Cách Ghi Sổ Theo Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn cách ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ, trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Công việc hàng ngày hoặc định kỳ, cuối tháng phải làm trên Sổ Chứng từ ghi sổ
1. Nguyên tắc ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
- Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
+) Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+) Ưu điểm
- Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán
+) Nhược điểm
- Số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp.
- Việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường được thực hiện vào cuối tháng, vì vậy cung cấp thông tin thường chậm
2. Sơ đồ ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
Xem thêm: Mẫu sổ Chứng từ ghi sổ
3. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: a) Công việc hàng ngày:
- Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. b) Công việc cuối tháng: - Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối tài khoản. c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Xem thêm: Cách lập sổ sách kế toán trên Excel
------------------------------------------------------
Từ khóa » Ghi Chứng Từ
-
Cách Ghi Sổ Theo Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ Theo TT 200, 133
-
Hướng Dẫn Cách Ghi Sổ Theo Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ - NewTrain
-
Chứng Từ Ghi Sổ Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Và Nguyên Tắc Lập?
-
Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ
-
Chứng Từ Ghi Sổ Là Gì? Những Cách Lập Chứng Từ Ghi Sổ
-
Lập Chứng Từ Ghi Sổ - MIMOSA2020
-
Chứng Từ Ghi Sổ Là Gì? Đặc điểm Chứng Từ Ghi Sổ? - Luật Hoàng Phi
-
Cách Ghi Sổ Theo Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ Theo Thông Tư 200
-
Lập Chứng Từ Ghi Sổ - Amisv2_help - Help AMIS
-
Phương Pháp Ghi Sổ Theo Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ Mới Nhất
-
Chứng Từ Ghi Sổ Là Gì? - Kế Toán Quốc Việt
-
Bộ Chứng Từ Hóa đơn đầu Vào Gồm Những Gì? Hướng Dẫn Cách Sắp ...
-
Chứng Từ Kế Toán Là Gì ? Việc Quản Lý, Sử Dụng ... - Luật Minh Khuê
-
Chứng Từ Là Gì? Các Loại Chứng Từ Kế Toán Cần Biết