Cách Ghép Chữ Tiếng Trung - Mẹo Học Tiếng Trung đơn Giản - Hicado
Có thể bạn quan tâm
Cách ghép chữ tiếng Trung như thế nào? Khi mà hiện nay số lượng lớn người Việt Nam đang có xu hướng học thêm ngôn ngữ mới và Tiếng Trung là sự lựa chọn của họ. Tuy nhiên, vì mới tiếp cận nên có rất nhiều bạn chưa hiểu được cách học tiếng trung sao cho đúng và cách ghép chữ tiếng Trung sẽ gồm quy tắc nào. Bài viết sau đây của Hicado sẽ giúp bạn có hướng đi trên lộ trình học tiếng Trung của mình. Các bạn cùng tham khảo bài viết ngay nhé!
Từ ghép tiếng Trung là gì?
Tiếng Trung là ngôn ngữ mẹ đẻ của người Hán và được đa số người Trung Quốc sử dụng trong giao tiếp. Hiện nay, trên thế giới có đến 1,2 tỷ người sử dụng tiếng trung, chiếm 16% dân số trên thế giới.
Tuy nhiên, Tiếng Trung được coi là ngôn ngữ khá phức tạp đòi hỏi người học phải biết cách phát âm, thuộc bảng ký tự,… Ngoài ra, một việc không thể thiếu nếu bạn muốn học tốt và giao tiếp giỏi tiếng Trung là hiểu được từ ghép tiếng Trung là gì và phải biết cách ghép chữ tiếng trung. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó trong bài viết sau:
Từ ghép tiếng Trung được hiểu là từ được kết hợp bởi 2 từ tố thực (từ tố có ý nghĩa) hay còn được gọi là “từ căn”. Để tạo thành từ ghép tiếng Trung sẽ có 3 phương thức kết hợp từ căn như sau:
– Ghép chữ bằng phương thức phức hợp
– Ghép chữ bằng phương thức phụ gia
– Ghép chữ bằng phương thức trùng điệp
Mỗi phương thức kết hợp trên đều có những đặc điểm và mức độ khó riêng, nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về cách ghép chữ tiếng Trung thì đây chính là bài viết hữu hiệu dành cho bạn.
Cách tự học tiếng Trung chuẩn không cần chỉnh tại nhà
Cách ghép chữ tiếng Trung
Như chúng tôi đã nhắc ở trên, để có thể ghép chữ tiếng Trung thì sẽ có 3 phương thức chính đó là: Ghép chữ tiếng Trung bằng phương thức phức hợp, ghép chữ bằng phương thức phụ gia và ghép chữ bằng phương thức trùng điệp. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn hiểu được cách ghép chữ tiếng trung Quốc với 3 phương thức trên:
1. Ghép chữ tiếng Trung bằng phương thức phức hợp
Trong cách ghép chữ tiếng Trung bằng phương thức phức hợp sẽ có 5 kiểu khác nhau mà người Trung Quốc thường xuyên sử dụng:
– Kiểu thứ 1: Ghép kiểu liên hợp
Với cách ghép chữ tiếng Trung kiểu này thì sẽ được hợp thành bởi 2 từ căn có quan hệ ngang hàng.
Ví dụ cụ thể:
Tiếng Trung | Phiên âm | Dịch |
道路 | Dàolù | Con đường |
政府 | Zhèngfǔ | Chính phủ |
动静 | Dòngjìng | Động tĩnh |
堅持 | Jiānchí | Kiên trì |
国家 | Guójiā | Quốc gia |
– Kiểu thứ 2: Ghép từ kiểu chính phụ
Với cách ghép từ tiếng Trung này thì các từ sẽ được ghép với nhau theo kiểu chính phụ trong đó từ căn phụ ở phía trước sẽ có nhiệm vụ hạn chế hoặc bổ sung ý nghĩa cho từ căn chính đứng ở phía sau đó.
Ví dụ cụ thể:
Tiếng Trung | Phiên âm | Dịch |
白班 | Báibān | Ca ngày |
电铃 | Diànlíng | Chuông điện |
电话 | Diànhuà | Điện thoại |
汽车 | Qìchē | Ô tô |
火车 | Huǒchē | Xe lửa |
– Kiểu thứ 3: Ghép từ kiểu bổ sung
Với cách ghép chữ tiếng Trung kiểu bổ sung thì từ căn phụ đứng phía sau có nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho từ căn chính ở phía trước
Ví dụ cụ thể:
Tiếng Trung | Phiên âm | Dịch |
留下 | Liú xià | Lưu lại |
提高 | Tígāo | Nâng cao |
病人 | Bìngrén | Người bệnh |
书本 | Shūběn | Sách vở |
身上 | Shēnshang | Trên người |
– Kiểu thứ 4: Ghép từ kiểu động tân
Ở cách ghép từ tiếng Trung kiểu động tân, từ căn đứng ở sau sẽ chịu sự chi phối hoàn toàn từ từ căn chính đứng trước đó.
Ví dụ cụ thể:
Tiếng Trung | Phiên âm | Dịch |
注意 | Zhùyì | Chú ý |
行動 | Xíngdòng | Hành động |
关心 | Guānxīn | Quan tâm |
考慮 | Kǎolǜ | Cân nhắc, xem xét |
放心 | Fàngxīn | Yên tâm |
– Kiểu thứ 5: Ghép từ kiểu chỉ vị
Với cách ghép từ tiếng Trung kiểu chỉ vị thì từ căn đứng ở phía trước sẽ là chủ ngữ và từ căn đứng phía sau là vị ngữ.
Ví dụ cụ thể:
Tiếng Trung | Phiên âm | Dịch |
太阳 | Tàiyáng | Mặt trời |
博士 | Bóshì | Tiến sĩ |
月亮 | Yuèliàng | Trăng |
小孩 | Xiǎohái | Trẻ em |
年轻 | Niánqīng | Trẻ tuổi |
2. Cách ghép chữ tiếng Trung theo phương thức phụ gia
Từ ghép được ghép theo phương thức phụ gia là được tạo thành bởi từ căn đi kèm với tiền tố hoặc hậu tố
Trong đó, tiền tố và hậu tố là những từ tố không có ý nghĩa thực hay còn gọi là “từ tố hư”
– Thêm tiền tố trước từ căn:
Trong tiếng Trung, các bạn sẽ thường xuyên gặp các tiền tố như sau: 第, 小, 老, 初, 非, 准, 可,…
Ví dụ cụ thể:
Tiếng trung | Phiên âm | Dịch |
老陈 | Lǎo chén | Anh Trần |
可悲 | Kěbēi | Buồn, Bi thương |
可爱 | Kě ài | Đáng yêu, dễ thương |
小王 | Xiǎo Wáng | Tiểu Vương |
第一 | Dì yī | Thứ nhất |
– Thêm hậu tố vào phía sau từ căn
Trong tiếng Trung, các bạn sẽ thường xuyên gặp các tiền tố như sau: 子, 儿, 员, 头, 性, 家, 者,….
Ví dụ cụ thể:
Tiếng Trung | Phiên âm | Dịch |
桌子 | Zhuōzi | Cái bàn |
队员 | Duìyuán | Đội viên |
花儿 | Huār | Hoa |
妻子 | Qīzi | Người vợ |
工作者 | Gōngzuò zhě | Nhân viên công tác |
3. Cách ghép chữ tiếng Trung theo phương thức trùng điệp
Những từ ghép được tạo ra từ phương thức trùng điệp đều là những từ được hình thành từ các từ căn lặp lại.
Ví dụ cụ thể:
Tiếng Trung | Phiên âm | Dịch |
哥哥 | Gēgē | Anh trai |
太太 | Tàitài | Bà |
明明 | Míngmíng | Rõ ràng |
想想 | Xiǎng xiǎng | Suy nghĩ |
常常 | Chángcháng | Thường thường |
>> Trên đây là một số cách ghép chữ tiếng Trung mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn. Nếu trong bài viết mà các bạn có thắc mắc nào hoặc cần giải đáp liên quan đến cách ghép chữ tiếng Trung hay bạn muốn tìm hiểu thêm về phương pháp học tiếng Trung siêu trí nhớ thì hãy để lại phản hồi ngay trong phần dưới đây của bài viết, chúng tôi luôn luôn lắng nghe mọi sự đóng góp ý kiến của các bạn.
Cách ghép các bộ trong tiếng Trung
Ngoài việc phải học cách ghép chữ tiếng Trung, một trong những phần quan trọng mà các bạn cần quan tâm và để ý đến đó chính là các bộ trong tiếng Trung. Trong bảng chữ cái tiếng Trung có đến 214 bộ thủ, trong đó mỗi bộ thủ đều mang một nét đặc trưng và ý nghĩa riêng biệt, không có sự trùng lặp. Người Trung quốc đã sử dụng các bộ thủ và ghép lại với nhau để tạo thành một chữ Hán ngữ mới có quy tắc hoàn toàn mới, các bạn cùng lưu ý các quy tắc sau đây để hiểu được cách ghép từ tiếng Trung và ghép bộ trong tiếng Trung.
Trong cách ghép các bộ thủ trong Tiếng trung sẽ có 6 phép chữ cơ bản bao gồm: Tượng hình, Chuyển chú, Chỉ sự, Giả tá, Hình thanh và Hội ý. Trong nhóm trên thì Hình thanh và hội ý là 2 loại được sử dụng phổ biến nhất.
– Phép chữ Hình thanh
Phép chữ hình thanh sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là biểu âm và biểu nghĩa. Vị trí giữa 2 bộ phận này là không cố định và chiếm đến 80% trong toàn bộ chữ Hán.
Với âm bên trái, nghĩa bên phải:
Chữ 期 có phát âm /qī/: Kì = 其 /qí/+ 月 /yuè/
Trong đó, chữ 期 được tạo thành từ bộ Kì ở vị trí bên trái và bộ Nguyệt ở vị trí bên phải. Bộ Kì có vai trò làm biểu âm, tạo thành âm “qi” cho chữ 期, Bộ Nguyệt dùng để chỉ nghĩa vì trăng mọc với chu kỳ 1 tháng 1 lần.
Với âm bên phải, nghĩa bên trái
Chữ 味 có phát âm /wèi/: Nếm thử = 口 /kǒu/ + 未 /wèi/
Trong đó, chữ 味được tạo thành từ bộ Vị ở vị trí bên phải và bộ Khẩu ở vị trí bên trái. Bộ Vị giữ vai trò là biểu âm và giúp tạo nên âm “wei” cho chữ 味, Bộ khẩu dùng để chỉ nghĩa, vì khi nếm cần phải dùng miệng.
Với dưới hình trên thanh
Chữ 型 có phát âm /xíng/: Hình, mô hình = 刑 /xíng/ + 土 /tǔ/
Trong đó, chữ 型 được hình thành bởi bộ Hình bên trên và bộ Thổ bên dưới. Bộ Hình có chức vụ là biểu âm, tạo nên âm “xing” cho chữ 型
Với kiểu trong hình ngoài thanh
Chữ 阁 có phát âm /gé/: Các = 门 /mén/ + 各 /gè/
Trong đó, chữ 阁 được hình thành bởi bộ Môn bao bên ngoài và ở bên trong là bộ Các có nhiệm vụ tạo nên âm “ge” cho chữ 阁
– Phép chữ hội ý
Phép chữ hội ý là kiểu ghép chữ bằng cách dùng ý nghĩa của 2 hoặc nhiều bộ thủ ghép lại với nhau, dùng ý nghĩa của bộ thủ kết hợp lại với nhau để tạo thành nghĩa cho từ Hán mới.
Ví dụ:
+ Chữ 森 có phát âm /sēn/: Lâm (Có nghĩa là rừng)
Trong đó, chữ này gồm 3 chữ 木 /mù/ ghép lại với nhau và có ý nghĩa là 3 cái cây ghép lại thành một rừng cây.
+ Chữ 武 / wǔ/: Vũ (Hay Võ) = vũ/ võ (Lực).
Trong đó, chữ này gồm chữ 止 chỉ = dừng lại + 戈 qua = ngọn giáo ghép lại với nhau và tạo ra câu có ý nghĩa: dùng vũ lực ngăn cấm điều bạo ngược, chỉnh đốn sự rối loạn.
+ Chữ 休 / xiū /: Hưu (Ngừng, nghỉ ngơi)
Trong đó, chữ này gồm chữ Nhân 亻(Người) và chữ Mộc 木 (Cây) ghép lại với nhau và tạo ra câu có ý nghĩa: người tựa vào gốc cây nghỉ ngơi.
+ Chữ 明 /míng /: Minh (Sáng rõ)
Trong đó, chữ này gồm chữ Nhật 日 và chữ Nguyệt 月 ghép lại với nhau và tạo ra câu có ý nghĩa: mặt trời và mặt trăng ghép lại tạo nên ánh sáng.
+ Chữ 从 / cóng /: Tòng (Theo, đi theo, từ…)
Trong đó, chữ này gồm 2 chữ Nhân ghép lại với nhau và tạo ra câu có ý nghĩa: một người đi theo sau một người.
+ Chữ 泪 / lèi /: Lệ (Nước mắt)
Trong đó, chữ này gồm bộ ba chấm thủy (Biểu thị cho nước) và bộ Mục (Mắt) ghép lại với nhau và tạo thành câu có ý nghĩa là nước chảy từ mắt ra, là nước mắt.
+ Chữ 尘 / chén /: Bụi
Trong đó, chữ này gồm bộ Tiểu (Nhỏ) và bộ Thổ (Đất) ghép lại với nhau và tạo thành câu có ý nghĩa: đất nhỏ có nghĩa là bụi.
>>> Trên đây là một số cách ghép các bộ trong tiếng Trung mà người bản địa thường xuyên sử dụng. Hy vọng với thông tin này có thể giúp các bạn hiểu hơn về ngôn ngữ trung quốc và cách ghép chữ tiếng Trung, đặc biệt là đối với những bạn là người mới bắt đầu học tiếng Trung.
Tham khảo ngay: Cách học từ vựng tiếng Trung nhanh nhất
Làm thế nào để ghi nhớ cách ghép chữ Hán một cách dễ dàng
Với bất kỳ ai bắt đầu học tiếng Trung cũng đều đặt ra câu hỏi: Liệu phải làm thế nào để có thể ghi nhớ cách ghép chữ Hán một cách dễ dàng nhất mà lâu bị quên. Câu trả lời của chúng tôi là sẽ không có cách nào ngoài việc chăm chỉ rèn luyện cách ghép chữ tiếng Trung mỗi ngày. Nếu không có nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ cần bạn dành ra 2 tiếng để học tiếng Trung và cách ghép từ tiếng Trung và cứ đều đặn như vậy thì trong thời gian ngắn là bạn có thể thành thạo thêm ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt.
Tuy nhiên, chăm chỉ tập viết chữ Hán không có nghĩa là bạn viết đi viết lại như cách bị chép phạt mà tập viết ở đây có nghĩa là sử dụng một từ mới và vận dụng trong một câu tiếng Trung cụ thể, việc này sẽ giúp bạn học được nhiều từ mới, học được cách ghép chữ tiếng Trung, vừa biết viết bài văn, ngoài ra còn giúp bạn biết cách đặt câu bằng tiếng Hán.
Để thành thạo ngôn ngữ này bạn cần phải học thuộc 214 bộ thủ vì nó sẽ giúp các bạn dễ dàng trong việc ghi nhớ chữ Hán và tiết kiệm thời gian, công sức vì không còn cần phải nhìn bảng để tra cứu.
Ngoài cách học trên giấy bút, bạn có thể học cách ghép từ tiếng Trung qua Flashcash, các trò chơi đoán chữ, ghép chữ, câu đố,.. Với cách học này sẽ giúp các bạn không cảm thấy nhàm chán khi học bài mà vẫn rất hiệu quả.
Với sự phát triển của công nghệ số, hầu hết các bạn đã được tiếp cận đến những thiết bị thông minh như smartphone, máy tính bảng, tivi,… Hãy tận dụng cơ hội này và lên internet tìm kiếm những bài báo, câu chuyện, bộ phim có nội dung bằng tiếng Hán để từ đó có thể nâng cao trình độ của bản thân.
Bộ từ ghép tiếng Trung thông dụng được sử dụng nhiều nhất
Để giúp các bạn học tiếng Trung dễ dàng hơn, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn 500 từ ghép tiếng Trung thông dụng được sử dụng nhiều nhất, các bạn cùng theo dõi ngay bài viết này nhé:
STT | Chữ viết | Phiên âm (tiếng Trung bồi) và nghĩa |
1 | 我們 | wǒ men (ủa mân): chúng tôi |
2 | 什麼 | shén me (sấn mơ): cái gì, hả. |
3 | 知道 | zhī dào (trư tao): biết, hiểu, rõ. |
4 | 他們 | tāmen (tha mân): bọn họ. |
5 | 一個 | yīgè (ý cừa): một cái, một. |
6 | 你們 | nǐmen (nỉ mân): các bạn |
7 | 沒有 | méiyǒu (mấy yểu): không có, không bằng, chưa. |
8 | 這個 | zhège (trưa cơ): cái này, việc này. |
9 | 怎麼 | zěnme (chẩn mơ): thế nào, sao, như thế. |
10 | 現在 | xiànzài (xien chai): bây giờ. |
11 | 可以 | kěyǐ (khứa ỷ): có thể. |
12 | 如果 | rúguǒ (rú cuổ): nếu. |
13 | 這樣 | zhèyàng (trưa dang): như vậy, thế này. |
14 | 告訴 | gàosù (cao su): nói với, tố cáo, tố giác. |
15 | 因為 | yīnwèi (in guây): bởi vì, bởi rằng. |
16 | 自己 | zìjǐ (chư chỉ): tự mình, mình. |
17 | 這裡 | zhèlǐ (trưa lỉ): ở đây. |
18 | 但是 | dànshì (tan sư): nhưng, mà. |
19 | 時候 | shíhòu (sứ hâu): thời gian, lúc, khi. |
20 | 已經 | yǐjīng (ỷ ching): đã, rồi. |
21 | 謝謝 | xièxiè (xiê xiệ): cám ơn. |
22 | 覺得 | juédé (chuế tứa): cảm thấy, thấy rằng |
23 | 這麼 | zhème (trưa mơ): như thế, như vậy, thế này. |
24 | 先生 | xiānshēng (xien sâng): thầy, tiên sinh, chồng. |
25 | 喜歡 | xǐhuān (xỉ hoan): thích, vui mừng |
26 | 可能 | kěnéng (khửa nấng): có thể, khả năng, chắc là. |
27 | 需要 | xūyào (xuy deo): cần, yêu cầu. |
28 | 是的 | shì de (sư tợ): tựa như, giống như. |
29 | 那麼 | nàme (na mờ): như thế |
30 | 那個 | nàgè (na cừa): cái đó, việc ấy, ấy… |
Vì để thuận tiện trong quá trình tra cứu, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn đường link 500 từ ghép tiếng Trung thông dụng được sử dụng nhiều nhất dưới đây, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến cách ghép chữ tiếng Trung dành cho những bạn mới bắt đầu. Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn từ ghép tiếng Trung là gì, các cách ghép từ tiếng Trung và những tip để có thể học tốt Tiếng Trung hơn. Nếu các bạn muốn Hicado viết thêm về nội dung gì trong quá trình học ngôn ngữ mới này hãy nhanh tay để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ luôn cập nhật những thông tin mới nhất và đưa ra cách giảng dạy dễ hiểu nhất để có thể giúp các bạn phần nào trên con đường học ngôn ngữ mới. Sư đồng hành của các bạn sẽ là niềm vinh hạnh của Hicado chúng tôi!
Từ khóa » Cách Ghép Các Từ Trong Tiếng Trung
-
Chữ Trung Quốc Không Phải Là Những Chữ Cái Latinh Mà Là Chữ Tượng Hình Do Tổ Hợp 214 Bộ Thủ Và Các Nét Ghép Lại Tạo Thành Từ Ghép. ... 4. Một Số Từ Ghép Thông Dụng.
-
Cách GHÉP TỪ Trong Tiếng Trung Và 500 Từ Ghép Thông Dụng Nhất
-
CÁCH GHÉP CÁC BỘ TRONG TIẾNG TRUNG - Tiếng Trung Kim Oanh
-
Nắm Chắc Ngữ Pháp Tiếng Trung Về Cách Ghép Câu
-
Tìm Hiểu Cách Ghép Chữ Tiếng Trung
-
Cách Ghép Các Bộ Trong Tiếng Trung Quốc
-
Học Viết Chữ Hán - Cách Ghép Chữ Tiếng Trung
-
Cách Ghép Câu Trong Tiếng Trung Chi Tiết Nhất
-
Cách Ghép Câu Trong Tiếng Trung Đơn Giản - EMG Online
-
Các Cách Ghép Từ Tiếng Trung
-
Các Loại Từ Ghép Trong Tiếng Trung
-
Tổng Hợp Vài Cách Ghép Câu Hữu Hiệu Nhất Trong Tiếng Trung - Kaixin
-
Cách Ghép Các Bộ Trong Tiếng Trung
-
Cách Ghép Các Bộ Trong Tiếng Trung