Cách Giải Rubik 3x3 Nâng Cao, Rubik 2x2, Rubik 4x4, Rubik Tam Giác

Ở Việt Nam hiện nay, Rubik cũng là trò chơi trí tuệ được nhiều lứa tuổi kể cả các bạn nhỏ đặc biệt yêu thích. Chúng đòi hỏi bạn phải có tư duy nhanh nhạy mới có thể làm cho các mặt đồng màu với nhau. Trong bài viết hôm nay, (ngonaz) sẽ hướng dẫn cách giải Rubik 3×3, công thức giải Rubik 4×4, cách giải Rubik 2×2, công thức Rubik tam giác nâng cao.

Lập phương Rubik (Khối Rubik hay đơn giản là Rubik) là một trò chơi giải đố trí tuệ  được giáo sư người Hungary, Ernox Rubik  phát minh vào năm 1974.  Đây là một trong những trò chơi  được phát minh ra nhằm giúp người chơi giải trí. Nhưng đồng thời cũng giúp người chơi phát triển tư duy và trí tuệ. Với công thức giải Rubik đơn giản nhưng lại cực kỳ khó vì chúng giống như một bài toán. Có thể nói khối Rubik là một trong những loại đồ chơi bán chạy nhất thế giới với rất nhiều mẫu mã đẹp, nổi bật chỉ nhìn qua thôi đã thấy mê rồi.

Các phiên bản của Rubik lập phương

  • Rubik 3x3x3
  • Rubik 2x2x2
  • Rubik 4x4x4
  • Rubik Gương ( Mirror)
  • Rubik tam giác
  • Rubik Skewb Cube
  • Rubik 5x5x5

Nếu đang lúng túng về cách giải Rubik 2×2, 3×3, 4×4, rubik tam giác thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.

cách giải rubik 1

Trò chơi rubik là gì?

Rubik là trò chơi trí tuệ giải khối lập phương rất thú vị và hấp dẫn, đặc biệt tốt cho giới trẻ để rèn luyện trí thông minh và tư duy. Tên của trò chơi được đặt theo người phát minh ra nó là Erno Rubik, người Hungary. Ra đời vào năm 1974, khối Rubik đầu tiên là một khối hình lập phương với 3 x 3 x 3 và 6 màu sắc gồm cam, đỏ, xanh lá, vàng, màu trắng và xanh dương. Tuy nhiên, hiện nay khối Rubik rất đa dạng giúp người chơi có nhiều lựa chọn hấp dẫn hơn.

Ban đầu, khối Rubik sẽ được xáo trộn các màu lên. Sau đó người chơi phải dùng tư duy để giải bài toán, đưa mỗi mặt về cùng một màu theo các quy ước của trò chơi đã được thiết lập cố định. Mục tiêu hoàn thành là đưa khối Rubik về hình dạng cho 6 màu đồng nhất với nhau. Vậy nên bạn cần biết cách giải Rubik chính xác nhất.

cách giải rubik 2

Giải mã khối Rubk hiện nay

Trước khi bắt đầu học cách giải rubik, bạn cần hiểu rõ về khối Rubik cùng các quy luật, bao gồm:

Màu sắc khối Rubik

Hình dạng của khối Rubik sẽ quyết định màu sắc của nó. Trong trò chơi này, khối lập phương 3x3x3 được dùng chơi phổ biến nhất. Chúng gồm các màu trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương và cam. Ngoài ra có thể thêm các phiên bản khác với màu hồng, nâu, tím,…

Hình dạng của khối Rubik

Phiên bản đầu tiên của khối vuông Rubik là khối lập phương 3x3x3. Hiện nay đã có thêm các khối lập phương khác như 2x2x2, 4x4x4,… Các khối có dạng hình tam giác, khối tròn, tứ diện, bát diện hay khối 12 mặt, khối 20 mặt,…

Các khái niệm của khối Rubik:

* Các viên Rubik:

  • Viên ở tâm chính giữa: Nằm ở chính giữa trục rubik, có 1 màu và được 8 viên màu khác bao quanh.
  • Viên cạnh: Có 2 màu.
  • Viên góc: Có 3 màu, vị trí nằm giữa các viên góc, có vị trí nằm ở góc của khối vuông Rubik.

* Các kí hiệu mặt của khối vuông Rubik 3x3x3:

  • Mặt trên: Kí hiệu là U
  • Mặt dưới: Kí hiệu là D
  • Mặt trước, đối diện với mắt người chơi: Kí hiệu là F
  • Mặt sau: Kí hiệu là B
  • Mặt trái: Kí hiệu là L
  • Mặt phải: Kí hiệu là R

* Cách xoay các mặt của khối lập phương Rubik:

  • Các mặt kí hiệu F’, B’, U’, D’, R’, L’ sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ với góc 90 độ.
  • Các mặt kí hiệu F, B, U, D, R, L sẽ xoay cùng chiều kim đồng hồ với góc 90 độ.
  • Các mặt kí hiệu F2, B2, U2, D2, R2, L2 sẽ xoay các mặt với góc 180 độ.

Như vậy, những mặt có kí hiệu là các chữ cái, không có dấu phẩy sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ. Còn những mặt có kí hiệu là chữ cái có dấu phẩy sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ. Những mặt xoay kép sẽ kí hiệu bằng chữ cái có số 2.

Muốn giải được rubik, bạn cần biết cách xoay rubik, cách xếp rubik,… bằng tư duy và trí tuệ. Do vậy trước tiên hãy làm quen, ghi nhớ các kí hiệu trên, ghi nhớ chữ cái đánh dấu từng mặt của chúng.

cách giải rubik 3

Cách giải rubik 2×2 (công thức rubik 2×2)

Rubik 2×2 hay còn được gọi là Pocket Cube (Rubik bỏ túi) hoặc Mini Cube. Đây cũng là phiên bản hai tầng của Rubik 3×3. Câu chuyện về Rubik 2×2 nổi tiếng với vụ kiện tụng bằng sáng chế của hai bên Ideal Toy Comapany và Moleculon Research Corp. Tham khảo công thức giải rubik 2×2 dưới đây nhé.

Cấu tạo của Rubik 2×2

Tuy có cấu tạo đơn giản chỉ gồm 8 góc duy nhất. Nhưng Rubik 2×2 vẫn có hơn 3.674.160 trạng thái có thể xảy ra. Vậy nên bạn sẽ khó thành công nếu tự mình tìm hiểu.

Ký hiệu và quy ước

Trước khi bắt đầu vào hướng dẫn chi tiết, bạn cần chắc chắn biết các kí hiệu và quy ước xoay. Rubik 2×2 và 3×3 đều có các kí hiệu hoàn toàn giống nhau. Chúng có 6 mặt, cùng chữ cái quy ước. Chỉ khác biệt là 2×2 không có chuyển động lớp giữa (M, E, S) mà thôi.

Có 6 chữ cái cơ bản, mỗi chữ cái tượng trưng cho 6 mặt của khối Rubik, bao gồm:

  • F (Front): mặt trước (đối diện với người giải)
  • B (Back): mặt sau
  • R (Right): mặt phải
  • L (Light): mặt trái
  • U (Up): mặt trên
  • D (Down): mặt dưới (đối diện với mặt trên)

Một chữ cái in hoa được hiểu là xoay 1/4 mặt tương ứng (90°) theo chiều kim đồng hồ ↻. Ví dụ: R là xoay 1/4 mặt phải theo chiều kim đồng hồ.

Một chữ cái in hoa và theo sau nó có dấu nháy đơn (‘) được hiểu là xoay 1/4 mặt tương ứng (90°) theo chiều ngược kim đồng hồ ↺. Ví dụ: R’ là xoay 1/4 mặt phải theo chiều ngược kim đồng hồ.

Công thức giải Rubik 2×2

Bước 1: Giải tầng đầu tiên

Đầu tiên, bạn hãy chọn một mặt để cố gắng giải quyết trước (trong ví dụ này bạn có thể chọn mặt trắng). Mục tiêu là hoàn thành mặt màu trắng, trong khi các mặt bên của từng mảnh cũng phải khớp với nhau.

cách giải rubik 4

Bước 2: Đưa các viên góc về đúng vị trí

Sau khi giải tầng đầu tiên, hãy lật khối Rubik xuống để màu trắng trở thành mặt đáy. Mục tiêu trong bước này là đưa 4 viên góc ở tầng trên về đúng vị trí mà chưa cần đúng hướng. Như trong hình là viên góc có 3 màu vàng, xanh dương, cam được gọi là đúng vị trí. Lý do là nó đã gồm 3 màu của 3 mặt xung quanh, chỉ là chưa đúng hướng mà thôi.

Tiếp theo, bạn quan sát xem tầng trên đã có bao nhiêu viên góc nằm ở đúng vị trí, rồi áp dụng một trong ba trường hợp dưới đây (viên góc đúng vị trí được bôi đỏ):

  • Trường hợp 1: Có một góc nằm đúng vị trí, bạn cầm sao cho giống hình rồi thực hiện công thức: (U R U’ L’) (U R’ U’ L). Công thức này có tác dụng hoán vị 3 góc còn lại theo chiều ngược kim đồng hồ
  • Trường hợp 2: Có 2 góc kề nhau đúng vị trí, 2 góc còn lại cần hoán đổi cho nhau. Thực hiện công thức sau để hoán vị (tráo đổi) 2 góc kề: L F’ L’ D’ L’ D F.
  • Trường hợp 3: Có 2 góc chéo nhau đúng vị trí, 2 góc chéo còn lại cần hoán đổi cho nhau. Thực hiện công thức sau để hoán vị 2 góc chéo: F L F L’ D’ L’ D.

Bước 3: Định hướng các góc

Khi 4 góc tầng trên đã nằm đúng vị trí, bạn chỉ cần định hướng lại chúng là xong. Bạn cầm rubik sao cho viên góc chưa được định hướng nằm ở vị trí trước-phải-trên (FRU) rồi thực hiện công thức: R ‘D’ R D (2 hoặc 4 lần).

Sau khi định hướng một viên góc xong, cục Rubik của bạn sẽ hơi rối. Hãy xoay U hoặc U’ để đưa viên các góc còn lại chưa được định hướng vào vị trí FRU và lặp lại công thức trên. Cứ làm như vậy cho đến khi khối Rubik 2×2 của bạn được giải hoàn toàn.

cách giải rubik 5

Cách giải rubik 2×2 nâng cao

Ngoài rubik 2×2 với cách giải đơn giản trên, bạn có thể học thêm cách giải rubik 2×2 nâng cao dưới đây bằng phương pháp Ortega Method.

Ortega Method hay có tên Varasano, là một phương pháp giải tốc độ dành cho 2×2 và 3×3. Tuy nhiên chúng thường được áp dụng cho Rubik 2×2. Cái tên này được đặt theo tên của người đddaxphoor biến phương pháp này Victor Ortega, mặc dù anh không phải là người tạo ra phương pháp này.

Phương pháp Ortega có được chia thành bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Hoàn thành 1 mặt bất kì

Trước tiên, bạn chọn hoàn thành 1 mặt bất kỳ của khối Rubik, nhưng không đúng các mặt cạnh. Thông thường chúng ta thường chọn đó là mặt Trắng.

cách giải rubik 6

Bước 2: Giải OLL

Tiếp theo, giải tiếp một mặt đối diện với mặt đã giải ở bước 1, nhưng cũng không cần đúng các mặt cạnh. Thông thường đó sẽ là mặt màu Vàng. Lúc này, bạn quay mặt màu Trắng xuống dưới (Hoặc bạn đã quay xuống dưới từ lần bước giải số 1). Tùy vào vị trí của các mặt vàng, bạn có 7 công thức cần nhớ như sau:

cách giải rubik 7

Bước 3: Giải PBL

Sau đó, tiến hành hoán vị cả 2 lớp trên dưới cùng lúc để đưa các mặt Trắng và Vàng về đúng vị trí. Từ đó hoàn thành Rubik 2×2 chỉ trong 1 công thức.

Dưới đây là 5 công thức, tương ứng với 5 trường hợp có thể xảy ra đồng thời giữa Mặt Trên và Mặt Dưới như sau:

cách giải rubik 8 cách giải rubik 9

Cách giải rubik 3×3 (công thức rubik 3×3)

Tham khảo công thức giải rubik 3×3 và cách giải rubik 3×3 nâng cao dưới đây.

Hình dạng và màu sắc

Khối rubik 3×3 được cấu tạo bởi các mảnh được ghép lại thành một khối lập phương 6 mặt. Mỗi mặt của Rubik bao gồm 9 ô vuông, phủ bằng 6 màu sắc khác nhau là trắng, vàng, đỏ, cam, xanh lá cây, xanh dương. Hoặc một số khối khác thay thế mặt trắng bằng đen, trắng đối diện với vàng, cam đối diện đỏ, lục đối diện với lam.

Các mảnh/viên của khối Rubik

Khối Rubik 3×3 bao gồm 26 mảnh/viên Rubik ghép lại với nhau:

  • Viên trung tâm: Gồm 6 viên, mỗi viên trung tâm chỉ có 1 mặt màu. Dù có quay thế nào thì vị trí của các viên đều không thay đổi. Như vậy, màu của một viên trung tâm ở 1 mặt nào đó cũng là màu của cả mặt đó.
  • Viên cạnh: gồm 12 viên, mỗi viên có 2 mặt màu. Các viên này nằm giữa các cạnh của khối Rubik.
  • Viên góc: gồm 8 viên, mỗi viên có 3 mặt màu. Các viên này nằm ở các góc của khối Rubik.

Quy ước kí hiệu về cách xoay các mặt

  • Khi viết chữ cái các mặt in hoa như  R L U D F B: Nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ (tức 1/4 vòng).
  • Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo dấu  ‘  như  R’ L’ U’ D’ F’ B’ hoặc chữ  i như  Ri Li Ui Di Fi Bi: Nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
  • Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo số 2 như  R2 L2 U2 D2 F2 B2: Nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 180 độ, theo chiều nào cũng được.

Các bước giải rubik 3 nhân 3

Bước 1: Tạo thành hình Chữ thập màu trắng ở tầng 1

Trước tiên hướng mặt trắng lên phía trên. Để giải một cạnh màu trắng bạn tiến hành các bước sau đây:

+ Bước 1.1: Xác định 1 viên cạnh có màu trắng cần di chuyển hiện đang ở đâu.

Di chuyển viên cạnh đó ở về mặt trước – F. Lúc này, bạn sẽ có ba vị trí của viên cạnh này ở mặt F là: có thể nó ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.

Bằng 1 số phép quay nhất định, đưa nó về vị trí tầng 2, ở mặt trước bên phải, tức vị trí được đánh dấu X dưới hình. Ví dụ: nếu viên cạnh trắng này đang ở 4 vị trí sau, thì dùng F, F’ hoặc F2, F2′ để đưa về tầng 2

cách giải rubik 10

+ Bước 1.2: Xác định vị trí mà viên này sẽ phải trở về. Xoay U (Hoặc U’) để đưa  vị trí đó về vị trí mặt trên bên phải, tức vị trí X dưới đây. Lúc này, ta sẽ có 2 trường hợp sau:

cách giải rubik 11

+ Bước 1.3: Thực hiện công thức để đưa cạnh về vị trí X

  • Trường hợp 1: Đơn giản là xoay R
  • Trường hợp 2: Thực hiện U F’ U’ hay U Fi Ui

Lặp lại các bước từ 1.1 đến 1.3 để giải 3 viên cạnh còn lại. Lưu ý, tránh quay các bước quay làm ảnh hưởng tới các cạnh đã giải.

Kết thúc bước 1, bạn được kết quả là một hình chữ thập màu trắng và đúng với các màu trung tâm như sau:

Bước 2: Hoàn thiện tầng 1 của Rubik

Để thuận tiện, bạn quay ngược khối Rubik lại, có nghĩa là mặt màu trắng sẽ là ở dưới, mặt màu vàng trở thành trên.

Với khối Rubik này, bạn hãy quan sát tất cả khối một lượt trước khi đọc tiếp phần hướng dẫn, để xác định vị trí của các ô góc đang ở đâu. Ô góc màu trắng là ô có 3 màu, 1 mặt là màu trắng. Ở đây X được đánh dấu là vị trí mà ô góc đó phải trở về.

– Nếu viên góc nằm ở tầng 3 (tức tầng màu vàng), dùng U hoặc U’ để đưa về 3 trường hợp sau:

+ Với hình 1: Bạn sử dụng công thức xoay U R U’ R’

+ Với hình 2: Bạn sử dụng công thức xoay R U R’

+ Với hình 3: Vị trí của mặt viên góc khác một chút so với hình 1 và 2, đó là mặt màu trắng không ở mặt cạnh (xanh, đỏ) mà ở mặt màu vàng. Do đó đầu tiên, bạn đưa mặt viên màu trắng này sang bên cạnh như hình 1 và 2 bằng cách xoay R U’ R’ U2 .

Tiếp theo: chọn một trong hai công thức hình 1 hoặc hình 2 để giải tiếp.

– Nếu viên góc ở tầng 1 ( tức ở tầng màu trắng)

Ở trường hợp này, bạn thấy rằng viên góc này đang ở đúng tầng 1, nhưng đang sai vị trí hoặc sai hướng. Có 3 trường hợp như sau:

Để giải, trước tiên, dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc về tầng 3. Sau đó, dùng phương pháp giải tầng 3 như trên để giải tiếp.

Kết quả sau bước 2 là tầng 1 hoàn thành đồng thời các ô cạnh đúng với vị trí màu các bên như hình.

Bước 3:  Hoàn thành tầng 2 của khối Rubik

Bạn xác định các viên cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng. Các viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.

– Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3

  • Bước 1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí cần tới đó là Goal. Cầm Rubik sao cho viên Goal nằm ở mặt F.
  • Bước 2:  Xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần Goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu, tạo thành chữ T (xem hình minh họa phía dưới).
  • Bước 3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:

– Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2

  • Bước 1: Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để xếp và xoay viên cạnh về tầng 3.
  • Bước 2: Dùng phương pháp phía trên để giải.

cách giải rubik 13

Bước 4: Tạo chữ thập màu vàng ở tầng 3

Ở bước này, mặc dù chúng ta có 3 trường hợp của tầng 3 là: chỉ có 1 Dot, có 3 Dot hình chữ L, có 3 Dot theo đường thẳng. Nhưng phương pháp ở bước này chỉ cần một công thức đó là: F R U R’ U’ F’.

  • Trong trường hợp 1 Dot: bạn cần xoay công thức này ba lần
  • Trong trường hợp 3 Dot chữ L: bạn cần xoay hai lần. Lưu ý hướng của chữ L.
  • Trong trường hợp 3 Dot đường thẳng nằm ngang: bạn xoay công thức này 1 lần

Khi đó tầng 3 của khối Rubik sẽ lần lượt thay đổi theo thứ tự như hình dưới. Lưu ý, hướng của khối Rubik rất quan trọng, vì vậy hình dạng “L”  phải có dạng như minh họa và đường thẳng phải nằm ngang.

cách giải rubik 14

Bước 5: Đưa các viên chữ thập màu vàng về đúng vị trí

Bạn quan sát khối Rubik, kiểm tra vị trí của các mảnh cạnh màu vàng cần chuyển đổi. Cầm Rubik sao cho hai cạnh cần hoán đổi với nhau nằm ở mặt trước F và mặt trái L.

Thực hiện công thức (R U) (R’ U) (R U2) R’ U để hoán vị giữa cạnh vàng mặt F với cạnh vàng mặt L.

Bước 6: Đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí

Bạn quan sát xem các viên góc màu vàng có viên nào đang nằm sai vị trí không. Đúng vị trí được hiểu là viên có 3 góc màu: màu vàng và 2 màu còn lại đang nằm ở giao điểm tại 3 cạnh có màu tương ứng (không nhất thiết trùng màu tâm).

Ở bước này, một điều thú vị bạn sẽ thấy rằng: sẽ luôn chỉ có 0, 1 hoặc là 4 viên góc ở vị trí đúng.

  • Nếu có 1 viên góc ở vị trí đúng: Cầm khối Rubik sao cho viên đúng này ở vị trí FRU (Mặt trước, phía trên, bên trái). Áp dụng công thức:  U R U’ L’ U R’ U’ L
  • Nếu không có viên góc nào ở vị trí đúng: bạn cần thực hiện công thức trên khoảng 2 lần để tạo được 1 góc đúng.
  • Nếu cả 4 viên góc đúng thì chúc mừng bạn, bạn có thể chuyển ngay tới bước 7

Bước 7: Hoàn thành giải khối Rubik

Sau bước 6, nếu các viên góc vô tình quay đúng hướng bạn đã hoàn thành khối Rubik mà không cần đến bước 7. Còn nếu không bạn cần thực hiện như sau:

  • Chọn hướng cầm Rubik sao cho 1 viên góc màu vàng bị sai hướng nằm ở mặt trước, phía trên, bên phải  như vị trí đánh dấu như bên dưới, tức vị trí FRU.
  • Thực hiện chẵn lần (2 hoặc 4 lần) công thức sau:  R’ D’ R D để định hướng đúng góc này, vì khi thực hiện công thức này, mặt màu vàng sẽ xoay tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Dừng thực hiện khi mặt vàng ở đúng vị trí. Việc xáo trộn các tầng 1, 2 không có vấn đề gì cả vì chúng sẽ tự về vị trí đúng sau khi bạn giải xong tất cả các góc sai.
  • Dùng U / U’ để chuyển các ô vàng sai hướng còn lại đến vị trí đánh dấu FRU và tiếp tục áp dụng lại công thức trên cho đến khi tất cả các ô góc vàng được giải.
  • Lưu ý: Ngoại trừ viên góc đầu tiên, chỉ sử dụng U và U’ để di chuyển các góc còn lại tới vị trí FRU.

cách giải rubik 15

Cách giải rubik 3×3 nâng cao – f2l

Với cách giải rubik 3×3 nâng cao, bạn có thể áp dụng công thức của F2L. Mục tiêu của giải F2L là giải 4 mảnh góc của tầng 1 và 4 cạnh lớp giữa. Trong phương pháp xoay Rubik cho người mới bắt đầu việc giải quyết này được tách làm 2 bước.

Nếu quan sát một chút, bạn sẽ thấy tất cả các công thức của F2L đều sẽ được đưa về một trong 4 trường hợp dưới đây:

Đây là 4 công thức cơ bản nhất của F2L mà bạn bắt buộc phải ghi nhớ. Tất cả công thức F2L của các trường hợp còn lại thực chất đều là dùng một số các công thức thiết lập để đưa về 4 dạng trên, rồi từ đó giải F2L.

Trong đó:

  • Hai công thức trên, tức R U R’ và F’ U’ F là công thức giải khi góc và cạnh tách nhau. Trong đó: R U R’ là khi màu trắng bên phải và  F’ U’ F là khi màu trắng bên trái/
  • Hai công thức dưới là công thức để đưa góc và cạnh đã ghép về vị trí đúng và cũng chia ra làm 2 trường hợp màu trắng bên trái và bên phải.

Ví dụ:

Với trường hợp trên: công thức sử dụng là (R U2 R’) (U R U’ R’). Tuy nhiên thực tế, công thức được chia làm 2 bước: bước thiết lập và bước giải cơ bản

– 20 công thức F2L cơ bản

cách giải rubik 16 cách giải rubik 17 cách giải rubik 18 cách giải rubik 19

– 41 công thức F2L đầy đủ và nhanh nhất

cách giải rubik 20 cách giải rubik 21 cách giải rubik 22 cách giải rubik 23 cách giải rubik 24

->> Tham khảo: Mod skin liên quân [Mod skin LOL] [Cách xóa Mod Skin Liên Quân] Mùa 22

Cách giải rubik 4×4 (công thức rubik 4×4)

Hình dạng, màu sắc

Rubik 4×4 là một khối lập phương 6 mặt. Mỗi mặt bao gồm 16 ô vuông, được sơn một màu trong 6 màu cơ bản, trong đó mặt Trắng đối diện mặt Vàng, mặt Đỏ đối diện mặt Cam, mặt Xanh Dương đối diện mặt Xanh Da Trời.

Quy ước về các mảnh của khối Rubik

Rubik 4×4 cũng được ghép lại bởi các mảnh Rubik được gọi là các Viên góc, Viên cạnh và Viên trung tâm.

  • Viên trung tâm: 24 viên, mỗi viên có 1 mặt màu duy nhất. Khác với Rubik 3×3, các khối tâm này không cố định.
  • Viên góc: Bao gồm 8 viên, mỗi viên chỉ có 3 mặt màu khác nhau.
  • Viên cạnh: Bao gồm 24 viên, mỗi viên có 2 mặt màu.

Các mặt và các lớp

Các mặt

Các mặt của khối Rubik 4×4 được đặt tên và kí hiệu bằng các chữ cái viết hoa là R, L, U, B, F, D, tương ứng với các kí tự tiếng Anh của chúng. Tùy vào cách cầm, các mặt này sẽ tương ứng với các màu khác nhau.

  • R: Right – Mặt Phải
  • L: Left – Mặt Trái
  • U: Up – Mặt Trên
  • D: Down – Mặt Dưới
  • F: Front – Mặt Trước
  • B: Back – Mặt Sau

Các lớp bên trong

Được kí hiệu là bằng các chữ cái viết thường, tương ứng với chữ cái của mặt liền kề với nó, lần lượt là r, l, u, b, f, d.

Ví dụ: Mặt liền kề bên trong của của mặt R có kí hiệu là r.

Cách xoay các mặt

  • Khi viết các chữ cái in hoa như  R L U D F B: Nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ (tức 1/4 vòng).
  • Khi viết các chữ cái in hoa kèm theo dấu ‘  như R’ L’ U’ D’ F’ B’  hoặc thêm chữ i như  Ri Li Ui Di Fi Bi: Nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
  • Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo số 2 như R2 L2 U2 D2 F2 B2: Nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 180 độ, theo chiều nào cũng được.

Công thức giải khối Rubik 4×4

A. Giải các viên Trung tâm của Rubik

Bước 1: Giải tâm một tâm

Chọn một tâm để giải, ở đây, bạn chọn là tâm Trắng. Trung tâm đầu tiên thường có thể được giải quyết chỉ trong khoảng 5 lần di chuyển. Bước này khá đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự nghiệm được.

cách giải rubik 25

Bước 2: Giải tâm đối diện

Tiếp tục giải tâm đối diện. Đối diện màu Trắng là tâm Vàng. Bạn cầm Rubik sao cho tâm đầu tiên đã giải (tâm Trắng) ở mặt D. Sau đó dùng các công thức dưới đây để chèn các mặt màu vàng lên mặt U đối diện.

cách giải rubik 26

Bước 3: Giải tâm thứ ba

Để giải tâm thứ ba, bạn có thể tự do xoay nhiều cách. Kể từ thời điểm này, bạn nên sử dụng các phép quay r, l và U. Chiến lược là: tạo một cặp hai mảnh ở giữa và xếp chúng theo chiều dọc ở bên trái. Sau đó, tạo một cặp thứ hai của hai tâm và ghép nó với cặp còn lại để hoàn thành. Khi bạn đã thực hiện xong, hãy xoay khối lập phương để đặt tâm này lên mặt B.

Bước 4: Giải tâm thứ tư

Tâm thứ tư được giải quyết theo cách tương tự như tâm thứ ba ngoại trừ có ít tự do hơn một chút vì ba tâm đã hoàn thành. Chỉ cần cẩn thận không làm bất cứ điều gì sẽ ảnh hưởng đến trung tâm đã hoàn thành trên mặt B. Khi bạn đã giải được tâm này, hãy xoay khối lập phương để đặt nó trên mặt B.

Bước 5:  Giải quyết hai tâm cuối cùng

Tham khảo các công thức sau. Lưu ý: đối với mỗi trường hợp này, tâm U phải có màu xanh lam và tâm F phải có màu đỏ.

cách giải rubik 27 cách giải rubik 28

B: Giải các viên Cạnh của Rubik

Bước 1: Xác định viên Cạnh mà bạn muốn ghép đôi. Giữ khối Rubik sao cho viên Cạnh này nằm giữa mặt F (mặt trước) và mặt R (mặt Phải). Được làm nổi bật như hình:

cách giải rubik 29

Bước 2: Tìm viên cạnh còn lại có cùng hai mặt. Sử dụng một số cách xoay các mặt U, L, D, B, để di chuyển Viên Cạnh này về 1 trong hai vị trí dưới đây.

– Trường hợp 1: Sử dụng công thức R F’ U  F

– Trường hợp 2: Sử dụng công thức d R F’ U  R’ F d’

cách giải rubik 30

Bước 3: Lặp lại bước 1 – bước 2 đối với từng cặp cạnh để hoàn thiện.

C. Giải hoàn thiện Rubik 4×4 theo phương pháp giải Rubik 3×3

Như ở đầu mục đã nói, thực tế cách giải Rubik 4×4 là việc dần dần đưa khối Rubik 4×4 về với dạng của Rubik 3×3. Sau khi thực hiện xong Bước 1 và Bước 2, chúng ta đã hoàn thành việc quy đổi này.

cách giải rubik 31

Cách giải rubik tam giác (công thức rubik tam giác)

Giới thiệu về Pyraminx Rubik

Pyraminx Rubik được tạo ra bởi Uwe Mèffert (người Đức) vào năm 1971. Đến năm 1981 nó mới được cấp bằng sáng chế và nhanh chóng thành công vang dội trên thế giới.

Các quy ước và kí hiệu cơ bản

Các đỉnh của Rubik Tam giác được kí hiệu bằng các chữ cái: U, L, F, R, là các từ viết tắt của các từ tiếng Anh tương ứng. U (Up) ; L (Left) ; F (Front) ; R (Right). Mỗi chữ cái viết hoa tên các đỉnh được hiểu là xoay đỉnh đó theo chiều kim đồng hồ 1 góc 120 độ. VD: L. Mỗi chữ cái kèm theo dấu “ ‘ ” ở trên hoặc chữ ” i” , được hiểu là xoay đính đó ngược chiều kim đồng hồ 1 góc 120 độ: VD:  L’.

Các mảnh của Rubik Tam giác

Các mảnh của Rubik Tam giác được chia làm 3 loại khác nhau:

  • Mảnh đỉnh: kí hiệu là A, gồm 4 mảnh
  • Mảnh trung tâm: kí hiệu là B, gồm 4 mảnh, chúng sẽ được gắn với viên đỉnh
  • Mảnh cạnh: kí hiệu là C, bao gồm 6 mảnh.

Các bước giải rubik tam giác

Bước 1: Giải đỉnh và trung tâm

Bạn bắt đầu từ việc xoay 4 góc A để khớp với các miếng trung tâm. Việc xoay bước 1 là khá đơn giãn vì ba cạnh của mảnh trung tâm (B) được liên kết với nhau. Kết thúc bước 1 bạn đảm bảo 4 đỉnh khớp với màu của tất cả các mặt.

cách giải rubik 32

Bước 2: Giải 3 viên cạnh của góc trên cùng

Trong bước này, bạn cần giải quyết ba viên cạnh xung quanh góc trên cùng. Những mảnh đánh dấu * là những mảnh bạn có thể tự giải được bằng trực giác. Chúng ta chỉ cần tìm hiểu công thức giải cho mảnh màu xám còn lại.

Có hai vị trí mà mảnh màu xám có thể ở là dưới bên Trái hoặc ở dưới bên Phải. Sử dụng thuật toán Phải và Trái bên dưới tùy thuộc vào hướng chèn.

  • Thuật toán bên Phải: R F R’ F’
  • Thuật toán bên trái: L’ F’ L F

cách giải rubik 33

Bước 3: Giải các viên cạnh còn lại

Sau bước 2, chúng ta chỉ còn lại 1 vài các cạnh cần được hoán vị lại. Áp dụng 1 trong số các công thức sau tùy thuộc vào từng trường hợp:

  • Hoán vị theo chiều kim đồng hồ: U’ F U F’
  • Hoán vị ngược chiều kim đồng hồ: U L’ U’ L
  • Lật cạnh: F U’ F’ U F’ L F L’

Chỉ sau 3 bước đơn giản, bạn sẽ hoàn thành xong việc giải Rubik Tam giác Pyraminx rồi.

cách giải rubik 34

Lời kết

Như vậy, bạn đã biết đầy đủ thông tin về rubik cũng như cách giải rubik 3×3, 2×2, 4×4, giải rubik tam giác nhanh nhất (công thức rubik 3×3, 2×2, 4×4, tam giác). Hi vọng các bé sẽ học hỏi được nhiều điều, cha mẹ có thể cùng rèn luyện trí thông minh, nhanh nhẹn cho trẻ.

4.9/5 - (9 votes)

Từ khóa » Cách Chơi Rubik 3x3 Tam Giác