Cách Giảm đau Họng Do Covid-19 - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Hơn 90% bệnh nhân Covid có triệu chứng đau, rát họng, ho. Kể cả sau khi test nhanh âm tính, tức là không còn kháng nguyên virus ở vùng mũi họng, bạn vẫn có thể tiếp tục ho khan trong một thời gian. Tuy nhiên, khi bị ho không nên tự ý dùng thuốc. Ví dụ, bệnh nhân mổ tuyến giáp không thể dùng betadin để súc họng như bệnh nhân thường vì có chống chỉ định.
Uống nhóm thuốc hạ sốt, giảm viêm, chống đau (paracetamol) để giảm cơn ho, giảm tình trạng viêm nhiễm lan xuống phổi và hạn chế thương tổn của phổi do virus. Bạn dùng thêm các loại thuốc súc họng, xịt họng hoặc viên ngậm để giảm đau.
Các loại thuốc này phải được bác sĩ chỉ định và tuân thủ thời gian sử dụng thuốc dưới 10 ngày. Trường hợp ho kéo dài, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng tiếp và nồng độ của loại thuốc để chỉ định.
F0 nên ăn các món loãng, dễ nuốt như cháo tía tô, thịt gà... hay món soup. Trường hợp kém ăn, mệt mỏi và có cảm giác nhanh no, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Ví dụ, người trưởng thành thường ăn ba bữa một ngày thì giờ chia nhỏ 4-6 bữa một ngày.
Người thay đổi vị giác, sợ mùi vị thức ăn, có thể tăng thêm đường, gia vị vào thực phẩm để tăng mùi vị, kiểm soát lượng muối. Bổ sung hoa quả, nước ép trái cây, rau xanh, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, D, E để tăng sức đề kháng.
Uống nhiều nước ấm hoặc trộn 1/4 thìa muối với một cốc nước và súc miệng, nước muối loãng sẽ hút chất lỏng từ các mô niêm mạc họng ra ngoài, giúp loãng nồng độ virus. Hoặc, pha loãng mật ong, gừng với chanh, đun cách thủy hoặc chưng và uống nhiều ngụm nhỏ liên tục trong ngày để giảm đau họng. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu có điều kiện, bạn trang bị trong nhà máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí để ngăn không khí khô gây khó chịu cho cổ họng. Tránh các chất gây kích ứng trong không khí như khói thuốc lá hoặc một số sản phẩm tẩy rửa.
PGS. TS Phạm Thị Bích ĐàoBộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội
- Tại sao vẫn ho dù test nhanh âm tính?
- Cách giảm ho đờm do Covid
Từ khóa » đau Rát Họng Có Phải Bị Covid Không
-
Đau Rát Họng Nghi Do Mắc COVID-19 Cần Phải Làm Gì? - Bộ Y Tế
-
Đau Họng Covid Như Thế Nào - Cách Phân Biệt Với Các Dạng đau ...
-
Khó Thở, đau Rát Họng Có Phải Dấu Hiệu COVID-19 Không? - Vinmec
-
Nhận Diện Viêm Họng Với Covid 19
-
[PDF] COVID–19: XÁC ĐỊNH CÁC TRIỆU CHỨNG
-
[PDF] COVID-19: Xác Định Các Triệu Chứng
-
Đau Rát Họng Nghi Do Mắc COVID-19 Cần Phải Làm Gì?
-
Làm Gì Với Chứng đau Họng Khi Bị COVID-19?
-
Đau Họng Khi Bị COVID-19, Cần Làm Gì? - YouTube
-
12 Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơ Thể Nhiễm SARS-CoV-2
-
Cách Giảm Triệu Chứng đau Họng Do Biến Thể Omicron Gây Ra
-
Nuốt Nước Bọt đau Họng Có Phải Bị Covid Không Hay Bệnh Lý Nào ...
-
MẮC COVID-19, TRIỆU CHỨNG GÌ NGHI NGỜ OMICRON?
-
Viêm Họng: Phân Biệt, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Phân Biệt Triệu Chứng Covid 19 Với Cảm Cúm Thông Thường - VNVC
-
Cách Phân Biệt Cảm Lạnh, Cảm Cúm Và Viêm Phổi Do Virus Corona
-
Cách Giúp Giảm đau Họng Khi Mắc COVID-19 - VOV