Cách Giải Bài Toán Tỉ Lệ Thuận, Tỉ Lệ Nghịch Cực Hay - Toán Lớp 5
Có thể bạn quan tâm
- Ra mắt Sách 20 đề THPT quốc gia form 2025 toán, văn, anh.... (từ 80k/1 cuốn)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững được cấu trúc và các dạng toán hay có trong đề thi vào lớp 6 môn Toán, VietJack biên soạn tài liệu Cách giải bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch cực hay đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập tự luyện giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Toán.
- Các dạng toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
- Bài tập vận dụng bài toán tỉ lệ thuận
- Bài tập vận dụng bài toán tỉ lệ nghịch
Cách giải bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch (Ôn thi vào lớp 6)
Quảng cáoI. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1. Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
1. Phương pháp
Cách 1. Rút về đơn vị
Cách 2. Dùng tỉ số
2. Ví dụ
Ví dụ 1. May ba bộ quần áo như nhau hết 15 mét vải. Hỏi may 9 bộ quần áo như thế hết mấy mét vải?
Tóm tắt:
3 bộ quần áo hết 15m vải
9 bộ quần áo hết ?m vải
Bài giải
Cách 1. Rút về đơn vị
May một bộ quần áo hết:
15 : 3 = 5 (m)
May 9 bộ quần áo như thế hết số mét vải là:
5 × 9 = 45 (m)
Cách 2. Dùng tỉ số
9 bộ quần áo gấp 3 bộ quần áo số lần là:
9 : 3 = 3 (lần)
May 9 bộ quần áo hết số mét vải là:
5 × 9 = 45 (m)
Đáp số: 45m
Ví dụ 2. Nếu 5 người, mỗi người làm việc trong 6 giờ thì được nhận 150000 đồng. Hỏi nếu 15 người, mỗi người làm việc trong 6 giờ thì được nhận bao nhiêu tiền? (Giá trị giờ công của mỗi người là như nhau).
Lời giải:
15 người so với 5 người thì gấp:
15 : 5 = 3 (lần)
15 người, mỗi người làm việc 6 giờ thì được nhận số tiền là:
150000 × 3 = 450000 (đồng)
Đáp số: 450000 đồng
Dạng 2. Bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
1. Phương pháp
Cách 1. Rút về đơn vị
Cách 2. Dùng tỉ số
2. Ví dụ
Ví dụ 1. 14 người đắp xong một đoạn đường trong 6 ngày. Hỏi 28 người đắp xong đoạn đường đó trong bao nhiêu ngày? (Năng suất lao động của mỗi người như nhau)
Bài giải
Cách 1. Rút về đơn vị
Một người đắp xong đoạn đường đó trong số ngày là:
6 × 14 = 84 (ngày)
28 người đắp xong đoạn đường đó trong số ngày là:
84 : 28 = 3 (ngày)
Cách 2. Dùng tỉ số
28 người gấp 14 người số lần là:
28 : 14 = 2 (lần)
28 người đắp xong đoạn đường đó trong số ngày là:
6 : 2 = 3 (ngày)
Đáp số: 3 ngày
Ví dụ 2 : Nếu có 4 người mỗi ngày làm việc 5 giờ thì đắp xong đoạn đường trong 12 ngày. Hỏi nếu có 6 người mỗi ngày làm việc 10 giờ thì đắp xong đoạn đường ấy trong bao nhiêu ngày (năng suất lao động của mỗi người như nhau).
Tóm tắt:
4 người mỗi ngày làm 5 giờ: 12 ngày
6 người mỗi ngày làm 10 giờ: ? ngày
Bài giải
Một người mỗi ngày làm việc 5 giờ thì đắp xong đoạn đường trong số ngày là:
4 × 12 = 48 (ngày)
Một người mỗi ngày làm việc 10 giờ thì đắp xong đoạn đường trong số ngày là:
48 : 2 = 24 (ngày)
6 người mỗi ngày làm việc 10 giờ thì đắp xong đoạn đường trong số ngày là
24 : 6 = 4 (ngày)
Đáp số: 4 ngày
Dạng 3. Bài toán về mối quan hệ giữa đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch
1. Phương pháp
Bước 1. Phân tích bài toán, nhận dạng toán tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch
Bước 2. Áp dụng 1 trong các cách (Rút về đơn vị, Rút về tỉ số, có thể áp dụng công thức tam suất) để giải bài toán.
Bước 3. Kết luận, đáp số
2. Ví dụ
Ví dụ 1. Một tốp thợ có 120 người dự định làm trong 50 ngày. Khi bắt đầu làm có thêm một số người đến thêm nên làm xong công việc đó trong 30 ngày. Hỏi có bao nhiêu người đến thêm?
Bài giải
Số ngày công hoàn thành công việc:
50 × 120 = 6000 (ngày)
Số người thợ để hoàn thành công việc trong 30 ngày:
6000 : 30 = 200 (người)
Số người đến thêm:
200 – 120 = 80 (người)
Đáp số: 80 người
Ví dụ 2. Một bếp ăn chuẩn bị một số gạo đủ cho 120 người ăn trong 40 ngày. Sau khi ăn hết một nửa số gạo đó bếp ăn nhận thêm một số người nên số gạo còn lại chỉ đủ cho bếp ăn trong 12 ngày nữa (mức ăn của mỗi người không thay đổi). Hỏi bếp ăn đã nhận thêm bao nhiêu người nữa?
Bài giải
Sau khi hết nửa số gạo thì 120 người sẽ ăn trong thời gian còn lại:
40 : 2 = 20 (ngày)
Nếu 1 người ăn nửa số gạo phải mất thời gian:
20 × 120 = 2400 (ngày)
Số người ăn nửa số gạo trong 12 ngày:
2400 : 12 = 200 (người)
Số người mà bếp ăn đã nhận thêm:
200 – 120 = 80 (người)
Đáp số: 80 người
Ví dụ 3. 12 công nhân trong một ngày dệt được 120 tá áo. Hỏi với mức làm như vậy, muốn dệt 180 tá áo như thế trong một ngày cần bao nhiêu công nhân?
Bài giải
Một công nhân một ngày dệt được số tá áo là:
120 : 12 = 10 (tá áo)
Muốn dệt 180 tá áo như thế trong một ngày cần số công nhân là:
180 : 10 = 18 (công nhân)
Đáp số: 18 công nhân
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài tập vận dụng bài toán tỉ lệ thuận
Bài 1: Tổ 1 lớp 5A có 11 em trồng được 44 cây, hỏi cả lớp nếu 48 em trồng được bao nhiêu cây, biết số cây mỗi em trồng được là như nhau.
Bài 2: Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi nếu tổ đó có 5 người làm trong 7 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu cái ghế ? (biết năng suất mỗi người đều như nhau).
Bài 3: Một trường học huy động học sinh đi cuốc đất tăng gia, hôm đầu 30 em cuốc đất trong 2 giờ được . Hỏi hôm sau 50 em cuốc đất trong 3 giờ được bao nhiêu mét vuông ? (biết năng suất mỗi em đều như nhau)
Bài 4: 5 học sinh may 15 cái áo trong 3 giờ. Hỏi 8 học sinh may 32 cái áo mất bao lâu ? (biết năng suất mỗi người như nhau)
Bài 5: 8 người đóng xong 500 viên gạch trong 4 giờ. Hỏi 16 người đóng xong 1000 viên gạch mất bao lâu ? Biết năng suất mỗi người đều như nhau.
Bài 6: 9 người cuốc đất xong trong 5 giờ. Hỏi 18 người cốc đất xong trong bao lâu? (Biết năng suất mỗi người đều như nhau)
Bài 7: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 50 người ăn trong 10 ngày. 3 ngày sau được tăng thêm 20 người. Hỏi đơn vị cần chuẩn bị thêm bao nhiêu suất gạo nữa để đủ ăn trong những ngày sau đó (số gạo mỗi người ăn trong 1 ngày là một suất gạo)
Bài 8: Một đơn vị thanh niên xung phong chuẩn bị gạo đủ cho đơn vị ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đó đơn vị sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày? Biết lúc đầu đơn vị có 90 người.
Bài 9: 12 chị công nhân dệt trong 3 ngày được 120 tá áo. Hỏi nếu muốn dệt 180 tá áo trong 2 ngày cần bao nhiêu công nhân. Biết năng suất mỗi người như nhau.
Bài 10: Một cửa hàng có một số lít nước mắm đựng đầy trong các thùng, mỗi thùng chứa được 20 lít. Nếu đổ đủ số nước mắm đó vào các can, mỗi can chứa 5 lít, thì số can 5 lít phải nhiều hơn số thùng 20 lít là 30 cái. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu lít nước mắm?
Bài 11: An và Bình cùng đọc một quyển truyện giống nhau. Trung bình mỗi ngày An đọc được 10 trang, Bình đọc được 15 trang. Hỏi quyển truyện dày bao nhiêu trang, biết An bắt đầu đọc sau Bình 2 ngày và Bình đọc xong trước An 7 ngày
Bài 12: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể (không có nước) sau 6 giờ sẽ đầy bể. Hỏi nếu vòi một chảy một mình thì sau 10 giờ mới đầy bể. Hỏi nếu vòi hai chảy riêng một mình thì sau bao lâu sẽ đầy bể?
Bài 13: Một người đi từ tỉnh A đến tỉnh B bằng xe đạp, mỗi giờ đi được 12km. Từ B về A người đó đi bằng ô tô, mỗi giờ đi được 48km. Cả đi lẫn về mất 10 giờ. Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu ki – lô – mét?
Bài 14: Một cửa hàng có 28 thùng đựng đầy dầu gồm hai loại, loại thùng 60 lít và loại thùng 20 lít. Hỏi có bao nhiêu thùng mỗi loại, biết số dầu ở mỗi loại thùng đều bằng nhau.
Bài 15: Trong dịp tết, một cửa hàng đã chuẩn bị một số hộp mứt đủ bán trong 20 ngày, nếu mỗi ngày bán 320 hộp. Thực tế mỗi ngày cửa hàng bán 400 hộp. Hỏi số hộp mứt đó đủ cho cửa hàng bán trong bao nhiêu ngày?
Bài 16: Nhà bếp chuẩn bị đủ thực phẩm cho 150 người ăn trong 8 ngày. Vì có thêm một số người đến ăn nên số thực phẩm đó chỉ đủ ăn trong 5 ngày. Hỏi số người mới đến thêm là bao nhiêu người? (Mức ăn của mỗi người như nhau).
Bài 17: Một tổ công nhân có 8 người dự định làm xong một sân bóng chuyền trong 6 ngày, nhưng sau đó người ta quyết định làm xong sân bóng chuyền sớm hơn 2 ngày. Hỏi như vậy phải bổ sung thêm bao nhiêu công nhân?
Bài 18: Một đơn vị bộ đội có 120 người, đã chuẩn bị đủ lương thực để ăn trong 50 ngày, nhưng sau 20 ngày đơn vị được bổ sung thêm 30 người. Hỏi số lương thực còn lại được ăn hết trong bao nhiêu ngày?
Bài 19: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 45 ngày. Sau 4 ngày có một số người mới đến nên tính ra số gạo chỉ còn đủ ăn trong 25 ngày. Hỏi có bao nhiêu người mới đến?
Bài 20: Một đơn vị quân đội chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 50 ngày, nhưng sau 10 ngày đơn vị đó được bổ sung một số người, do đó anh quản lý tính ra số gạo còn lại chỉ đủ ăn trong 25 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu?
Bài 21: 8 người làm 500 sản phẩm hết 4 giờ. Hỏi cũng năng suất ấy thì 16 người làm 1000 sản phẩm hết bao lâu?
Bài 22: Đội xe thứ nhất có 5 xe tải, trong 6 ngày chuyển được 144 tấn gạo. Hỏi đội xe thứ hai có 15 xe tải trong 3 ngày thì chuyển được bao nhiêu tấn gạo? (Biết sức chở của mỗi xe như nhau).
Bài 23: Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi cũng với năng suất ấy, nếu tổ có 5 người làm trong 7 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu cái ghế?
Bài 24: Một trường huy động học sinh cuốc đất tăng gia. Năng suất cuốc của mỗi em là như nhau. Hôm đầu 30 em cuốc trong 2 giờ được 64 m2. Hỏi hôm sau 50 em cuốc trong 3 giờ thì được bao nhiêu mét vuông?
Bài 25: 9 người cuốc 540 m2 đất trong 5 giờ. Hỏi cũng với năng suất ấy thì 18 người cuốc 270 m2 trong bao lâu?
Bài 26: Một đội 38 công nhân nhận sửa 1330 m đường trong 5 ngày. Hỏi nếu muốn sửa 1470 m đường trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân?
Bài 27: Trong 2 ngày với 8 người thì sửa được 64 m đường. Vậy trong 5 ngày với 9 người thì sửa được bao nhiêu m đường?
Bài 28: 15 công nhân mỗi ngày làm 8 giờ thì hoàn thành công việc được giao sau 20 ngày. Hỏi nếu thêm 5 công nhân và mỗi ngày làm 10 giờ thì sẽ hoàn thành công việc đó sau bao nhiêu ngày?
Bài 29: Một tổ 12 người làm trong 3 ngày được 144 sản phẩm. Hỏi nếu muốn làm được 120 sản phẩm trong 2 ngày thì cần phải có bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau)
Bài 30: 50 người thợ xây xong một bể bơi trong 42 ngày. Làm được 15 ngày thì có một số thợ đến giúp, vì vậy công việc hoàn thành sớm hơn 12 ngày. Hỏi có bao nhiêu thợ đến giúp?
Bài 31: 5 học sinh may 15 cái áo mất 3 giờ. Hỏi 8 em may 32 áo mất bao lâu, biết năng suất mỗi em đều như nhau.
Bài 32: Học sinh một trường học lao động tiết kiệm giấy. Buổi đầu 25 em làm xong 400 phong bì mất 4 giờ. Hỏi buổi sau 45 em làm 900 phong bì mất bao nhiêu lâu (năng suất mỗi em đều như nhau)?
Bài 33: 12 chị công nhân dệt trong 3 ngày được 120 tà áo. Hỏi nếu muốn dệt 180 tà áo trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân, biết năng suất mỗi người đều như nhau.
Bài 34: 12 chị công nhân dệt trong 3 ngày được 120 tà áo. Hỏi nếu muốn dệt 180 tà áo trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân, biết năng suất mỗi người đều như nhau.
Bài 35: An và Bình cùng đọc 2 quyển truyện giống nhau. Trung bình 1 ngày An đọc được 10 trang, Bình đọc được 15 trang. Hỏi quyển truyện dày bao nhiêu trang, biết An bắt đầu đọc sau Bình 2 ngày và Bình đọc xong trước An 7 ngày?
Bài tập vận dụng bài toán tỉ lệ nghịch
Bài 1: Tổ 1 lớp 5A có 11 em trồng được 44 cây, hỏi cả lớp nếu 48 em trồng được bao nhiêu cây, biết số cây mỗi em trồng được là như nhau.
Bài 2: Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi nếu tổ đó có 5 người làm trong 7 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu cái ghế ? (biết năng suất mỗi người đều như nhau).
Bài 3: Một trường học huy động học sinh đi cuốc đất tăng gia, hôm đầu 30 em cuốc đất trong 2 giờ được . Hỏi hôm sau 50 em cuốc đất trong 3 giờ được bao nhiêu mét vuông ? (biết năng suất mỗi em đều như nhau)
Bài 4: 5 học sinh may 15 cái áo trong 3 giờ. Hỏi 8 học sinh may 32 cái áo mất bao lâu ? (biết năng suất mỗi người như nhau)
Bài 5: 8 người đóng xong 500 viên gạch trong 4 giờ. Hỏi 16 người đóng xong 1000 viên gạch mất bao lâu ? Biết năng suất mỗi người đều như nhau.
Bài 6: 9 người cuốc đất xong trong 5 giờ. Hỏi 18 người cốc đất xong trong bao lâu? (Biết năng suất mỗi người đều như nhau)
Bài 7: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 50 người ăn trong 10 ngày. 3 ngày sau được tăng thêm 20 người. Hỏi đơn vị cần chuẩn bị thêm bao nhiêu suất gạo nữa để đủ ăn trong những ngày sau đó (số gạo mỗi người ăn trong 1 ngày là một suất gạo)
Bài 8: Một đơn vị thanh niên xung phong chuẩn bị gạo đủ cho đơn vị ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đó đơn vị sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày? Biết lúc đầu đơn vị có 90 người.
Bài 9: 12 chị công nhân dệt trong 3 ngày được 120 tá áo. Hỏi nếu muốn dệt 180 tá áo trong 2 ngày cần bao nhiêu công nhân. Biết năng suất mỗi người như nhau.
Bài 10: Một cửa hàng có một số lít nước mắm đựng đầy trong các thùng, mỗi thùng chứa được 20 lít. Nếu đổ đủ số nước mắm đó vào các can, mỗi can chứa 5 lít, thì số can 5 lít phải nhiều hơn số thùng 20 lít là 30 cái. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu lít nước mắm?
Bài 11: An và Bình cùng đọc một quyển truyện giống nhau. Trung bình mỗi ngày An đọc được 10 trang, Bình đọc được 15 trang. Hỏi quyển truyện dày bao nhiêu trang, biết An bắt đầu đọc sau Bình 2 ngày và Bình đọc xong trước An 7 ngày
Bài 12: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể (không có nước) sau 6 giờ sẽ đầy bể. Hỏi nếu vòi một chảy một mình thì sau 10 giờ mới đầy bể. Hỏi nếu vòi hai chảy riêng một mình thì sau bao lâu sẽ đầy bể?
Bài 13: Một người đi từ tỉnh A đến tỉnh B bằng xe đạp, mỗi giờ đi được 12km. Từ B về A người đó đi bằng ô tô, mỗi giờ đi được 48km. Cả đi lẫn về mất 10 giờ. Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu ki – lô – mét?
Bài 14: Một cửa hàng có 28 thùng đựng đầy dầu gồm hai loại, loại thùng 60 lít và loại thùng 20 lít. Hỏi có bao nhiêu thùng mỗi loại, biết số dầu ở mỗi loại thùng đều bằng nhau.
Bài 15: Một tổ lao động tham gia trồng cây gây rừng, người ta dự định chia mỗi nhóm 12 người thì phải trồng 180 cây nhưng thực tế tổ làm tích cực hơn nên mỗi người trồng hơn dự định 2 cây và cả tổ trồng được 765 cây. Hỏi lúc đầu tổ lao động đó dự định trồng bao nhiêu cây?
Bài 16: Một bếp ăn chuẩn bị một số gạo đủ cho 120 người ăn trong 40 ngày. Sau khi ăn hết một nửa số gạo đó bếp ăn nhận thêm một số người nên số gạo còn lại chỉ đủ cho bếp ăn trong 12 ngày nữa ( mức ăn của mỗi người không thay đổi). Hỏi bếp ăn đã nhận thêm bao nhiêu người nữa?
Bài 17: Hai tổ công nhân tham gia làm một công việc. Nếu riêng tổ một làm thì 15 ngày sẽ hoàn thành công việc. Nếu riêng tổ hai làm thì 12 ngày sẽ hoàn thành công việc. Hỏi nếu 1/2 số công nhân tổ một và 1/5 số công nhân tổ hai cùng làm thì sẽ hoàn thành công việc sao bao nhiêu ngày?
Bài 18: Một đội công nhân có 300 người dự định làm xong quảng đường trong 20 ngày. Sau khi làm được 10 ngày thì nhờ máy móc nên năng suất tăng gấp đôi. Hỏi đội công nhân đó hoàn thành sớm hơn dự định bao nhiêu ngày?
Bài 19: Một bếp ăn dự trữ một số gạo cho 120 người ăn trong 20 ngày. Sau khi ăn được 5 ngày, bếp ăn nhận thêm 30 người nữa ( Mức ăn của mỗi người như nhau). Hỏi số gạo còn lại đủ ăn trong bao nhiêu ngày nữa ?
Bài 20: Có 45 công nhân cùng làm 1 công việc.Họ sẽ hoàn thành công việc đó trong 10 ngày.Sau khi cùng làm được 4 ngày,người ta chuyển bớt đi 15 công nhân để đi làm công việc khác.Hỏi các công nhân còn lại phải làm tiếp trong bao nhiêu ngày nữa thì mới hoàn thành công việc đó?
Bài 21: Có 15 công nhân làm 1 công việc dự tính sẽ hoàn thành trong 20 ngày. Cùng làm được 6 ngày, người ta chuyển bớt đi 5 công nhân làm việc ở nơi khác. Hỏi họ còn phải làm trong bao nhiêu ngày mới xong công việc đó?
Bài 22: Trong dịp tết, một cửa hàng đã chuẩn bị một số hộp mứt đủ bán trong 20 ngày, nếu mỗi ngày bán 320 hộp. Thực tế mỗi ngày cửa hàng bán 400 hộp. Hỏi số hộp mứt đó đủ cho cửa hàng bán trong bao nhiêu ngày?
Bài 23: Nhà bếp chuẩn bị đủ thực phẩm cho 150 người ăn trong 8 ngày. Vì có thêm một số người đến ăn nên số thực phẩm đó chỉ đủ ăn trong 5 ngày. Hỏi số người mới đến thêm là bao nhiêu người? (Mức ăn của mỗi người như nhau).
Bài 24: Một tổ công nhân có 8 người dự định làm xong một sân bóng chuyền trong 6 ngày, nhưng sau đó người ta quyết định làm xong sân bóng chuyền sớm hơn 2 ngày. Hỏi như vậy phải bổ sung thêm bao nhiêu công nhân?
Bài 25: Một đơn vị bộ đội có 120 người, đã chuẩn bị đủ lương thực để ăn trong 50 ngày, nhưng sau 20 ngày đơn vị được bổ sung thêm 30 người. Hỏi số lương thực còn lại được ăn hết trong bao nhiêu ngày?
Bài 26: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 45 ngày. Sau 4 ngày có một số người mới đến nên tính ra số gạo chỉ còn đủ ăn trong 25 ngày. Hỏi có bao nhiêu người mới đến?
Bài 27: Một đơn vị quân đội chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 50 ngày, nhưng sau 10 ngày đơn vị đó được bổ sung một số người, do đó anh quản lý tính ra số gạo còn lại chỉ đủ ăn trong 25 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu?
Bài 28: 8 người làm 500 sản phẩm hết 4 giờ. Hỏi cũng năng suất ấy thì 16 người làm 1000 sản phẩm hết bao lâu?
Bài 29: Đội xe thứ nhất có 5 xe tải, trong 6 ngày chuyển được 144 tấn gạo. Hỏi đội xe thứ hai có 15 xe tải trong 3 ngày thì chuyển được bao nhiêu tấn gạo? (Biết sức chở của mỗi xe như nhau).
Bài 30: Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi cũng với năng suất ấy, nếu tổ có 5 người làm trong 7 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu cái ghế?
Bài 31: Một trường huy động học sinh cuốc đất tăng gia. Năng suất cuốc của mỗi em là như nhau. Hôm đầu 30 em cuốc trong 2 giờ được 64 m2. Hỏi hôm sau 50 em cuốc trong 3 giờ thì được bao nhiêu mét vuông?
Bài 32: 9 người cuốc 540 m2 đất trong 5 giờ. Hỏi cũng với năng suất ấy thì 18 người cuốc 270 m2 trong bao lâu?
Bài 33: Một đội 38 công nhân nhận sửa 1330 m đường trong 5 ngày. Hỏi nếu muốn sửa 1470 m đường trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân?
Bài 34: Trong 2 ngày với 8 người thì sửa được 64 m đường. Vậy trong 5 ngày với 9 người thì sửa được bao nhiêu m đường?
Bài 35: 15 công nhân mỗi ngày làm 8 giờ thì hoàn thành công việc được giao sau 20 ngày. Hỏi nếu thêm 5 công nhân và mỗi ngày làm 10 giờ thì sẽ hoàn thành công việc đó sau bao nhiêu ngày?
Bài 36: Một tổ 12 người làm trong 3 ngày được 144 sản phẩm. Hỏi nếu muốn làm được 120 sản phẩm trong 2 ngày thì cần phải có bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau)
Bài 37: 50 người thợ xây xong một bể bơi trong 42 ngày. Làm được 15 ngày thì có một số thợ đến giúp, vì vậy công việc hoàn thành sớm hơn 12 ngày. Hỏi có bao nhiêu thợ đến giúp?
Bài 38: 5 học sinh may 15 cái áo mất 3 giờ. Hỏi 8 em may 32 áo mất bao lâu, biết năng suất mỗi em đều như nhau.
Bài 39: Học sinh một trường học lao động tiết kiệm giấy. Buổi đầu 25 em làm xong 400 phong bì mất 4 giờ. Hỏi buổi sau 45 em làm 900 phong bì mất bao nhiêu lâu (năng suất mỗi em đều như nhau)?
Bài 40: 12 chị công nhân dệt trong 3 ngày được 120 tà áo. Hỏi nếu muốn dệt 180 tà áo trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân, biết năng suất mỗi người đều như nhau.
Bài 41: 12 chị công nhân dệt trong 3 ngày được 120 tà áo. Hỏi nếu muốn dệt 180 tà áo trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân, biết năng suất mỗi người đều như nhau.
Bài 42: An và Bình cùng đọc 2 quyển truyện giống nhau. Trung bình 1 ngày An đọc được 10 trang, Bình đọc được 15 trang. Hỏi quyển truyện dày bao nhiêu trang, biết An bắt đầu đọc sau Bình 2 ngày và Bình đọc xong trước An 7 ngày?
Xem thêm các dạng Toán lớp 5 hay có trong đề thi vào lớp 6 chọn lọc, hay khác:
Cách giải các bài toán về chu vi và diện tích các hình
Cách giải bài toán về Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương cực hay
Các bài toán về số tự nhiên và chữ số có lời giải
Các bài toán về dấu hiệu chia hết có lời giải
Các bài toán về trung bình cộng có lời giải
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Sổ tay toán lý hóa 12 (29k/ 1 cuốn)
- Tổng ôn tốt nghiệp 12 toán, sử, địa, kinh tế pháp luật.... (80k/1 cuốn)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Từ khóa » Các Tỉ Lệ Thuận Tỉ Lệ Nghịch
-
Đại Lượng Tỉ Lệ Thuận, Tỉ Lệ Nghịch - Abcdonline
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ THUẬN - TỈ LỆ KÉP LỚP 5
-
Tỉ Lệ Thuận – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Bài Toán Tỉ Lệ Thuận, Tỉ Lệ Nghịch Lớp 7 Có Lời Giải - .vn
-
Bài Toán Tỉ Lệ Thuận Tỉ Lệ Nghịch Lớp 5 Có Lời Giải Chi Tiết
-
Tỉ Lệ Thuận Tỉ Lệ Nghịch Lớp 7, Những Bài Toán Về Đại Lượng Tỷ ...
-
Phương Pháp Giải Bài Toán Tỉ Lệ Thuận Tỉ Lệ Nghịch Lớp 7
-
Chuyên đề đại Lượng Tỉ Lệ Thuận Tỉ Lệ Nghịch Toán 7
-
Lý Thuyết đại Lượng Tỉ Lệ Nghịch | SGK Toán Lớp 7
-
Các Dạng Toán Về đại Lượng Tỉ Lệ Thuận, Tỉ Lệ Nghịch Và Bài Tập
-
Dạng Toán Quan Hệ Tỉ Lệ Lớp 5 Hay Nhất - TopLoigiai
-
Chuyên Đề Đại Lượng Tỉ Lệ Thuận Tỉ Lệ Nghịch Toán 7 Có Lời Giải
-
[Top Bình Chọn] - Tỉ Lệ Thuận Tỉ Lệ Nghịch - Trần Gia Hưng
-
Lý Thuyết Về đại Lượng Tỷ Lệ Thuận | SGK Toán Lớp 7