Cách Giải Bài Tập Định Luật Ôm Cho đoạn Mạch Nối Tiếp, Song Song ...
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 15-12 trên Shopee mall
Bài viết Cách giải Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song.
- Cách giải bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song
- Ví dụ minh họa Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song
- Bài tập trắc nghiệm Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song
Cách giải Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song cực hay
Quảng cáo* Bài tập định luật Ôm áp dụng cho 1 vật dẫn (1 điện trở)
Phương pháp giải: Áp dụng định luật Ôm: U = I.R
* Mạch điện nối tiếp đơn giản
Phương pháp giải: Áp dụng các tính chất của định luật Ôm đối với đoạn mạch nối tiếp
* Tính chất:
1. I chung
2. U = U1 + U2 + .... + Un.
3. R = R1 + R2 + ... + Rn.
* Đoạn mạch song song đơn giản
Phương pháp giải: Áp dụng các tính chất của định luật ôm với đoạn mạch song song.
* Tính chất:
1. U chung
2. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng trổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 + ... + In
3. Nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở thành phần:
Quảng cáoBài tập ví dụ minh họa
Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6 A. Hỏi nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 48V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu ?
Đáp án: I' = 1,6 A
Lời giải:
Áp dụng định luật Ôm ta có: U = I.R
Cách 1:
Khi U = 18 V thì I = 0,6 A vậy điện trở R là:
Vậy khí U = 48 V thì cường độ dòng điện là:
Cách 2:
Định luật Ôm cho ta:
Vậy I tỉ lệ thuận với U khi R không đổi.
Khi U = 18 V thì I = 0,6 A; khi U = U' = 48 V thì I có giá trị I'. Ta có tỉ số
Quảng cáoBài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 12Ω và R2 = 6Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 36 V.
Hãy xác định
a) Cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở
b) Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi điện trở
Đáp án: a) I = I1 = I2 = 2A; b) U1 = 24V; U2 = 12V.
Lời giải:
Sơ đồ mạch điện R1 nt R2.
Điện trở tương đương của mạch là Rtd = R1 + R2 = 12 + 6 = 18 Ω.
a) Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch, cường độ dòng điện chạy trong mạch là
Vì đoạn mạch điện nối tiếp nên I = I1 = I2 = 2A
b) Hiệu điện thế hai đầu R1 là U1 = I1.R1 = 2.12 = 24 V
Hiệu điện thế hai đầu R2 là U2 = I2.R2 = 2.6 = 12 V
Quảng cáoBài 3: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết R1 = 6 Ω và R2 = 3 Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 12 V.
Hãy xác định
a) Cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở và qua mạch chính
b) Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi điện trở
Lời giải:
Sơ đồ mạch điện R1 // R2.
Vì mạch điện song song nên ta có U = U1 = U2 = 12 V
Áp dụng định luật Ôm cho mỗi mạch nhánh ta có:
Cường độ dòng điện trong mạch chính là I = I1 + I2 = 2 + 4 = 6A
Cách khác:
Điện trở tương đương của mạch là:
Cường độ dòng điện trong mạch chính là:
Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế là 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6A. Nếu hiệu thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
A. 1,2 A B. 0,8 A
C. 0,4 A D. 1,8A
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 2: Khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện giảm đi 3 lần. Hỏi hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn đã thay đổi thế nào ?
A. giảm 3 lần B. tăng 3 lần
C. không thay đổi D. không xác định được
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 3: Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40 Ω và R2 = 80 Ω mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là bao nhiêu?
A. 0,1A B. 0,15A
C. 0,45A D. 0,3A
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 4: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 = 1,5R1 mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế hai đầu R1 là 3V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?
A. 1,5V B. 3V
C. 4,5V D. 7,5V
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 5: Cho hai điện trở R1 = 40 Ω, R2 = 50 Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế. U = 220V. Tính I1
A. 5,5A B. 1A
C. 6A D. 3,5A
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 6: Biết điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1, R2 mắc song song với nhau là 10 Ω. Biết cường độ qua mạch là 2,5A. Tính U1.
A. 12 V B. 3V
C. 25V D. 30V
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 7: Cho hai điện trở R1, R2 và ampe kế A mắc nối tiếp vào hai điểm A, B
a) Vẽ sơ đồ mạch điện
b) Cho R1 = 15 Ω, R2 = 20 Ω, ampe kế chỉ 0,4A . Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB
c) Đặt vào hai đầu AB của đoạn mạch một hiệu điện thế khác U' = 60 V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Tóm tắt:
R1, R2 và ampe kế A mắc nối tiếp vào hai điểm A,B
a) Vẽ sơ đồ mạch điện
b) Cho R1 = 15 Ω, R2 = 20 Ω, ampe kế chỉ 0,4A . Tính UAB
c) U' = 60 V. Tính I qua mỗi điện trở.
Lời giải:
a) Sơ đồ mạch điện
b) Điện trở tương đương của mạch điện là
Rtd = R1 + R2 = 15 + 20 = 35 (Ω)
Ampe kế cho biết cường độ dòng điện chạy qua mạch là 0,4 A.
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là
UAB = I.RAB = 0,4. 35 = 14 (V)
c) Vì đoạn mạch nối tiếp nên I' = I1 = I2
Ta có:
Đáp án: b) 14 V; c) 1,71 A
Bài 8: Cho ba điện trở mắc nối tiếp với nhau. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 25 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 75 V.
a) Tính điện trở tương đương của mạch
b) Tính cường độ điện qua mạch
c) Tính hiệu điện thế qua mỗi điện trở
Tóm tắt:
R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 25 Ω mắc nối tiếp với nhau. U = 75 V.
a) Tính điện trở tương đương của mạch
b) Tính cường độ điện qua mạch
c) Tính hiệu điện thế qua mỗi điện trở
Lời giải:
a) Điện trở tương đương của mạch điện là
Rtd = R1 + R2 + R3 = 10 + 15 + 25 = 50 Ω.
b) Cường độ dòng điện qua mạch là
c) Hiệu điện thế qua mỗi điện trở là
U1 = I.R1 = 1,5.10 = 15 V
U2 = I.R2 = 1,5.15 = 22,5 V
U3 = I.R3 = 1,5.25 = 37,5 V
Đáp án: a) Rtd = 50 λ; b) I = 1,5 A; c) U1 = 15 V; U2 = 22,5 V; U3 = 37,5 V
Bài 9: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch có sơ đồ như trên hình sau, trong đó điện trở R1 = 4 Ω, R2 = 5Ω.
a) Cho biết số chỉ của ampe kế khi công tắc K mở và khi K đóng hơn kém nhau 3 lần. Tính điện trở R3.
b) Cho biết U = 5,4V. Số chỉ của ampe kế khi công tắc K mở là bao nhiêu?
Lời giải:
Khi K đóng thì mạch nối tắt qua R3 nên Rtd1 = R1 + R2 = 9 Ω.
Số chỉ của ampe kế khi K đóng là:
Khi K mở thì điện trở tương đương là Rtd2 = R1 + R2 + R3 = 9 + R3
Số chỉ của ampe kế khi K mở thì
Khi K đóng và khi K mở thì ampe kế hơn kém nhau 3 lần, ta có
⇒ R3 = 18 Ω
b) Khi K mở, U = 5,4 V, cường độ dòng điện là
Đáp án: a) R3 = 18 Ω; b) I = 0,2 A
Bài 10: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch có sơ đồ như trên hình sau. Khi đóng công tắc K vào vị trí 1 thì ampe kế có số chỉ I1 = I, khi chuyển công tắc này sang vị trí số 2 thì ampe có số chỉ là I2 = I/3, còn khi chuyển sang vị trí số 3 thì ampe kế có số chỉ I3 = I/8. Cho biết R1 = 3Ω, hãy tính R2 và R3.
Lời giải:
Khi K đóng vào vị trí 1 thì mạch chỉ gồm R1.
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là U = I1.R1 = I.3
Khi K đóng vào vị trí 2, mạch gồm R1 nối tiếp với R2. Điện trở tương đương của mạch là: R12 = R1 + R2 = 3 + R2
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là U = I2.R12 = I/3.(3 + R2)
Ta có:
Khi K đóng vào vị trí 3, mạch gồm R1, R2 và R3 mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của mạch là: R123 = R1 + R2 + R3 = 9 + R3
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là U = I3.R123 = I/8.(9 + R3)
Ta có:
Đáp án: R2 = 6 Ω; R3 = 15 Ω
Bài 11: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 9 Ω; R2 = 6 Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 7,2V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện trong mỗi đoạn mạch rẽ và cường độ dòng điện trong đoạn mạch chính.
Lời giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch:
b) Cường độ dòng điện trong mạch chính là:
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là:
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 là:
Đáp án:
a) Rtd = 3,6 Ω
b) I = 2A; I1 = 0,8 A; I2 = 1,2 A
Bài 12: Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 25 Ω, R2 = R3 = 50 Ω mắc song song với nhau.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện, tính điện trở tương đương của mạch.
b) Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu thế không đổi U = 37,5V. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở và dòng điện trong mạch kín.
Lời giải:
a) Sơ đồ mạch điện
Điện trở tương của đoạn mạch
⇒ Rtb = 12,5 Ω
b) Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là
Cường độ dòng điện qua điện trở R2 và R3 là
Cường độ dòng điện qua mạch chính là: I = I1 + I2 + I3 = 3A.
Đáp án:
a) Rtd = 12,5 Ω
b) I1 = 1,5 A; I2 = I3 = 0,75 A; I = 3A.
Bài tập tự luyện
Bài 1: Cho 3 điện trở giống nhau cùng có giá trị là R. Hãy vẽ sơ đồ các cách mắc ba điện trở trên vào hai điểm A, B và tính điện trở của mỗi đoạn mạch.
Bài 2:Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết UAB = 35V; R1 = 15Ω; R2 = 3Ω; R3 = 7Ω; R4 = 10Ω.
a, Tính điện trở của đoạn mạch AB?
b, Tính cường độ dòng điện qua các điện trở?
Bài 3: Cho hai bóng đèn loại 12V – 0,8A và 12V – 1,2A.
a, Các kí hiệu 12V-0,8A và 12V-1,2A cho biết điều gì? Tính điện trở của mỗi bóng đèn.
b, Mắc nối tiếp hai bóng đèn trên với nhau vào hiệu điện thế 24V. Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn và nêu nhận xét về độ sáng của mỗi bóng đèn.
Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R1 = 3Ω, R2 = 8Ω, điện trở R3 có thể thay đổi được giá trị. Hiệu điện thế UAB = 36V.
a, Cho R3 = 7 Ω. Tính cường độ dòng điện trong mạch.
b, Điều chỉnh R3 đến một giá trị R’ thì thấy cường độ dòng điện giảm đi hai lần so với ban đầu. Tính giá trị của R’ khi đó.
Bài 5:Cho hai bóng đèn loại 12V – 0,8A và 12V – 1,2A. Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn trên vào mạch điện có hiệu điện thế U = 24V, để hai đèn sáng bình thường thì phải mắc thêm điện trở Rx vào hai đầu bóng đèn 12V-0,8A. Tính độ lớn của điện trở Rx?
Bài 6:Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω, R3 = 8Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.
Bài 7: Ba điện trở R1, R2, R3 được mắc song song vào hai điểm A và B. Biết cường độ dòng điện qua R2 là 0,6A và R1 = 20 Ω , R2 = 30 Ω , R3 = 60 Ω. Tính cường độ dòng điện qua R1, R3 và qua mạch chính.
Bài 8:Điện trở R1 = 30 Ω, chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A và điện trở R2 = 10 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 4A.
a, Có thể mắc song song hai điện trở này vào hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để các điện trở an toàn?
b, Tính cường độ dòng điện qua toàn mạch khi đó?
Bài 9:Cho hai điện trở R1 = 3R2, R2 = 8Ω được mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế UAB = 12V như hình vẽ:
a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b, Tìm số chỉ của ampe kế và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở?
Bài 10: Cho mạch diện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 6V.
a, Tính số chỉ của ampe kế và vôn kế.
b, Chỉ với 2 điện trở cho ở trên, nêu hai cách làm tăng cường độ dòng điện trong mạch lên gấp 3 lần (có thể thay đổi UAB)
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Dạng 1: Phương pháp Tính điện trở của sợi dây cực hay
- Dạng 2: Phương pháp Tính điện trở của mạch nối tiếp cực hay
- Dạng 3: Phương pháp Tính điện trở của mạch song song cực hay
- Dạng 4: Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay
- Dạng 5: Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch cầu cực hay | Cách chuyển mạch sao thành mạch tam giác
- Dạng 6: Tính điện trở qua phương pháp vẽ lại mạch điện cực hay
- Dạng 8: Cách giải Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch hỗn hợp cực hay
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải bài tập Vật lý 9
- Giải sách bài tập Vật Lí 9
- Giải VBT Vật Lí 9
- Đề thi Vật Lí 9
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
- Giải mã đề thi vào 10 theo đề Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh (300 trang - từ 99k/1 cuốn)
- Bộ đề thi thử 10 chuyên (120 trang - từ 99k/1 cuốn)
- Cấp tốc 7,8,9+ Toán Văn Anh thi vào 10 (400 trang -từ 119k)
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Bài Tập Mạch điện Song Song Và Nối Tiếp
-
Cách Giải Bài Tập Định Luật Ôm Cho đoạn Mạch Nối Tiếp Và Song ...
-
Dạng Bài Tập đoạn Mạch Song Song
-
Một Số Dạng Bài Tập Vật Lý 9 - Bài 2: Đoạn Mạch Nối ... - Giáo Án Lớp 9
-
Tổng Hợp đoạn Mạch Nối Tiếp Và đoạn Mạch Song Song
-
Bài Tập Về Cường độ Dòng Diện Và Hiệu điện Thế Của đoạn Mạch Mắc ...
-
Bài Tập Đoạn Mạch Nối Tiếp, đoạn Mạch Song Song - Vật Lý 9
-
Bài Tập Về đoạn Mạch Nối Tiếp Và Song Song Lớp 9
-
Bài Tập Về Mạch Điện Lớp 11 (Cơ Bản) - Phần Định Luật Ôm Cho ...
-
Bài Tập Biến Trở Vừa Mắc Nối Tiếp, Vừa Mắc Song Song
-
Mạch Nối Tiếp Và Song Song - 123doc
-
Đề Tài Kinh Nghiệm Hướng Dẫn Học Sinh Giải Bài Tập Về Dòng điện ...
-
Phương Pháp Giải Bài Tập Về Đoạn Mạch Nối Tiếp - Vật Lý - Tìm đáp án,
-
Đoạn Mạch Song Song Là Gì? Cách Tính Cường độ Dòng điện, Hiệu ...