Cách Ghi Sổ Chi Tiêu Và Cách Quản Lý Tiền Trong Gia đình - BYTUONG

Mục lục ẩn Phần thứ nhất: cách ghi sổ chi tiêu Phần thứ hai: cách quản lý Tiền trong Gia đình

Chia Sẻ

  • Facebook
  • Copy Link

Cách ghi sổ chi tiêu và cách quản lý Tiền trong Gia đình

Quản lý chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày không phải là điều mà ai cũng có thể làm. Nhiều cặp vợ chồng cứ làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng khi nhìn lại thì chảng biết tiền của mình đã đi đâu. Quản lý chi tiêu trong gia đình cũng là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm và muốn biết. Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quản lý tiền trong gia đình sao cho hiệu quả và tiết kiệm thông qua bài phân tích Cách ghi sổ chi tiêu và cách quản lý Tiền trong Gia đình. Mời các bạn cùng đón đọc.

Nội dung bài phân tích được chia ra làm hai phần chính đó là cách ghi sổ chiêu tiêu và phần thứ hai là cách quản lý tiền trong gia đình.

Phần thứ nhất: cách ghi sổ chi tiêu

Nhiều người nghĩ rằng nếu chỉ là quản lý chi tiêu trong gia đình thì chỉ cần ghi những nội dung đã mua sắm vào một cuốn sổ rồi khi nào cần thì đưa ra xem là được. Vâng, thực tế cách này được sử dụng khá nhiều và không phải nó không hợp lý. Nhưng để quản lý thu chi trong gia đình hiệu quả hơn, chúng ta nên nghĩ ra cách ghi sổ chi tiêu một cách khoa học, dễ hiểu nhất.

Đầu tiên, chúng ta cần lên kế hoạch cho ngân sách. Số tiền đó sẽ được sử dung vào những mục đích gì: chi tiêu sinh hoạt hằng ngày, đầu tư, cho con đi học, tiêu dùng cá nhân??? Nên vạch ra sẵn những khoản sẽ chi tiêu trong tháng để hình dung trước.

Tiếp theo nên chia ra hai sổ: một cuốn sổ sẽ ghi những khoản chi tiêu lớn trong gia đình như mua xe, mua nhà, đầu tư, … Một cuốn sổ sẽ dùng để ghi những khoản chi tiêu hằng ngày, hằng tháng như tiền sinh hoạt, đi chợ, tiền ăn, tiền xăng xe, tiền thuê nhà, tiền điện nước,… Chia ra hai sổ sẽ giúp chúng ta dễ quan sát và nắm rõ tình hình thu chi, sử dụng tiền của mình hơn. Nếu để chung thì khi tính toán sẽ bất cập vì có những khoản đầu tư lớn kéo dài theo nhiều tháng sau nhưng lại chỉ ghi tất cả vào một tháng.

Tổng hợp nguồn thu nhập của cả gia đình, gồm thu nhập của vợ, của chồng. Trong mỗi số chi tiêu sẽ chia ra các cột để dễ nhìn. Như cột thứ tự các khoản chi, nội dung chi, số tiền chi, thời gian chi, và cột ghi chú. Nên tập hợp mọi thu chi vào một cuốn sổ chứ không nên chỉ viết ra từng tờ giấy. Vì đến khi cần lại khó tìm lại và dễ thất lạc.

Phần thứ hai: cách quản lý Tiền trong Gia đình

Về cách quản lý tiền trong gia đình, mình muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm nhỏ sau. Hy vọng chúng sẽ có ích với việc quản lý thu chi trong gia đình bạn.

1, Chia nhỏ số tiền được chi trong tuần

Đầu tiên, chúng ta nên chia nhỏ số tiền chi tiêu theo tuần. Như vậy chúng ta sẽ dễ quản lý  được số tiền được phép chi trong tuần đó để không bị vượt quá. Nếu không chia nhỏ mà để nguyên một số tiền cho cả tháng để chi tiêu thì tỷ lệ tiền hết vào đầu tháng là rất cao. Nên đây là cách quản lý tiền đầu tiên trong gia đình mà mình muốn chia sẻ với các bạn.

2, Vợ chồng nên độc lập tài khoản cá nhân và có một tài khoản chung

Nhiều gia đình cho rằng tiền trong gia đình nên để vợ quản lý hết. Nhưng theo mình, vợ chồng nên có tài khoản độc lập riêng và sẽ có chung một tài khoản để chi tiêu trong gia đình. Cứ mỗi tháng lương được chuyển về tài khoản của mỗi người và hai người sẽ bàn bạc thống nhất xem tháng này hai người cùng góp bao nhiêu để lo cho chi phí sinh hoạt gia đình. Nhiều người sẽ cho rằng, nếu như vậy thì tiền còn lại trong tài khoản của mỗi người sẽ không quản lý được. Đúng vậy. Về tài khoản cá nhân, hai người sẽ có những thống nhất để tự quản lý tiền của mình nhằm mục đích sử dụng cho tương lai. Một cách nữa đó chính là sử dụng tiền trong tài khoản của vợ để chi tiêu trong gia đình, còn của chồng thì để làm những việc lớn hơn.

3, Nên tiết kiệm trước khi tiêu dùng

Một lời khuyên nữa mình muốn gửi cho các bạn đó là hãy dành ra một khoản tiết kiệm trước khi tính đến việc chi tiêu trong gia đình. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản nhỏ mà vẫn đảm bảo được việc thu chi không vượt quá giới hạn.

4, Luôn kiểm tra lại các khoản thu chi mỗi ngày

Vào cuối mỗi ngày, nên kiểm tra lại sổ sách xem mình ghi lại có đúng không, có khoản chi nào thiếu hay không. Đồng thời, việc xem lại cũng giúp chúng ta biết được mình đã tiêu chi những gì, có chi tiêu hợp lý hay không, khoản nào nên cắt giảm vào lần sau… Cộng chi vào mỗi ngày để dễ kiểm tra hơn.

>> Cách quản lý tiền trong bán hàng và kinh doanh

5, Tiêu dùng theo tỷ lệ 50/30/20

Một tỷ lệ chi tiêu được nhiều người áp dụng đó là 50% thu nhập cho chi tiêu cần thiết hằng ngày, 30% dùng cho tiêu dùng cá nhân và 20% cuối cùng dùng để tiết kiệm, dự phòng, đầu tư. Bạn cũng có thể áp dụng công thức này cho chi tiêu tại gia đình mình. Tùy theo số tiền kiếm được mà điều chỉnh tỷ lệ này phù hợp với điều kiện của gia đình mình nhé!

6, Thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình

Cũng giống như đặt mục tiêu để phát triển, thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình giúp tất cả mọi người cùng cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ như mua nhà, mua xe, hay chuẩn bị cho em bé chào đời. Khi biết mình cần phải hoàn thành mục tiêu tài chính, chúng ta sẽ chủ động tiết kiệm và chi tiêu ít lại hơn.

7, Đặt giới hạn chi cho mỗi cá nhân và cho cả gia đình

Bạn cũng có thể đặt giới hạn chi tiêu cho mỗi cá nhân và cho cả gia đình. Ví dụ: vợ hoặc chồng chỉ được phép chi tiêu cho cá nhân không quá 2 triệu/tháng. Các con thì một ngày chỉ được 20 ngàn tiền ăn sáng và tiêu vặt, tiết kiệm. Khi đặt giới hạn chi tiêu sẽ giúp bạn dễ quản lý tiền trong gia đình hơn.

8, Phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trong việc quản lý chi tiêu trong gia đình

Chúng ta cũng nên phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trong việc quản lý chi tiêu trong gia đình. Ví dụ vợ sẽ đảm nhận những việc chi tiêu sinh hoạt hằng ngày như tiền ăn, tiền điện, tiền xăng xe… Còn chồng sẽ chịu trách nhiệm về tiền học phí cho con, tiền thuê nhà,… Phân chia rõ ràng sẽ giúp mọi người cùng chia sẻ công việc, dễ quản lý và không phải cãi nhau vì vấn đề tiền bạc trong gia đình.

9, Không nên mượn tiền để chi tiêu

Một lời khuyên nữa mình muốn gửi đến các bạn đó là không nên mượn tiền để chi tiêu. Nhiều người vì không đủ tiền sinh hoạt hằng ngày mà đi vay mượn để dùng. Đây là một cách làm không hay tí nào. Chúng ta chỉ nên vay tiền khi sử dụng vào những công việc quan trọng cần số tiền lớn. Còn những chi tiêu sinh hoạt hằng ngày có thể cắt giảm bớt và cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Nên đừng bao giờ mượn tiền để chi tiêu hằng ngày.

10, Thường xuyên thảo luận với nhau về việc quản lý tiền trong gia đình

Nhiều gia đình cho rằng việc quản lý tiền trong gia đình đều giao hết cho phụ nữ và họ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý nó tốt. Theo mình, chúng ta nên chia sẻ công việc và thường xuyên thảo luận với nhau về việc quản lý tiền trong gia đình để cùng nhau giải quyết những vướng mắt, tìm hướng quản lý tiền trong gia đình tốt nhất. Quan trọng đó là việc thảo luận thường xuyên giúp mọi người trong gia đình đều nắm được thông tin về thu chi, quản lý tiền trong gia đình mình. Đây là một cách nên áp dụng trong quản lý tiền gia đình.

CÙNG MỤC

  • Các ý tưởng để người trẻ biết quản lý tiền, trân trọng đồng tiềnCác ý tưởng để người trẻ biết quản lý tiền, trân trọng đồng tiền
  • 5 Cách dùng tiền, quản lý tiền của Youtuber Giang Ơi5 Cách dùng tiền, quản lý tiền của Youtuber Giang Ơi
  • Làm sao để tự do tài chính, tự chủ tiền bạc, đáp án ở đây và tôi cũng chỉ có thể giúp bạn được như vậy thôiLàm sao để tự do tài chính, tự chủ tiền bạc, đáp án ở đây và tôi cũng chỉ có thể giúp bạn được như vậy thôi
  • Làm gì với Lương 6 triệu-7-8 triệu? Chi tiêu và cách tiết kiệm với khoản lương nàyLàm gì với Lương 6 triệu-7-8 triệu? Chi tiêu và cách tiết kiệm với khoản lương này
  • Quản lý tiền bạc theo phương pháp 6 chiếc lọ hũ tài chính cá nhânQuản lý tiền bạc theo phương pháp 6 chiếc lọ hũ tài chính cá nhân
  • Cách để dành Tiền nhanh nhất mua xe-mua nhà sớmCách để dành Tiền nhanh nhất mua xe-mua nhà sớm

Chia Sẻ

  • Facebook
  • Copy Link

Bài Liên Quan:

  1. Cách quản lý tiền của người Nghèo và người Giàu khác nhau ở điều gì?
  2. Người trẻ sốt sắng mua nhà? Những điều này giúp bạn ngộ ra, có thực sự cần mua nhà không
  3. Cách suy nghĩ của người giàu, Bí mật để giàu có của người giàu và cái đòn bẩy
  4. Những bí mật mà người giàu sẽ không bao giờ nói cho bạn biết, vậy mới biết người giàu và người nghèo khác nhau bao xa
  5. Người giàu kinh doanh quán ăn như thế nào, khác gì cách người nghèo làm?
  6. Làm sao để tự do tài chính, tự chủ tiền bạc, đáp án ở đây và tôi cũng chỉ có thể giúp bạn được như vậy thôi
  7. Jack Ma nói: Nếu người trẻ muốn thành công hơn nữa thì cần làm được 6 điều này
  8. Triết lý của người thành công: yên phận trước hiện tại để tích lũy khả năng và kinh nghiệm
  9. Phương cách tư duy độc đáo của ông chủ
  10. Hai câu chuyện nhỏ và sự khác biệt về kiếm tiền
  11. 5 lý do giúp bạn hiểu cách quản lý tài chính của người giàu
  12. Cách kiếm tiền nhanh chính là: Thuận theo gió mà đi
  13. Lý do thành công chưa đến với bạn
  14. Dạy trẻ cách sử dụng tiền, quản lý về tiền bạc
  15. Khi nào cần làm việc độc lập-Cách làm việc độc lập hiệu quả
  16. Kinh nghiệm làm Sếp trẻ, mới làm Sếp
  17. Tại sao khác nhau: Shark Hưng nói lúc trẻ không nên mua nhà, nhưng Triệu phú Mỹ lại nói cần mua nhà?
  18. Cách quản lý tiền trong bán hàng và kinh doanh
  19. Quản lý bán hàng-Cách quản lý tiền bán hàng
  20. Cách quản lý quán Cafe thành công (Tiền-Nguyên Liệu-Nviên-Từ Xa)
  21. Cách vượt qua khó khăn về Tài chính trong cuộc sống

Từ khóa » Cách Ghi Sổ Thu Chi Cá Nhân