Cách Giải Bài Tập Ghép Tụ điện Nối Tiếp, Song Song Hay, Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
- Giảm giá 50% sách VietJack đánh giá năng lực các trường trên Shopee Mall
Bài viết Cách giải bài tập Ghép tụ điện nối tiếp, song song với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Ghép tụ điện nối tiếp, song song.
- Cách giải bài tập Ghép tụ điện nối tiếp, song song
- Bài tập vận dụng Ghép tụ điện nối tiếp, song song
- Bài tập bổ sung Ghép tụ điện nối tiếp, song song
Cách giải bài tập Ghép tụ điện nối tiếp, song song (hay, chi tiết)
A. Phương pháp & Ví dụ
- Vận dụng các công thức tìm điện dung C, điện tích Q, hiệu điện thế U của tụ điện trong các cách mắc song song, nối tiếp:
Ghép nối tiếp
Ub = U1 + U2 + U3
Qb = Q1 = Q2 = Q3
Quảng cáoGhép song song
Cb = C1 + C2 + … + Cn
Ub = U1 = U2 = U3 = …
Qb = Q1 + Q2 + Q3 + …
- Nếu trong bài toán có nhiều tụ được mắc hỗn hợp, ta cần tìm ra được cách mắc tụ điện của mạch đó rồi mới tính toán.
- Khi tụ điện bị đánh thủng, nó trở thành vật dẫn (dây dẫn).
- Sau khi ngắt tụ điện khỏi nguồn và vẫn giữ tụ điện đó cô lập thì điện tích Q của tụ đó vẫn không thay đổi.
► Đối với bài toán ghép tụ cần lưu ý hai trường hợp:
+ Nếu ban đầu các tụ chưa tích điện, khi ghép nối tiếp thì các tụ điện có cùng điện tích và khi ghép song song các tụ điện có cùng một hiệu điện thế.
+ Nếu ban đầu tụ điện (một hoặc một số tụ điện trong bộ) đã được tích điện cần áp dụng định luật bảo toàn điện tích (tổng đại số các điện tích của hai bản nối với nhau bằng dây dẫn được bảo toàn, nghĩa là tổng điện tích của hai bản đó trước khi nối với nhau bằng tổng điện tích của chúng sau khi nối).
Ví dụ 1: Một bộ gồm ba tụ ghép song song C1 = C2 = C3/2. Khi được tích điện bằng nguồn có hiệu điện thế 45 V thì điện tích của bộ tụ điện bằng 18.10-4 C. Tính điện dung của các tụ điện.
Hướng dẫn:
Ta có:
Các tụ được ghép song song nên Cb = C1 + C2 + C3 = 2C3 → C1 = C2 = 10 μF.
Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ C1 = 6 μF, C2 = 3 μF, C3 = 6 μF, C4 = 1 μF, UAB = 60 V. Tính:
a) Điện dụng của bộ tụ.
b) Điện tích và hiệu điện thê của mỗi tụ.
c) Hiệu điện thế UMN.
Quảng cáoHướng dẫn:
a) Từ mạch điện suy ra: [(C2 nt C3) // C4] nt C1
+ Ta có:
b) Ta có: Q = Q1 = Q234 = 1,2.10-4C
Suy ra: U4 = U24 = U234 = 40 V
+ Lại có: Q4 = C4U4 = 4.10-5 C; Q23 = C23U23 = 8.10-5 C = Q2 = Q3
+ Do đó:
c) Bản A tích điện dương, bản B tích điện âm. Đi từ M đến N qua C2 theo chiều từ bản âm sang bản dương nên:
Ví dụ 3: Tích điện cho tụ điện có điện dung C1 = 20 μF, dưới hiệu điện thế 200 V. Sau đó nối tụ điện C1 với tụ điện C2 có điện dung 10μF, chưa tích điện. Sử dụng định luật bảo toàn điện tích, hãy tính điện tích của mỗi tụ điện sau khi nối chúng song song với nhau.
Hướng dẫn:
Đặt U = 200 V, C1 = 20 μF, Q là điện tích của tụ lúc đầu : Q = C1U = 20.10-6.200 = 4.10-3 C.
Sau khi ghép 2 tụ song song với nhau gọi Q1, Q2 là điện tích của mỗi tụ, U' là hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
Q1 = C1U’; Q2 = C2U’ → Q = Q1 + Q2 = (C1 + C2)U’
Quảng cáo
Ví dụ 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết C2 = 3 μF; C3 = 7 μF; C4 = 4 μF. Tính Cx để điện dung của bộ tụ là C = 5 μF.
A. 8 μF.
B. 12 μF.
C. 6 μF.
D. 4 μF.
Hướng dẫn:
Vẽ lại mạch điện ta được mạch (Cx // C4) nt (C2 // C3)
Ta có C23 = C2 + C3 = 10 μF;
Để điện dung của bộ tụ là C = 5 μF thì
→ C4x = Cx + C4 = 10 μF → Cx = 6μF.
Ví dụ nâng cao:
Ví dụ 1: một số tụ điện điện dung Co = 3μF. Nêu cách mắc dùng ít tụ nhất để có điện dung 5μF. Vẽ sơ đồ cách mắc này.
Hướng dẫn:
Bộ tụ có điện dung 5μF > Co → Co mắc song song với C1 → C1 = 5 – 3 = 2 μF
C1 = 2μF < Co → C1 gồm Co mắc nối tiếp với C2:
→ C2 = 6μF
Thấy C2 = 6μF = Co + Co → C2 gồm Co mắc song song với Co.
Vậy phải dùng ít nhất 5 tụ Co và mắc như hình vẽ.
Quảng cáoVí dụ 2: Hai tụ không khí phẳng C1 = 0,2 μC, C2 = 0,4 μC mắc song song. Bộ tụ được tích điện đến hiệu điện thế U = 450 V rồi ngắt khỏi nguồn. Sau đó lấp đầy khoảng giữa 2 bản C2 bằng điện môi ε = 2. Tính hiệu điện thế bộ tụ và điện tích mỗi tụ.
Hướng dẫn:
Điện dung của bộ tụ trước khi ngắt khỏi nguồn: C = C1 + C2 = 0,2 + 0,4 = 0,6 μF
Điện tích của bộ tụ: Q = CU = 0,6.10-6.450 = 2,7.10-4 C.
Điện dung của tụ C2 sau khi lấp đầy điện môi: C2’ = = εC2 = 2.0,4 = 0,8 μF
Điện dung của bộ tụ sau khi lấp đầy C2 bằng điện môi: C’ = C1 + C2’ = 0,2 + 0,8 = 1 μF
Ngắt tụ ra khỏi nguồn thì điện tích không đổi: Q’ = Q = 2,7.10-4 C.
Hiệu điện thế của bộ tụ sau khi ngắt khỏi nguồn:
2 tụ mắc // nên U1’ = U2’ = 270 V
Điện tích của tụ C1: Q1’ = C1U1’ = 0,2.10-6.270 = 5,4.10-5 C
Điện tích của tụ C2: Q2’ = C2’U2’ = 0,8.10-6.270 = 2,16.10-5 C.
Ví dụ 3: Hai tụ không khí phẳng có C1 = 2C2, mắc nối tiếp vào nguồn U không đổi. Cường độ điện trường trong C1 thay đổi bao nhiêu lần nếu nhúng C2 vào chất điện môi ε = 2?
Hướng dẫn:
- Điện dung ban đầu của bộ tụ:
Điện tích ban đầu của bộ tụ: Q = CU = (2/3)C2U = Q1 = Q2 (do 2 tụ mắc nối tiếp)
Hiệu điện thế của tụ C1:
- Nếu nhúng C2 vào chất điện môi có ε = 2 → C2’ = 2C2
Điện dung sau khi nhúng của bộ tụ:
Điện tích sau khi nhúng của bộ: Q’ = C’U = C2U (do vẫn nối với nguồn khi nhúng nên U không đổi)
Hiệu điện thế của C1 sau khi nhúng:
Do đó:
Mà E = U/d . Vậy cường độ điện trường trong C1 tăng 1,5 lần.
Ví dụ 4: Tụ điện phẳng không khí C = 2pF. Nhúng chìm một nửa tụ vào điện môi lỏng ε = 3. Tìm điện dung nếu khi nhúng, các bản đặt:
a) Thẳng đứng. b) Nằm ngang.
Hướng dẫn:
Điện dung ban đầu của tụ:
a) Khi các bản đặt thẳng đứng, hệ được xem gồm 2 tụ C1 và C2 mắc song song
Điện dung của tụ C1:
Điện dung của tụ C2:
Điện dung của bộ tụ:
b) Khi các bản đặt nằm ngang, hệ được xem gồm 2 tụ C1 và C2 mắc nối tiếp.
Điện dung của tụ C1:
Điện dung của tụ C2:
Điện dung của bộ tụ:
Ví dụ 5: Tụ xoay gồm n tấm hình bán nguyệt đường kính D = 12 cm, khoảng cách giữa 2 tấm liên tiếp d = 0,5 mm. Phần đối diện giữa bản cố định và bản di chuyển có dạng hình quạt với góc ở tâm là α (0° ≤ α ≤ 180°).
a) Biết điện dung cực đại của tụ là 1500 pF. Tính n.
b) Tụ được nối với hiệu điện thế U = 500 V và ở vị trí α = 120°. Tính điện tích của tụ.
c) Sau đó ngắt tụ khỏi nguồn và thay đổi α. Tính α để có sự phóng điện giữa 2 bản. Biết điện trường giới hạn của không khí là 3.106 V/m.
Hướng dẫn:
Diện tích phần đối diện mỗi bản:
(α tính bằng độ)
Hai bản đối diện tạo nên tụ điện có điện dung:
, với R = 0,06 m; d = 5.10-4 m
Tụ gồm n bản tương đương (n – 1) tụ C1 ghép song song nên điện dung của tụ xoay là:
a) Điện dung cực đại của tụ là 1500 pF khi α = 180°
→ 1500.10-12 = → n – 1 = 15 → n = 16 tấm hình bán nguyệt.
b) Khi α = 120°
Điện tích của tụ: Q = CU = 10-9.500 = 5.10-7 C.
c) Hiệu điện thế giới hạn của 2 bản tụ: Ugh = Eghd = 3.105.0,5.10-4 = 1,5.102 = 15 V
Khi ngắt tụ khỏi nguồn thì Q = const. Điện tích của một tụ:
Ví dụ 6: Ba tụ C1 = 2.10-9 F, C2 = 4.10-9 F, C3 = 6.10-9 F mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giới hạn của mỗi tụ là 500 V. Hỏi bộ tụ có chịu được hiệu điện thế 1100 V không?
Hướng dẫn:
Khi mắc nối tiếp Q1 = Q2 = Q3 → C1U1 = C2U2 = C3U3
Vì C1 < C2 < C3 → U1 > U2 > U3 nên:
U1 = Ugh = 500 V;
Hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ là:
U = U1 + U2 + U3 = 500 + 250 + 166,67 = 916,67 V < 1100 V.
Vậy bội tụ không thể chịu được hiệu điện thế 1100 V.
B. Bài tập
Bài 1: Có ba tụ điện C1 = 3 nF, C2 = 2 nF, C3 = 20 nF được mắc như hình. Nối bộ tụ điện với hai cực một nguồn điện có hiệu điện thế 30 V. Tính hiệu điện thế của mỗi tụ.
Lời giải:
Bài 2: Hai tụ điện có điên dung C1 = 2μF, C2 = 3μF lần lượt được tích điện đến hiệu điện thế U1 = 200 V, U2 = 400 V. Sau đó nối hai cặp bản tích điện cùng dấu của hai tụ điện với nhau. Hiệu điện thế của bộ tụ có giá trị nào sau đây ?
Lời giải:
Vì hai cặp bản tích điện cùng dấu của hai tụ điện nối với nhau nên hai tụ này được ghép song song với nhau: Cb = C1 + C2 = 2 + 3 = 5 μF
Nối hai cặp bản tích điện cùng dấu thì điện tích của bộ tụ là:
Qb = Q1 + Q2 = C1U1 + C2U2 = 2.200 + 3.400 = 1600 μC
Bài 3: Bốn tụ điện được mắc thành bộ theo sơ đồi dưới. C1 = 1μF; C2 = 3μF; C3 = 3μF. Khi nối hai điểm M, N với nguồn điện thì tụ điện C1 có điện tích Q1 = 6μC và cả bộ tụ điện có điện tích Q = 15,6 μF. Tính hiệu điện thế đặt vào bộ tụ điện và điện dung của tụ điện C4 ?
Lời giải:
Vì hai tụ C1, C2 ghép nối tiếp:
Q12 = Q1 = 6 μC
Hiệu điện thế trên bộ tụ điện là
Q = Q12 + Q34 → Q34 = Q - Q12 = 9,6 μC
Do C12 // C34 nên:
Vì C3, C4 ghép nối tiếp:
Bài 4: Có 3 tụ điện C1 = 2μF, C2 = C3 = 1μF mắc như hình vẽ. Nối hai đầu của bộ tụ vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 4 V. Tính điện tích của các tụ điện.
Lời giải:
Ta có: C23 = C2 + C3 = 2 μF.
Điện dung của bộ tụ điện là:
Điện tích của bộ tụ điện: Q = Q1 = Q23 = CbU = 4.10-6 C.
Q23 = Q2 + Q3 = 4.10-6 C → Q2 = Q3 = = 2.10-6 C (U2 = U3 = 2 V)
Bài 5: Cho 5 tụ điện C1 = 6 μF, C2 = 8 μF, C3 = 4 μF, C4 = 5 μF, C5 = 2 μF được mắc như hình vẽ. Điện áp hai đầu mạch là UAB = 12 V. Giá trị UNM là
Lời giải:
Xét mạch AMB có U1 + U3 = 12 V (1)
Xét mạch ANB có U2 + U4 = 12 V (2)
Xét mạch AMNB có U1 + U5 + U4 = 12 V (3)
Xét tại nút M có -6U1 + 4U3 + 2U5 = 0 (4)
Xét tại nút N có -8U2 + 5U4 – 2U5 = 0 (5)
Từ (1)(3) → U3 = U4 + U5; U1 = 12 – U4 – U5
Từ (2) → U2 = 12 – U4
→ hệ 2 phương trình: 10U4 + 12U4 + 12U5 – 72 = 0 và 13U4 – 2U5 – 96 = 0
C. Bài tập bổ sung
Bài 1. Năm tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép nối tiếp với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện Cb đó là
A. 5 C.
B. 0,5 C.
C. 0,2 C.
D. 2 C.
Bài 2. Nếu m tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép nối tiếp nhau thì điện dung của bộ tụ điện là Cm. Nếu n tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song thì điện dung của bộ tụ điện là Cn. Tỉ số giữa CmCn bằng:
A. CmCn=mn.
B. CmCn=nm.
C. CmCn=1m.n.
D. CmCn=m.n.
Bài 3.Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 µF, C2 = 30 µF mắc song song với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 6 V. Tỉ số năng lượng điện trường của tụ C1 và C2 có giá trị:
A. 23.
B. 32.
C. 49.
D. 94.
Bài 4. Bốn tụ điện mắc thành bộ theo sơ đồ như hình vẽ. Biết C1 = 1μF; C2 = C3 = 3 μF. Khi nối hai điểm M, N với nguồn điện thì C1 có điện tích q1 = 6μC và cả bộ tụ có điện tích q = 15,6 μC. Hiệu điện thế đặt vào bộ tụ đó là:
A. 4 V.
B. 6 V.
C. 8 V.
D. 10 V.
Bài 5. Bốn tụ điện mắc thành bộ theo sơ đồ như hình vẽ. Biết C1 = 1μF; C2 = C3 = 3 μF. Khi nối hai điểm M, N với nguồn điện thì C1 có điện tích q1 = 6μC và cả bộ tụ có điện tích q = 15,6 μC. Điện dung C4 là:
A. 1 μF.
B. 2 μF.
C. 3 μF.
D. 4 μF.
Bài 6. Ba tụ C1 = 3nF, C2 = 2nF, C3 = 20nF mắc như hình vẽ. Nối bộ tụ với hiệu điện thế 30 V. Tính điện dung của cả bộ tụ:
A. 2 nF.
B. 3 nF.
C. 4 nF.
D. 5 nF.
Bài 7. Hai tụ điện điện dung C1 = 0,3nF, C2 = 0,6nF ghép nối tiếp, khoảng cách giữa hai bản tụ của hai tụ như nhau bằng 2mm. Điện môi của mỗi tụ chỉ chịu được điện trường có cường độ lớn nhất là 104V/m. Hiệu điện thế giới hạn được phép đặt vào bộ tụ đó bằng:
A. 20 V.
B. 30 V.
C. 40 V.
D. 50 V.
Bài 8. Hai tụ điện C1 = 0,4μF; C2 = 0,6μF ghép song song rồi mắc vào hiệu điện thế U < 60V thì một trong hai tụ có điện tích 30μC. Tính hiệu điện thế U và điện tích của tụ kia:
A. 30 V, 5 μC.
B. 50 V; 50 μC.
C. 25 V; 10 μC.
D. 40 V; 25 μC.
Bài 9. Ba tụ điện ghép nối tiếp có C1 = 20pF, C2 = 10pF, C3 = 30pF. Tính điện dung của bộ tụ đó:
A. 3,45 pF.
B. 4,45 pF.
C. 5,45 pF.
D. 6,45 pF.
Bài 10. Một mạch điện như hình vẽ, C1 = 3 μF, C2 = C3 = 4 μF. Tính điện dung của bộ tụ:
A. 3 μF.
B. 5 μF.
C. 7 μF.
D. 12 μF.
Bài 11. Một mạch điện như hình vẽ trên, C1 = 3 μF, C2 = C3 = 4 μF. Nối hai điểm M, N với hiệu điện thế 10 V. Điện tích trên mỗi tụ điện là:
A. q1 = 5 μC; q2 = q3 = 20μC.
B. q1 = 30 μC; q2 = q3 = 15μC.
C. q1 = 30 μC; q2 = q3 = 20μC.
D. q1 = 15 μC; q2 = q3 = 10μC.
Bài 12. Ba tụ C1 = 3nF, C2 = 2nF, C3 = 20nF mắc như hình vẽ trên. Nối bộ tụ với hiệu điện thế 30V. Tụ C1 bị đánh thủng. Tìm điện tích và hiệu điện thế trên tụ C1:
A. U1 = 15V; q1 = 300 nC.
B. U1 = 30V; q1 = 600 nC.
C. U1 = 0V; q1 = 0 nC.
D. U1 = 25V; q1 = 500 nC.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Cách giải bài tập về Tụ điện
- Dạng 1: Cách tính điện dung, năng lượng của tụ điện
- Trắc nghiệm tính điện dung, năng lượng của tụ điện
- Dạng 2: Tụ điện phẳng
- Trắc nghiệm về tụ điện phẳng
- Dạng 3: Ghép tụ điện nối tiếp, song song
- Trắc nghiệm Ghép tụ điện nối tiếp, song song
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Hai Tụ điện Mắc Nối Tiếp Thì điện Dung Của Bộ Tụ
-
Công Thức Tụ điện Nối Tiếp Và Song Song - Mobitool
-
Cách Tính Giá Trị Tụ Mắc Song Song, Mắc Nối Tiếp - Mạch điện Tử
-
Tụ điện Nối Tiếp Và Song Song - Học Wiki
-
Chọn Câu đúng.Hai Tụ điện Ghép Nối Tiếp, điện Dung Của ...
-
Tính Giá Trị Tụ Mắc Song Song, Mắc Nối Tiếp - Mạch Điện Lý Thú
-
Giúpp Mình Với ạ ! Câu Hỏi : Hai Tụ điện Có điện Dung C1 Và C2 . Khi ...
-
Tụ điện Mắc Nối Tiếp Và Song Song - ĐIỆN TỬ TƯƠNG LAI
-
Khi Các Tụ điện được Mắc Song Song Chúng Có Cùng Một?
-
Hai Tụ điện Mắc Nối Tiếp Thì điện Dung Của Bộ Tụ - LuTrader
-
Hai Tụ điện Có điện Dung C1 C2 Mắc Nối Tiếp
-
C2 = 3 μF Mắc Nối Tiếp Nhau. Đặt Vào Bộ Tụ Hiệu điện Thế Một Chiều ...
-
Công Thức Ghép Tụ điện Nối Tiếp.
-
Cho Mạch điện Gồm 2 Tụ điện Có điện Dung C1, C2 Mắc Nối Tiếp Với
-
Ba Tụ điện Giống Nhau, Mỗi Tụ điện Có điện Dung C0, được Mắc Như ...