Cách Giải Bài Tập Chuỗi Phản ứng Hóa Học Về Crom, Sắt, Đồng Hay ...
Có thể bạn quan tâm
Cách giải bài tập Chuỗi phản ứng hóa học về Crom, Sắt, Đồng hay, chi tiết
Với Cách giải bài tập Chuỗi phản ứng hóa học về Crom, Sắt, Đồng hay, chi tiết Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Chuỗi phản ứng hóa học về Crom, Sắt, Đồng từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
1. Phương pháp
Nắm vững các tính chất hóa học chung và phương pháp điều chế kim loại.
Lưu ý: Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính
Ví dụ 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:
FeS2 Fe2O3 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 FeO FeSO4 Fe
Lời giải:
(1) 4FeS2 + 11O2 →t o 2Fe2O3 + 8SO2 ↑
(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(4) 2Fe(OH)3 →t o Fe2O3 + 3H2O
(5) Fe2O3 + H2 →t o 2FeO + H2O
(6) FeO + H2SO4 (l) → FeSO4 + H2O
(7) FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe
Ví dụ 2: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
Cu CuS Cu(NO3)2 Cu(OH)2 CuCl2 Cu.
Lời giải:
Cu + S →t o CuS
CuS + 14HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 3H2SO4 + 8NO + 4H2O
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
CuCl2 Cu + Cl2
Ví dụ 3: Viết các phương trình hóa học cho những chuyển đổi sau:
Lời giải:
Phương trình hóa học của phản ứng:
(1) Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑
(2) CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2 + 2NaCl
(3) 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3↓
(4) Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]
(5) 2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3
(6) Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
2. Bài tập vận dụng
Câu 1: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ hợp chất Fe(II) có tính khử?
A. Fe(OH)2 →t o FeO + H2O
B. FeO + CO →t o Fe + CO2
C. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
D. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Câu 2: Phản ứng nào sau đây sai?
A. 2Fe + 6H2SO4 đặc, nguội → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
B. Fe + H2O FeO + H2.
C. 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2.
D. 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Fe không phản ứng với H2SO4 đặc nguội.
Câu 3: Phát biểu nào cho dưới đây là không đúng?
A. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3
B. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3
C. Fe không thể tan trong dung dịch CuCl2
D. Cu không thể tan trong dung dịch CuCl2
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Có xảy ra phản ứng: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Câu 4: Nung FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X. X là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Fe
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
2FeCO3 + 1/2 O2 →t o Fe2O3 + 2CO2
Câu 5:
Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hóa quặng đồng thành đồng:
Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Cu2O, CuO
B. CuS, CuO
C. Cu2S, CuO
D. Cu2S, Cu2O
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
2CuFeS2 + 4O2 →t o Cu2S + 2FeO + 3SO2
(X)
2Cu2S + O2 → 2Cu2O + 2SO2
(Y)
2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2
Hai chất X, Y lần lượt là Cu2S và Cu2O.
Câu 6: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (5)
C. (1), (4), (5)
D. (1), (3), (4)
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Các dung dịch phản ứng với kim loại đồng là FeCl3, HNO3, hỗn hợp gồm HCl, NaNO3. Các phản ứng:
2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
Câu 7: Cho các chất sau (Fe, Fe2O3, Al, axit HCl, dung dịch NaOH) tác dụng với nhau từng đôi một, số phản ứng xảy ra là:
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
1, Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2, Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
3, Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
4, Al + NaOH → NaAlO2 + H2
5, HCl + NaOH → NaCl + H2O
Câu 8: Cho các phản ứng:
(1) Cu2O + Cu2S →
(2) Cu(NO3)2 →
(3) CuO + CO →
(4) CuO + NH3 →
Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là:
A. 2 B. 3
C. 1 D. 4
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
(1): 2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2
(2): Cu(NO3)2 →t o CuO + 2NO2 + ½ O2
(3): CuO + CO →t o Cu + CO2
(4): 3CuO+ 2NH3 →t o 3Cu + N2 + 3H2O
Câu 9: Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Fe + dung dịch HCl
(2) Fe + Cl2
(3) dung dịch FeCl2 + Cl2
(4) Fe3O4 + dung dịch HCl
(5) Fe(NO3)2 + HCl
(6) dung dịch FeCl2 + KI
Các phản ứng có thể tạo thành FeCl3 là:
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4, 5
C. Chỉ 2, 3
D. Chỉ trừ 1
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)
2Fe + 3Cl2dư → 2FeCl3 (2)
FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 (3)
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (4)
9Fe(NO3)2 + 12HCl → 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO + 6H2O (5)
FeCl2 + KI → không xảy ra phản ứng.
Câu 10: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 → c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng:
A. 5 B. 4
C. 3 D. 6
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
→ a + b = 5
Câu 11: Có các hóa chất: H2O, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, dung dịch KI và dung dịch K2CrO4. Crom (III) oxit tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2O, HCl, NaOH, NaCl
B. HCl, NaOH
C. HCl, NaOH, K2CrO4
D. HCl, NaOH, KI
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Cr2O3 là oxit lưỡng tính nên tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH:
Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O
Cr2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Cr(OH)4]
Từ khóa » Chuỗi Phản ứng Của Sắt Lớp 9
-
Chuỗi Phản ứng Hóa Học Của Sắt Hóa Lớp 9 Và 12 - Hóa Học 24H
-
Chuỗi Phản ứng Hóa Học Của Sắt (Fe) - Lớp 12 - Luyện Tập 247
-
Cách Giải Bài Tập Chuỗi Phản ứng Hóa Học Của Sắt, Crom Hay, Chi Tiết
-
Sơ đồ Phản ứng Của Sắt (HSG Hóa 9) - 123doc
-
Bài Tập Chuỗi Phản Ứng - Sắt Và Đồng Ppt - 123doc
-
Chuỗi Phản ứng Hóa Học Vô Cơ Lớp 9
-
Chuỗi Phản ứng Hóa Học Của Sắt Lớp 9
-
Chuỗi Phản ứng Về Sắt - Từ Điển Phương Trình Hóa Học
-
Chuỗi Phản ứng Hóa Học Vô Cơ Lớp 9 Có đáp án
-
Viết PTHH Biểu Diễn Chuỗi Biến Hóa Của Sắt Và Hợp Chất Của Nó
-
Chuỗi Phản ứng Hóa Học Của Sắt Lớp 9 - Hàng Hiệu
-
Các Phản ứng Hóa Học Của Sắt (Fe) Và Hợp Chất Quan Trọng
-
Cách Làm Chuỗi Phản ứng Hóa Học Lớp 9