Cách Giảm Ho Sau Khi Khỏi Covid-19 - VnExpress Sức Khỏe

  • Chăm sóc người bệnh
  • Dành cho F0
  • Hotline TP HCM
  • Bệnh thông thường
  • Hỏi bác sĩ
  • Số liệu Covid-19
  • Trở lại Sức khỏe
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc người bệnh
  • Bệnh thông thường
  • Hô hấp
Chủ nhật, 28/11/2021, 09:00 (GMT+7) Cách giảm ho sau khi khỏi Covid-19

Em và mẹ nhiễm Covid-19, tự cách ly và chữa khỏi tại nhà. Em vẫn bị ho, còn mẹ bị tiêu phân sống, cách nào để cải thiện? (Tuyền)

Trả lời:

Em và mẹ em bị nhiễm Covid-19, test âm tính có nghĩa là em và mẹ em đã hết nhiễm. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân vẫn có thể ho kéo dài sau nhiễm Covid-19, tình trạng này có thể do các nguyên nhân sau:

- Người bệnh bị tổn thương phổi sau nhiễm virus.

- Hội chứng chảy dịch mũi sau: dịch chảy từ mũi xuống thành sau họng khiến cổ họng luôn có cảm giác ngứa, khó chịu và gây ra các cơn ho không ngừng.

- Trào ngược dịch axit lên vùng họng - thanh quản do áp lực dạ dày gia tăng, gây ho và hắng giọng liên tục.

Do vậy, em cần đến bệnh viện khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi kiểm tra xem có tình trạng chảy mũi sau hay viêm họng do trào ngược dạ dày không. Nếu nghi ngờ tổn thương phổi thì bác sĩ sẽ chỉ định cho em chụp X-quang phổi.

Mẹ em bị tiêu phân sống, tình trạng này chưa thấy ghi nhận ở các bệnh nhân sau nhiễm Covid-19. Nguyên nhân tiêu phân sống có thể do: nhiễm khuẩn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, rối loạn về hấp thu... Em có thể cho mẹ em uống men tiêu hóa, nếu tình trạng không cải thiện thì em nên đưa mẹ em đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh và điều trị hiệu quả cho mẹ em.

BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe Copy link thành công Nội dung được tài trợ ×

Từ khóa » Hết Bệnh Covid Vẫn Còn Ho