Cách Giảm Gánh Nặng Chăm Sóc Người Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Trong ...
Có thể bạn quan tâm
Sa sút trí tuệ là hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý của người bị sa sút trí tuệ mà còn cả với những người chăm sóc.
Ảnh hưởng của Covid-19 đến bệnh nhân sa sút trí tuệ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), người lớn tuổi có nguy cơ bị các biến chứng nặng do Covid-19. Người lớn từ 65 tuổi trở lên chiếm 80% số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ. Trong dịch Covid-19, chăm sóc người bị sa sút trí tuệ có thể là thách thức, do đa số bệnh nhân sa sút trí tuệ là người lớn tuổi.
Một người bị sa sút trí tuệ thường sẽ không hiểu rõ về dịch Covid-19 và những tác động của nó. Người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ ngoài những công việc thường nhật như trước, họ còn gánh vác nhiều trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người bệnh trước sự lây lan của dịch bệnh. Do đó, người chăm sóc có thể cảm thấy mệt mỏi về tinh thần và thể chất.
Thách thức bắt nguồn từ mỗi loại sa sút trí tuệ khác nhau. Người bệnh Alzheimer gặp khó khăn trong việc ghi nhớ nhiệm vụ rửa tay hằng ngày. Người gặp chứng mất trí nhớ thể Lewy hay thay đổi tâm trạng và suy giảm ngôn ngữ. Họ có thể gặp khó khăn trong việc truyền đạt nhu cầu hoặc mối quan tâm của mình với người chăm sóc.
Người mắc chứng mất trí nhớ vùng trán có thể biểu hiện hành vi xã hội bốc đồng hoặc không phù hợp. Do đó, họ có thể không làm theo các khuyến nghị khác từ người chăm sóc và cơ quan y tế như vệ sinh tay, giữ khoảng cách...
Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ
Người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể giảm gánh nặng bằng cách dưới đây.
Lập kế hoạch cho những khoảng trống trong chăm sóc: người chăm sóc có thể lập danh sách những vật dụng cần thiết trước tiên, chẳng hạn như thuốc, sản phẩm vệ sinh cá nhân và thực phẩm. Dự trữ những nguồn cung cấp thiết yếu, không thể hư hỏng.
Tạo thói quen hàng ngày: người chăm sóc nên thiết lập thói quen hàng ngày nhất quán bao gồm các hoạt động như thức dậy và đi ngủ vào những giờ đã định; tắm, mặc quần áo và các hoạt động chăm sóc cá nhân khác; nấu ăn và định giờ ăn các cụ thể từng bữa; tạo thói quen tham gia hoạt động thể chất nhẹ nhàng...
Điều quan trọng là phải ưu tiên các hoạt động và công việc không làm người bị sa sút trí tuệ kích động. Người chăm sóc có thể tạo ra môi trường êm dịu bằng cách giữ cho môi trường xung quanh không có tiếng ồn lớn và ánh sáng gay gắt. Bạn cũng nên cố gắng giữ bình tĩnh và cảm xúc tích cực khi người bị sa sút trí tuệ tức giận hoặc hung hăng.
Người bị sa sút trí tuệ cần có dấu hiệu trực quan để nhớ các thực hành vệ sinh cần thiết, trong đó có việc thực hành rửa tay mỗi ngày. Bạn có thể đặt một chai nước rửa tay chứa cồn ở nơi dễ lấy, chẳng hạn như bàn, bên cạnh ghế hoặc trên tủ đầu giường. Những người sống chung với chứng sa sút trí tuệ không phải lúc nào cũng có thể truyền đạt nhu cầu của họ cho người khác. Do đó, người chăm sóc nên thường xuyên đánh giá sức khỏe thể chất người bệnh.
Giảm bớt căng thẳng cho bản thân bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giao lưu với bạn bè và các thành viên khác trong gia đình, cập nhật thông tin pháp lý, y tế và tài chính, lập danh sách liên hệ khẩn cấp trong trường hợp ốm đau, xem xét làm việc với một cố vấn sức khỏe tâm thần hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ
Việc rèn luyện tính kiên nhẫn và tự chăm sóc rất cần thiết. Người chăm sóc phải nhắc nhở bản thân rằng một người bị sa sút trí tuệ không cố tình hành động hoặc nói những điều gây tổn thương.
Người bị sa sút trí tuệ nếu mắc Covid-19 có thể khó khăn để thực hiện theo khuyến cáo từ cơ quan y tế. Theo Hiệp hội Alzheimer của Mỹ, các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn của chứng sa sút trí tuệ khi mắc Covid-19 bao gồm tăng sự nhầm lẫn hoặc mất phối hợp. Dấu hiệu Covid-19 ở người sa sút trí tuệ có thể là sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau cơ, mất mùi vị, viêm họng.
Người chăm sóc nên liên hệ y tế ngay lập tức nếu người bệnh sốt cao, khó thở, hoặc có các triệu chứng khác của Covid-19, chẳng hạn như những nhầm lẫn mới, không có khả năng tỉnh táo hoặc thức giấc, mặt hoặc môi xanh, đau trong ngực.
Anh Chi (Theo MedicalNewsToday)
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Sa Sút Trí Tuệ
-
Các Dấu Hiệu Sa Sút Trí Tuệ ở Người Cao Tuổi Và Cách Chăm Sóc
-
Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Sa Sút Trí Tuệ, Bạn Nên Làm Gì? - Hello Bacsi
-
Những Căng Thẳng Của Việc Chăm Sóc Người Mắc Chứng Sa Sút Trí Tuệ
-
Chăm Sóc Người Bệnh Sa Sút Trí Tuệ
-
[PDF] Chẩn đoán, điều Trị Và Chăm Sóc
-
Chăm Sóc Người Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Cần Lưu ý 4 điều Sau | TCI Hospital
-
Điều Trị Sa Sút Trí Tuệ Và Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh
-
Sa Sút Trí Tuệ - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sa Sút Trí Tuệ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Và Cách điều Trị
-
Các Phương Pháp điều Trị Và Chăm Sóc Bệnh Nhân Sa Sút Trí Tuệ
-
#1 Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sa Sút Trí Tuệ
-
Chăm Sóc Sa Sút Trí Tuệ Tại Nhà - Pearl Home Care
-
Phát Hiện Và Chăm Sóc Bệnh Nhân Sa Sút Trí Tuệ
-
Sa Sút Trí Tuệ Thể Lewy | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương