép nêm. Trình bày dưới đây là cách ghép cành một giống bưởi quý hiếm vào một cây bưởi đã có sẵn để tạo nên một cây bưởi đa giống. Ghép nêm cũng là một phương cách ghép mai rất hiệu nghiệm.

Đây là hướng dẫn từng bước giúp bạn ghép cành bưởi thành công bằng kỹ thuật ghép nêmĐây là hướng dẫn từng bước giúp bạn ghép cành bưởi thành công bằng kỹ thuật ghép nêm.

Ghép nêm là một phương cách rất thích hợp để ghép tất cả các loại cây có múi bao gồm cam chanh quýt bưởi quất hạnh. Kỹ thuật này cũng là một phương cách ghép mai và nhiều loại cây khác rất hiệu quả . Mặc dầu hướng dẫn này chỉ cách ghép nêm để thêm một giống mới vào một cây có múi đa giống nhưng cũng xin nhớ rằng phương cách này hoàn toàn thích hợp để tạo ra những cây có múi mới.

Tiệt trùng dụng cụ ghép

Tiệt trùng dao ghépTiệt trùng dao ghép.

Để nâng cao tối đa mức độ thành công của mối ghép cũng như để ngăn ngừa lan truyền bệnh từ cây này sang cây khác, một điều tối quan trọng là phải tiệt trùng dụng cụ ghép giữa mỗi lần ghép. Để biết thêm cách tiệt trùng dụng cụ ghép xin xem liên kết ngay đây: Tiệt trùng dụng cụ ghép

Lựa chọn một kỹ thuật ghép dựa trên kích thước của hom cây

Khi ghép giống mới vào một cây cam quýt tôi thích ghép hom hơn là ghép chồi. Tôi nhận xét thấy rằng chồi ghép phát triển hết sức chậm chạp hoặc không phát triển gì cả. Trong khi đó hom ghép có khuynh hướng sống và phát triển nhanh hơn. Những hom cây tôi nhận được từ CCPP trong trường hợp này có đường kính nhỏ hơn một ít so với cành mục tiêu. Do tôi quyết định sử dụng phương cách ghép nêm nên tôi lựa chọn hom cây nào có đường kính gần bằng cành mục tiêu nhất. Nếu như những hom cây này nhỏ hơn nhiều so với cành mục tiêu thì tôi sẽ chọn phương cách ghép dưới vỏ.

Nếu đường kính của hom cây bằng hoặc nhỏ hơn một ít so với đường kính của cành mục tiêu thì ghép nêm là một phương cách tốtNếu đường kính của hom cây bằng hoặc nhỏ hơn một ít so với đường kính của cành mục tiêu thì ghép nêm là một phương cách tốt.

Cắt cành mục tiêu

Bước đầu tiên là cắt cành mục tiêu để chuẩn bị mối ghép. Tôi thích sử dụng một cái cưa để cắt hơn bởi vì vết cắt sẽ trơn láng hơn và sẽ gây thiệt hại ít nhất cho cành mục tiêu.

Cưa cành mục tiêuCưa cành mục tiêu.

Chẻ cành mục tiêu

Bước kế tiếp là phải chẻ cành mục tiêu để nhét hom cây vào. Tôi bắt đầu vết cắt bằng cách cắt ngay giữa cành và nhấc dao lên xuống nhẹ nhàng cho đến khi đạt được một chiều sâu như ý. Vết cắt này dài khoảng 4cm

Chẻ cành mục tiêuChẻ cành mục tiêu.

Xem xét hom cây

Bước kế tiếp, bạn phải xem xét hom cây để quyết định góc cạnh nào tốt nhất để vát. Trong trường hợp này tôi sẽ lựa chọn một hom cây có góc cạnh và đường kính thích hợp nhất với cành mục tiêu. Tôi sẽ chọn ra một cạnh bằng phẳng nhất của một hom cây để vát. Tôi sẽ vát nó thành hình chữ V để dễ dàng ghép vào cành mục tiêu.

Xem xét hom cây để quyết định cạnh nào tốt nhất để vátXem xét hom cây để quyết định cạnh nào tốt nhất để vát.

Vát hom cây

Đây là hom cây đã được vát nhọn. Tôi chỉ tập trung vào một mặt của hom cây. Mặt bên kia không cần phải tiếp xúc với cành mục tiêu. Để cho việc lắp ghép được dễ dàng bạn có thể vát mặt bên kia hom mỏng hơn mặt hom mà bạn muốn tiếp xúc với cành mục tiêu.

Vát hom cây thành hình chữ V Vát hom cây thành hình chữ V.

Bí mật của sự thành công: Điều chỉnh các phần tượng tầng như thế nào

Phần tượng tầng thể hiện bằng mũi tênPhần tượng tầng thể hiện bằng mũi tên.

Mục đích của bạn khi ghép cây là giúp cho phần tượng tầng của hom cây được tiếp xúc với phần tượng tầng của cành mục tiêu. Phần tượng tầng là một lớp mô rất mỏng nằm giữa vỏ cây và gỗ. Khoảng cách của phần thượng tầng đến phần vỏ bên ngoài có khuynh hướng tùy thuộc vào đường kính của gỗ phía bên trong.

Nhiều hướng dẫn ghép cây mà tôi đã nhìn thấy cho ấn tượng rằng người ghép cây phải kết hợp chính xác tất cả các phần thượng tầng dọc theo chiều dài của mối ghép. Như vậy sẽ khá khó khăn vì các phần thượng tầng đã rất mỏng lại còn bị che phủ bởi vỏ cây.

 

Điều chỉnh vỏ cây bên ngoài thẳng hàng

Hình ảnh dưới đây là một ví dụ cho thấy vỏ của hom cây và vỏ của cành mục tiêu được sắp xếp cho nằm bằng nhau.

Một mối ghép nêm được minh họa khi vỏ của hom cây và vỏ của cành mục tiêu được sắp xếp để nằm bằng nhauMột mối ghép nêm được minh họa khi vỏ của hom cây và vỏ của cành mục tiêu được sắp xếp để nằm bằng nhau.

Các phần tượng tầng không chạm nhau

Minh họa bên dưới cho thấy mối ghép bên trên sau khi vỏ cây được bóc rời để lộ ra các phần tượng tầng. Mặc dù các vỏ cây phía ngoài nằm bằng nhau nhưng không có một tiếp xúc nào giữa hai phần tượng tầng của hom cây và cành mục tiêu; Như thế này, mối ghép này sẽ thất bại.

Minh họa của một mối ghép nêm khi các vỏ cây bên ngoài nằm bằng nhau nhưng các phần tượng tầng bên trong không có tiếp xúcMinh họa của một mối ghép nêm khi các vỏ cây bên ngoài nằm bằng nhau nhưng các phần tượng tầng bên trong không có tiếp xúc.

Điều chỉnh các phần tượng tầng từ hai góc độ

Minh họa bên dưới cho thấy một phần của hom cây đã được điều chỉnh lệch xuống một ít để cả hai phần tượng tầng được tiếp xúc.

Minh họa của một mối ghép nêm cho thấy hom cây khi nhìn xéoMinh họa của một mối ghép nêm cho thấy hom cây khi nhìn xéo.

Các phần tượng tầng được tiếp xúc

Minh họa dưới đây cho thấy minh họa bên trên sau khi vỏ cây đã được bóc rời để lộ ra các phần tượng tầng. Các phần tượng tầng tiếp xúc nhau tại hai điểm. Nên nhớ là các phần tượng tầng không cần phải tiếp xúc hết dọc theo chiều dài của hom cây.   Hai điểm tiếp xúc này đủ giúp cho mối ghép thành công. Trong khi mối ghép lành lại, mô sẹo sẽ phát triển và nối lại các phần tượng tầng không dính.

 Minh họa của một mối ghép nêm cho thấy các phần tượng tầng tiếp xúc nhau tại hai điểmMinh họa của một mối ghép nêm cho thấy các phần tượng tầng tiếp xúc nhau tại hai điểm.

Lắp hom cây vào cành mục tiêu

Đây là hom cây được lắp vào cành mục tiêu với một góc độ đảm bảo cho các phần tượng tầng được tiếp xúc. Góc độ này nằm ngược lại với minh họa bên trên. Phần đầu của hom cây trong minh họa trên lệch ra ngoài một ít nhưng minh họa bên dưới cho thấy phần đầu của hom cây lệch vô trong một ít. Lệch trong hay lệch ngoài đều được cả miễn là phải có điểm tiếp xúc.

Lắp ghép hom cây. Lắp ghép hom cây.

Quấn mối ghép với băng parafilm

Tôi quấn mối ghép với băng parafilm lần thứ nhất để niêm kín mối ghép và giữ nó không được nhúc nhích. Để cho mối ghép được chặt chẽ hơn bạn kéo căn băng parafilm ra một ít trong lúc quấn, và như thế nó sẽ dính chặt lại. Tôi dùng băng parafilm loại ½ inch để quấn mối ghép. Bạn có thể đặt băng parafilm này tại liên kết ngay đây: Dụng cụ ghép.

Quấn mối ghép bằng băng parafilm.Quấn mối ghép bằng băng parafilm.

Dùng dây thun để quấn

Để bảo đảm cả hai phòng tượng tầng tiếp xúc chặt chẽ và cũng để mối ghép được vững chắc trong thời gian hồi phục tôi dùng dây thun quấn chặt.

Quấn mối ghép với một cọng thunQuấn mối ghép với một cọng thun.

Tỉa hom cây chỉ chừa lại ba đến bốn chồi thôi

Tôi tỉa hom cây và chỉ chừa lại ba đến bốn chồi. Trong ví dụ này tôi chỉ chừa lại ba chồi cây.

Tỉa hom chỉ chừa lại ba chồi câyTỉa hom chỉ chừa lại ba chồi cây.

Quấn thêm một lớp băng parafilm thứ hai

Bước tới là quấn hom cây với một lớp băng parafilm thứ hai. Tôi quấn từ dưới đi lên và quấn chồng lên nhau để các lớp băng dính chặt vào nhau. Quấn chồng lên nhau như thế này giúp cho hom cây được tươi không bị héo và cũng để tránh nước mưa. Tại những vùng có nhiều mưa bạn phải giữ cho hom không bị ướt thì nó mới sống. Tôi quấn toàn thể hom cây luôn cả đầu bị cắt và chỉ chừa ra những chồi non. Có nhiều người quấn cả chồi nhưng khi tôi thử nghiệm như thế thì tôi thấy rằng chồi non của nhiều giống cam quýt phải rán sức lắm mới chọc thủng được lớp băng.

Quấn thêm một lớp băng parafilm thứ hai lên mối ghépQuấn thêm một lớp băng parafilm thứ hai lên mối ghép.

Giữ mối ghép khỏi ánh sáng mặt trời

Lúc mà tôi thực hiện mối ghép này thì thời tiết rất lý tưởng, nhiệt độ khoảng trên 21C đến 29C giúp các mối ghép lành nhanh chóng. Để mối ghép khỏi bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào và trở nên nóng lên, tôi dùng giấy nhôm mỏng nhẹ nhàng bao nó lại .

Bao mối ghép bằng giấy nhôm mỏng để bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trờiBao mối ghép bằng giấy nhôm mỏng để bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời.

Gỡ bỏ giấy nhôm sau ba tuần

Cam quýt thường lành lại sau ba tuần cho nên sau ba tuần tôi gỡ bỏ giấy nhôm ra. Hom cây nhìn vẫn còn tươi xanh tức là một điềm tốt vì thường thì nếu mối ghép thất bại, sau ba tuần các hom cây sẽ đổi thành màu nâu.

Gỡ bỏ giấy nhôm ra sau ba tuầnGỡ bỏ giấy nhôm ra sau ba tuần.

Mối ghép nêm phát triển

Sau khi gỡ giấy nhôm ra thì bước kế tiếp là bạn phải kiên nhẫn chờ cho chồi ghép phát triển. Có đôi khi chồi ghép phát triển chỉ trong vài tuần nhưng tôi đã thấy cũng có đôi khi nhiều chồi lại phát triển sau vài tháng.   Do vậy, kiên nhẫn là chính. Hình ảnh bên dưới cho thấy chồi ghép phát triển sau bốn tháng.

Chồi ghép phát triển sau bốn tháng trên cây bưởi đa giốngChồi ghép phát triển sau bốn tháng trên cây bưởi đa giống.

Mối ghép nêm lành trở lại

Hình ảnh bên dưới cho thấy mối ghép phát triển sau nhiều tháng. Cọng dây thun và băng quấn đã mục và không còn cần thiết nữa nên tôi gỡ bỏ. Mối ghép đã lành tốt đẹp phía trước cũng như phía sau.

Hình trên, bên trái: Mối ghép với cọng thun và băng quấn đã mục. Hình trên, giữa: Mối ghép được gỡ sạch không còn cọng thun và băng quấn. Hình trên, bên phải: Mối ghép nhìn phía sau. Hình bên dưới: Mối ghép nhìn ngangHình trên, bên trái: Mối ghép với cọng thun và băng quấn đã mục. Hình trên, giữa: Mối ghép được gỡ sạch không còn cọng thun và băng quấn. Hình trên, bên phải: Mối ghép nhìn phía sau. Hình bên dưới: Mối ghép nhìn ngang.

Một cây bưởi với bốn giống khác nhau

Hình bên dưới cho thấy cây bưởi được ghép với nhánh bưởi Sarawak bắt đầu từ phía dưới ngay giữa hình lên tới phía trên bên trái của hình. Bạn cũng có thể thấy được hai giống bưởi khác được ghép vào cây.

Một cây bưởi đa giống với bốn giống khác nhau. Cành bưởi Sarawak bắt đầu từ phía dưới, ngay giữa hình lên tới phía trên bên trái hình. Một giống bưởi thứ hai được ghép bằng kỹ thuật ghép mắt nhỏ có gỗ, hình phóng đại. Một giống bưởi thứ ba được ghép bằng kỹ thuật ghép nêm nằm ngay phía dưới góc bên phải hình. Một cây bưởi đa giống với bốn giống khác nhau. Cành bưởi Sarawak bắt đầu từ phía dưới, ngay giữa hình lên tới phía trên bên trái hình. Một giống bưởi thứ hai được ghép bằng kỹ thuật ghép mắt nhỏ có gỗ, hình phóng đại. Một giống bưởi thứ ba được ghép bằng kỹ thuật ghép nêm nằm ngay phía dưới góc bên phải hình.

Share on Facebook Share Share on TwitterTweet Share on Pinterest Share Print Print

Điều hướng bài viết

PHÂN LOẠI CÁC LOẠI VÔI VÀ CÔNG DỤNG CỦA VÔI ĐỐI VỚI CÂY PHONG LANCÁCH GHÉP MẮT CHỮ T TRÊN CÂY CAM – KĨ THUẬT TRỒNG CAM

Bài Viết Gần Đây >>>

  • LẤP GỐC SÂU SẦU RIÊNG GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ GÌ?
  • SẦU RIÊNG GỐC NHỚT VÀ GỐC 2 NĂM BÀ CON NÊN CHỌN GIỐNG NÀO?
  • CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CẦN THIẾT KHI TRỒNG TRỌT DIỆN TÍCH LỚN
  • VÀNG LÁ CÂY CON Ở SẦU RIÊNG NGƯỜI NÔNG DÂN NÊN CHÚ Ý
  • NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU RIÊNG
  • BỘ 3 CHỐNG RỤNG BÔNG, TRÁI NON TRÊN CÂY SẦU RIÊNG HIỆU QUẢ NHẤT CTY AGROBEST
  • BỘ ĐÔI SIÊU CHẶN ĐỌT SẦU RIÊNG SUPER KALI + AGRI COC 800 CTY AGROBEST
  • TẠO TƯỚNG SẦU RIÊNG, NỞ HỘC TRÁI HIỆU QUẢ NHẤT
  • THỐI NGÓ SEN, THỐI LÁ, THỐI RỄ PHẢI LÀM SAO ?
  • SỬA TƯỚNG SẦU RIÊNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO ĐÁNG BẤT NGỜ

VIDEO KINH NGHIỆM

Từ khóa » Ghép Nêm Là Gì