Cách Giâm Cành Hoa Giấy Ra Rễ Tua Tủa | Đặng Gia Trang - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Những bông hoa giấy mang nét đẹp giản dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nhẹ nhàng, tinh tế. Hoa giấy dễ trồng, leo theo giàn và cho hoa màu sắc rực rỡ. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về nhân giống và tạo hoa nhiều màu bằng cách giâm cành hoa giấy trong bài viết dưới đây.
- 1/ Chuẩn bị cành giâm hoa giấy
- 1.1 Cắt cành
- 1.2 Tỉa lá
- 1.3 Kích thích ra rễ
- 2/ Cách giâm cành hoa giấy
- 2.1 Chuẩn bị đất trồng
- 2.2 Trồng cành giâm đã chuẩn bị
- 2.3 Chăm sóc và tưới nước
- 2.4 Theo dõi
- 3/ Trồng hoa giấy bằng cành giâm ra vườn hoặc chậu
- 3.1 Điều kiện trồng
- 3.2 Trồng ra vườn hoặc chậu lớn
- 3.3 Tập nắng
- 4/ Kinh nghiệm chăm sóc hoa giấy
- Chăm sóc định kỳ
- Cắt tỉa, tạo dáng
- Bón phân
- 5/ Kinh nghiệm chăm sóc hoa giấy ra nhiều màu
- Gốc ghép
- Cành ghép
- Thao tác ghép
- 6/ Kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh cho hoa giấy
- Đốm lá
- Gỉ sắt
- Phổng lá
1/ Chuẩn bị cành giâm hoa giấy
1.1 Cắt cành
Giai đoạn từ cuối mùa xuân đến giữa mùa hè là thời điểm cây mẹ sinh trưởng mạnh và sum suê rất thích hợp cho việc cắt cành giâm.
Cành giâm tốt nhất là cành bánh tẻ (không già cũng không non, màu nâu xanh) có chiều dài từ 15 – 20 cm, cành to, khỏe, đảm bảo có từ 2 mắt trở lên. Dùng kéo cắt tỉa hoặc dao thật bén để vết cắt không bị dập nát. Cắt xéo khoảng 45 độ phía dưới cành để tăng diện tích tiếp xúc, thuận lợi cho việc ra rễ của cành.
1.2 Tỉa lá
Cành giâm sau khi cắt được tỉa bỏ ít nhất một nửa số lá trên cành (có thể tỉa hết lá) để giảm bớt sự bốc thoát hơi nước, tập trung dinh dưỡng nuôi cành. Tiến hành cắt bỏ hoa, chồi nhỏ và phần ngọn của cành giâm vì chúng ít có khả năng sống sót.
1.3 Kích thích ra rễ
Bước cuối cùng trong quá trình trồng hoa giấy bằng cành là bôi thuốc kích rễ vào phần gốc để cành giâm nhanh chóng ra rễ.
Có thể sử dụng thuốc kích rễ theo 2 cách là bôi trực tiếp lên cành giâm hoặc pha thuốc thành dung dịch rồi ngâm phần gốc cành giâm trong 10 – 15 phút. Bạn có thể tìm mua thuốc kích rễ tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc các trung tâm làm vườn.
2/ Cách giâm cành hoa giấy
2.1 Chuẩn bị đất trồng
Có thể giâm trực tiếp cành hoa giấy ngoài đất liền hoặc trong chậu cảnh. Song yêu cầu đất phải lên luống cao, chậu phải có lỗ thoát nước.
Có thể tham khảo công thức phối trộn đất giâm cành theo tỷ lệ như sau 3 phần đất màu : 1 phần cát : 1 phần trấu hun và phân chuồng hoai mục rồi trộn đều, đảm bảo lớp đất giâm dày từ 20 – 30 cm.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng đất đã được phối trộn sẵn và đầy đủ dinh dưỡng. Một loại đất đang được ưa chuộng nhất chính là đất sạch hữu cơ SFARM, loại chuyên dành cho hoa – kiểng.
2.2 Trồng cành giâm đã chuẩn bị
Thời vụ giâm tốt nhất là vào đầu thu (thời tiết mát, ít mưa) và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển mạnh).
Khi giâm cành vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng 1 góc 150 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách giâm như trong chậu, mỗi cành cách nhau 20 cm. Thời điểm tốt nhất để giâm cành là vào lúc sáng sớm.
2.3 Chăm sóc và tưới nước
Sau khi giâm tưới đẫm nước để chặt gốc và làm giàn che nắng, che mưa cho cành giâm. Khoảng 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần giữ độ ẩm vừa phải cho cây là được. Tránh tưới nhiều, độ ẩm làm cành bị thối vỏ, không ra rễ được.
Trong suốt thời gian chờ cành ra rễ thì hạn chế chạm vào. Khi thấy cành nảy mầm thì bỏ giàn che để cây có đủ ánh sáng phát triển. Vào dịp Tết sắp tới, bạn cần chăm sóc và tưới nước đầy đủ để kích hoa giấy nở vào dịp Tết nhé!
2.4 Theo dõi
Theo dõi thường xuyên tầm 6 – 8 tuần cành giâm bắt đầu ra rễ, biểu hiện rõ nhất là lúc những chiếc chồi non màu xanh bắt đầu xuất hiện.
Quan sát thấy cành giâm bị hư thì tiến hành nhổ bỏ để không ảnh hưởng đến những cành giâm khác.
Khi cành giâm đâm nhiều chồi dọc theo cành thì đây là lúc bộ rễ phát triển mạnh. Đến lúc các chồi dần dài ra thì mang cành giâm đem trồng ra vườn hoặc vào chậu to hơn.
3/ Trồng hoa giấy bằng cành giâm ra vườn hoặc chậu
3.1 Điều kiện trồng
Cần phải chú ý trong việc lựa chọn cây trước khi xuất vườn rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa giấy về sau. Cây đủ tiêu chuẩn có nhiều chồi non, mập mạp và phát triển tốt, không bị sâu bệnh.
3.2 Trồng ra vườn hoặc chậu lớn
Nếu trồng ra vườn thì trồng cách nhau 40 – 50cm để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cây.
Nên trồng cây vào từng chậu riêng biệt, chọn chậu phù hợp. Thêm đất trồng cách miệng chậu 4 – 5 cm, nén đất vừa đủ để cố định tránh làm tổn thương đến bộ rễ.
Sáng sớm là thời điểm tốt nhất để trồng cây ra vườn hoặc vào chậu.
3.3 Tập nắng
Sau khi đã ra chậu cho các cây hoa giấy thì chuyển cây ra nơi có nắng nhẹ, tốt nhất là nắng buổi sáng trong tuần đầu tiên. Sang các tuần tiếp theo bắt đầu chuyển cây đến chỗ có nắng nhiều hơn để cây quang hợp tốt hơn.
Đối với cây trồng ra vườn thì trong tuần đầu tiên nên che chắn bằng lưới che lan để giảm bớt ánh nắng trực tiếp chiếu lên cây. Vài tuần sau mới tiến hành tháo lưới tăng giờ chiếu sáng lên cho cây quen dần.
Bài viết hay về loại nấm có nhiều công dụng cho cây trichoderma tham khảo tại đây: [ Nấm Trichoderma]: Thành phần, Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả
4/ Kinh nghiệm chăm sóc hoa giấy
Chăm sóc hoa giấy bằng cách giâm cành
Chăm sóc định kỳ
Cách trồng hoa giấy bằng cành giúp ngắn thời gian phát triển của cây, phương pháp nhanh gọn, hiệu quả và không tốn nhiều công chăm sóc. Hoa giấy thường nở rộ vào mùa hè, sau khi hoa nở cây sẽ bắt đầu ra nhánh mới. Giai đoạn này không nên tưới nước trong vòng 4 ngày để cây ra chồi mới, sau đó ngắt ngọn để nhánh phát triển những chồi bên.
Cắt tỉa, tạo dáng
Thường xuyên theo dõi và tiến hành tỉa bỏ bớt cành khô, cành sâu bệnh tạo sự thông thoáng cho cây. Có thể cắt tỉa và tạo các dáng bonsai phục vụ cho nhu cầu trang trí không gian sống.
Bón phân
Người trồng nên bón phân cho cây bằng cách hòa vào nước khi cây đang trong thời gian sinh trưởng và bón định kỳ 2 tuần/ lần trong thời kỳ cây ra hoa. Có thể bón bổ sung phân trùn quế cho cây. Bởi trong phân chứa dinh dưỡng dễ hấp thụ, đầy đủ đa – trung – vi lượng.
5/ Kinh nghiệm chăm sóc hoa giấy ra nhiều màu
Để có được một chậu hoa giấy cho nhiều màu sắc thì bạn nên hiểu biết về cách chiết ghép và phải kiên trì. Trước tiên cần chuẩn bị gốc ghép và giống để ghép rồi tiến hành các bước sau:
Gốc ghép
Sưu tầm hoặc tìm mua một cây hoa giấy có gốc tương đối lớn để đủ sức gánh nhiều cành ghép của những giống khác.
Dùng cưa cắt bỏ phần ngọn, để phần gốc cao tầm 1m rồi trồng vào chậu, bón thêm phân. Tưới giữ ẩm tầm 1 tháng sau gốc sẽ ra nhiều tược mới, tỉa bớt chỉ để lại một số tược ở vị trí ghép. Khoảng 1 – 2 tháng sau tược lớn tầm chiếc đũa là có thể ghép.
Cành ghép
Sưu tầm hoặc tìm mua những cây hoa giấy cho hoa đẹp theo ý thích để làm cành ghép.
Thao tác ghép
+ Cắt bỏ ngọn các tược trên gốc ghép chỉ chừa lại khoảng 10 cm.
+ Cành ghép chọn cành bánh tẻ, có độ lớn tương đương với cành tược, cắt 1 đoạn 7 – 10 cm và cắt bỏ hết lá.
+ Tại vị trí cách gốc của cành tược 3 – 4 cm, dùng dao lam cắt vạt xéo một nhát từ trên xuống dưới dài khoảng 2cm (miệng ghép). Dùng lưỡi dao lam cắt vạt xéo 2 đầu đối diện ở phần gốc của cành ghép tạo thành hình nêm.
+ Luồn phần hình nêm của cành ghép vào miệng ghép rồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt. Dùng bao nilon bao cành ghép để chỗ ghép không bị dính nước và đưa cây ghép vào chỗ mát
Sau ghép 10 – 15 ngày, cành ghép nẩy tược mới thì tháo bỏ bao nilon và dây nilon quấn ở chỗ ghép. Sau ghép vài tháng cây sẽ ra hoa.
Cây hoa giấy nhiều màu được tạo ra như vậy đấy, bạn có thể chia làm nhiều đợt ghép, mỗi đợt vài màu. Khi những cành ghép trưởng thành và ra hoa đồng loạt, bạn sẽ có một chậu hoa giấy với nhiều màu sắc trông rất bắt mắt.
6/ Kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh cho hoa giấy
Thông thường, cây hoa giấy ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hại tuy nhiên cần theo dõi cây thường xuyên để có giải pháp kịp thời nếu cây gặp những dấu hiệu bệnh dưới đây.
Đốm lá
- Trên lá xuất hiện các đốm vòng đen hoặc trắng làm lá rụng sớm, hoa ít và nhỏ.
- Biện pháp: Bố trí khoảng cách trồng hợp lý, thường xuyên nhổ cỏ vệ sinh vườn. Thu gom lá bệnh đem tiêu hủy hoặc sử dụng thuốc BVTV theo liều lượng hướng dẫn.
Gỉ sắt
- Xuất hiện hầu như trên lá tương đối già, ban đầu vết bệnh nhỏ li ti màu da cam hơi nổi gờ sau đó lan rộng ra màu sắt gỉ.
- Biện pháp: Cắt tỉa thường xuyên để vườn thông thoáng, tiêu hủy lá bệnh hoặc sử dụng thuốc BVTV.
Phổng lá
- Mép lá bị cháy, mặt lá xuất hiện các đường màu đen, lá bị vàng.
- Biện pháp: Bón phân hợp lý, tránh bón đạm quá cao, bố trí khoảng cách cây để thông thoáng vườn.
Đặng Gia Trang đã chia sẻ cách giâm cành hoa giấy đến bạn thông qua bài viết này. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm:
- Sầu riêng gốc nhớt: Chọn mua, cách trồng, so sánh gốc ghép 2 năm
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa giấy đúng kỹ thuật
- Cách trồng cúc họa mi chi tiết từ A đến Z
- Hướng dẫn cách trồng hoa bỉ ngạn ở Việt Nam
- Tại sao nên sử dụng đất sạch SFARM
Từ khóa » Cách Ghép Hoa Giấy Sống 100
-
Hướng Dẫn Cách Ghép Hoa Giấy Thành Công 100% - Bonsai Nam Bộ
-
Hướng Dẫn Ghép Hóa Giấy đơn Giản Sống 100%. - YouTube
-
Cây Hoa Giấy, Cách Ghép Hoa Giấy đơn Giản Sống 100/100 - YouTube
-
Hướng Dẫn Ghép Hoa Giấy Nhiều Màu đạt Tỉ Lệ Thành Công Cao Nhất
-
Cách Ghép Hoa Giấy Sống 100 - LuTrader
-
[Video] Cây Hoa Giấy, Cách Ghép Hoa Giấy đơn Giản Sống 100/100
-
Phương Pháp Ghép Cây Hoa Giấy Kịp Chơi Tết - Vật Tư Làm Nông
-
Kỹ Thuật Ghép Cây Hoa Giấy Thành Công 100% - Rugbyintexas
-
Cách Ghép Hoa Giấy Ngũ Sắc?
-
Cây Hoa Giấy, Cách Ghép Hoa Giấy đơn Giản Sống 100/100 - Địa Chỉ ...
-
Thuốc Ghép Cành Hoa Giấy Good Graft Báo Hỷ - 100ml - Shopee
-
Hướng Dẫn Ghép Cây Cảnh đúng Cách - Wiki Phununet
-
Cơ Sở Hoa Giấy Cây Cảnh Thái Bonsai - पोस्टहरू | Facebook
-
Cách Ghép Cây Hoa Ngũ Sắc. Ghép Với Cây Gì đẹp Nhất Ra Nhiều Màu