Cách Giảm Ho Có đờm Do Covid-19 - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
Có thể bạn quan tâm
Cách giảm ho có đờm do Covid-19
08/03/2022 19:16:00
Ho có đờm thường bị dính mắc khó khạc ra, uống thuốc giảm ho sẽ không hiệu quả mà phải dùng biện pháp làm lòng đờm, như súc họng bằng nước muối, dùng mật ong trị liệu. BS CKII. Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban Ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, cho biết hầu hết người bệnh Covid-19 có triệu chứng ho, nhưng không đáng ngại. Đau rát họng, ho nhiều, sốt nhưng đáp ứng thuốc hạ sốt, 1-2 ngày hết sốt, chỉ số SpO2 bình thường, vẫn ăn uống, ngủ nghỉ được, nhìn chung không nguy hiểm. Ho về bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Ho nhiều quá gây mệt, khó ngủ thì cần điều trị. Cần phân biệt hai loại là ho khan và ho có đờm nhưng đờm mắc, dính sâu trong đường thở, không ho khạc ra được, thì cách xử lý sẽ khác nhau. Trường hợp ho khan, có thể dùng thuốc giảm ho. Ngược lại, ho có đờm thì không nên dùng thuốc giảm ho, lựa chọn đúng là thuốc long đờm, ho giúp tống dịch nhầy, đờm ra ngoài thì bệnh mới mau khỏi. Ho có đờm có thể do người bệnh bị viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải đến viện khám để bác sĩ có hướng xử trí thích hợp. Ngoài ra, cần thận trọng vì ho có thể do nguyên nhân khác như người có cơ địa dị ứng hoặc bị suyễn; có bệnh lý trào ngược sẵn có, uống thuốc nhiều thì tình trạng này tăng thêm; hoặc có tình huống kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng.... gây ho. Nếu không phải vì bệnh lý khác, thì việc tự vận động, tập luyện, dinh dưỡng đầy đủ sẽ hỗ trợ ho do Covid-19 nhanh khỏi. Nếu thấy dấu hiệu ho tăng lên, khó thở, sốt không dứt, chỉ số SpO2 giảm, nhịp thở nhanh... là những dấu hiệu cảnh báo F0 trở nặng cần thông báo với cơ quan y tế để được hỗ trợ sớm nhất. Biện pháp giảm ho và đau họng khi mắc Covid-19 - Nằm kê gối cao: Sử dụng thêm gối để chống chảy dịch mũi và giúp giảm trào ngược axit. Khi nằm thẳng, chất nhầy hoặc axit trào ngược sẽ kích thích cổ họng của bạn, gây ho nhiều hơn về đêm. - Súc miệng nước muối: Đây là phương pháp truyền thống, được nhiều người sử dụng khi bị ho và giúp làm sạch đờm trong cổ họng. Súc miệng với nước muối ấm cũng giúp bạn nhanh chóng "đánh bay" cảm giác đau rát cổ họng. - Sử dụng thuốc ngậm: Thuốc nhỏ hoặc viên ngậm trị ho có tác dụng làm dịu cổ họng bị kích ứng giúp giảm nhanh cơn ho, chú ý không dùng cho trẻ nhỏ. - Dùng mật ong: Mật ong kết hợp với gừng, sả, chanh... có thể làm giảm cơn ho hữu hiệu. Uống từng ngụm nước ấm. Tránh để khô họng, uống đủ nước. - Món ăn vị thuốc giúp long đờm: Nấu cháo hoặc pha trà la hán quả. Quả la hán giúp trị ho, tiêu đờm và trị bệnh viêm họng rất tốt. Quả lê có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, trị viêm họng, hạ sốt, bổ phế, tiêu đờm, giảm ho. Ăn trực tiếp quả tươi hoặc làm món lê hấp đường phèn. Dùng một trái lê thái hạt lựu trộn với đường phèn và hấp cách thủy 20 phút, ngày ăn 2 lần. Cách giảm đau họng Hầu hết bệnh lý đường hô hấp đều xuất hiện với những triệu chứng tương tự nhau như: sốt, ho, đau họng... Do đó nên súc họng với nước muối sinh lý, uống nhiều nước ấm, pha loãng mật ong, gừng – chanh, đun cách thủy hoặc chưng và uống nhiều ngụm nhỏ liên tục trong ngày. Hoa hồng bạch hấp với đường phèn: Dùng một bông hoa hồng bạch và một muỗng đường phèn. Tách rời cánh hoa hồng bạch, rửa qua nước cho sạch. Cho đường phèn và hoa hồng vào trong một cái chén đem hấp cách thủy rồi uống nóng. Ngày có thể dùng 1-2 lần. Hoa hồng bạch với mật ong và quất: Dùng một chén mật ong, một bông hoa hồng bạch, hai quả quất, cho tất cả vào trong một chiếc bát và hấp cách thủy 5 phút là được. Mỗi ngày có thể sử dụng 1-2 lần. Không nên sử dụng bài thuốc với trẻ dưới 12 tháng tuổi vì trẻ nhỏ không nên dùng mật ong. Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau họng nhưng cần có chỉ định của bác sĩ như thuốc giảm viêm, thuốc súc họng, thuốc xịt họng, viên ngậm giảm đau họng... Nguồn: Báo Vnexpress
Các tin đã đăng
- F0 khỏi bệnh hay kém tập trung, phải làm sao?(11/03/2022)
- Gia đình 3 người có đột biến Gene lạ ở TPHCM(11/03/2022)
- Test nhanh vạch mờ có phải Covid nhẹ?(08/03/2022)
- Vì sao mất ngủ, khó ngủ hậu Covid-19(08/03/2022)
- F0 tăng, người cao tuổi cần lưu ý gì(22/02/2022)
- Phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị béo phì(21/02/2022)
E-Brochure Bệnh viện
Video quá trình phát triển bệnh viện
Videos chuyên đềFanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược
Bệnh viện Đại học Y Dược
Tin đọc nhiều nhất
Các Web liên kết
- Website Đại học Y Dược TP.HCM
- Website TTHL Phẫu thuật nội soi
- Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
- Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
- Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
- Lịch mổ
- Lịch khám bệnh
- Hội bệnh Parkinson
- Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
- Khoa Tạo hình thẩm mỹ
Thông tin từ báo chí
Loading ...Góc tri ân
Loading ...Thư viện ảnh
×Modal Header
Some text in the modal.
ĐóngTừ khóa » điều Trị Ho Có đờm Covid
-
F0 Bị Ho Có đờm, Dùng Thuốc Trị Ho Nào? - Covid 19
-
'Ác Mộng' Vì Ho Dai Dẳng, Nhiều F0 đang Chữa Ho Sai Cách Mà Không ...
-
Cách điều Trị đờm Cổ Họng Hậu COVID - Vinmec
-
Tình Trạng Ho Kéo Dài Hậu Covid-19 - Nguyên Nhân Và điều Trị
-
F0 Bị Ho Có đờm, Dùng Thuốc Trị Ho Nào? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
10 Cách Chữa Dứt Ho Dai Dẳng Tại Nhà Sau Mắc COVID-19
-
Cách Khắc Phục Ho Có đờm Khi Nhiễm Covid-19? - Văn Hóa - Xã Hội
-
Bài Tập Tại Nhà Cho F0 Bị Ho Có đờm Và Tắc Nghẽn Phổi
-
Giải đáp Thắc Mắc: Liệu Hậu Covid Ho Nhiều Có Sao Không? | Medlatec
-
Ho Có đờm Khi Nhiễm Covid-19 Và Cách "làm Sạch" Phổi Sau điều Trị
-
Cách Giảm Ho đờm Do Covid - VnExpress Sức Khỏe
-
Trẻ Ho Đờm, Sổ Mũi, Rát Họng Do COVID-19, Giải Pháp Nào Điều ...
-
Cách điều Trị đờm Cổ Họng Hậu Covid-19 - Báo Dân Trí
-
Cách Trị Ho, Rát Cổ Cho Bệnh Nhân Covid-19 Theo Y Học Cổ Truyền