Cách Giao Tiếp Với Người Yêu, Cho Tình Cảm Thêm Mặn Nồng
Có thể bạn quan tâm
Sẽ thật tuyệt nếu như người yêu vừa đóng vai trò người yêu, vừa hoàn thành xuất sắc vai trò người bạn. Việc này phải mất một thời gian rèn luyện lâu dài và đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng giao tiếp cụ thể để có thể làm bạn với người yêu của mình. Những kỹ năng giao tiếp để cư xử với người yêu như là bạn
Sự khác nhau giữa “người yêu” và “người bạn”
- Bạn có thể có rất nhiều bạn bè, nhưng chỉ được phép có một người yêu duy nhất.
- Chắc chắn bạn đã từng nghĩu như thế này: Tâm sự với bạn bè sẽ dễ chịu, thoải mái hơn người yêu, vì không bị cảm xúc chi phối. Hơn nữa, bạn bè hiểu mình hơn, vì có thời gian tiếp xúc lâu dài. Bạn bè bước vào cuộc sống của mình dễ hơn, hiểu những gì mình nói hơn. Còn người yêu thì phải dè dặt, ý tứ khi kể, vì sợ bị hiểu lầm.
- Bạn bè sẽ không bực mình khi thấy mìnhcó bạn mới. Nhưng người yêu có thể sẽ rất giận nếu thấy mình thân mật với người khác giới. Bạn có bao giờ nghĩ yêu là ích kỷ vậy không?
- Khi giận bạn bè, bạn chỉ cảm thấy bực bội. Còn khi ta và người yêu giận nhau, bạn chỉ cảm thấy đau. Có đúng vậy không?
- Bạn cảm thấy tự nhiên hơn khi bên cạnh bạn bè, tính cách thật của bạn sẽ biểu hiện rõ khi bạn tiếp xúc với bạn bè. Nhưng khi bên cạnh người yêu, có khi ta bạn ý tứ hơn.
- Với bạn bè, bạn luôn nói những điều thực tế. Với người yêu, bạn phải nói những lời bay bổng, ngọt ngào…
Muốn trở thành một người bạn bên cạnh vai trò là người yêu, bạn phải rút ngắn dần sự khác nhau từ những đặc điểm nêu trên. Bằng cách…
Học cách lắng nghe, và suy nghĩ, không cần phải nói quá nhiều
Nhiều bạn thường tỏ ra chán, lười hoặc không để tâm đến những gì người yêu nói. Lý do được đưa ra có thể là: “Bạn ấy toàn nói những điều mà mình có nghe cũng không thể hiểu được.
Đâu phải mình nắm bắt hết cuộc sống của bjan ấy”, “Đó là những chuyện rất đỗi bình thường, nhưng cứ nhắc đi nhắc lại mãi làm mình chán”, “Câu chuyện không thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Mình học kinh tế mà hắn cứ kể chuyện về công nghệ”…
Đừng đưa ra bất kì lý do nào cho việc thiếu nhiệt tình của mình. Nếu không hiểu, bạn vẫn có thể lắng nghe và suy ngẫm. Không cần bạn nói chuyện quá nhiều hoặc nói chuyện kiểu hình thức, chỉ cần bạn nói ra những lời thật từ đáy lòng mình, hay chứng tỏ cho người ấy thấy rằng, bạn luôn lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ, dù cho bạn không nắm bắt được hết thế giới của họ.
Phải biết chia sẻ chuyện cá nhân
Các chàng trai thường không thích nói quá nhiều, và cũng chính vì vậy, họ ít khi kể chuyện trường lớp, thầy cô, bạn bè, gia đình…với người yêu mình. Sự im lặng hoặc những lời cụt ngủn của các boys đôi khi gây hiểu lầm với người ấy. Các girls rất hay suy nghĩ linh tinh, nên dễ tưởng rằng người yêu không thật sự có tình cảm với mình, đang giấu diếm điều gì đó với mình, hoặc muốn tình cảm phai nhạt để chuẩn bị chia tay…
Đôi lúc phải biết kể cho người yêu nghe tuổi thơ của bạn thế nào, sở thích bạn ra sao, hôm nay đã có điều gì khiến bạn cảm thấy thú vị… Đó cũng là một cách để khiến người ấy hiểu bạn hơn. Tình yêu không thể nuôi dưỡng được lâu dài nếu cả hai không biết sống thật. Lãng mạn là điều tốt, nhưng cũng phải bước vào cuộc sống của nhau…
Lãng mạn không thể duy trì được tình cảm suốt đời
Bạn nên nhớ, những lời nói lãng mạn mơ mộng không thể duy trì được tình cảm suốt đời. Làm một người bạn với vai trò là người yêu, bạn sẽ thấy mối quan hệ giữa cả hai sẽ trở nên dễ chịu và không gượng gạo nữa
Hiểu cho những cảm xúc đặc biệt của người yêu
Nhiều bạn thường khó chịu khi thấy người yêu của mình có những người bạn khác giới và họ thậm chí còn thân hơn cả những cặp đôi yêu nhau. Bạn không lý giải được đó là kiểu tình bạn gì, và bạn cảm thấy ghen, thậm chí bực, giận dỗi, đau lòng…
Tình bạn, về bản chất, khi đã quá thân nhau thì khó mà yêu được. Bạn nên hiểu và không được nghi ngờ lung tung. Bạn có thể sed tự hạ thấp giá trị của mình trong mắt người yêu. “Người yêu có thể bỏ được, nhưng bạn bè thì không. Vì người yêu có thể làm ta đau, còn bên bạn bè, ta chẳng đau khổ bao giờ” - đó là quan điểm của khá nhiều bạn. Do vậy, hãy học cách làm bạn với người yêu nếu muốn tình cảm lâu dài.
Tránh “trầm trọng hóa” vấn đề
Khi giận, đừng nói ra những lời làm tổn thương nhau. Vì nó có thể giết chết tình cảm ngay lập tức. Sự ích kỷ thường đi kèm khi giận dỗi nên khá nhiều cặp đôi chia tay là do họ hay cãi nhau, hay giận và không hiểu cho nhau.
Vì vậy, khi có mâu thuẫn, bạn chỉ cần im lặng, hoặc cố gắng khiến tình huống trở nên nhẹ nhàng rất có thể. Hãy đối xử công bằng một chút với người yêu, khi giận bạn bè, thái độ của ta ra sao, thì khi giận người yêu cũng chỉ nên bình thường như thế, đừng làm lớn chuyện, khi tình cảm còn nhiều…
Làm bạn với người yêu, tưởng dễ, nhưng mất cả một quá trình lâu dài. Và khi bạn đã yêu ai đó nhiều rồi thì bạn sẽ không bao giờ để những lỗi trên đây làm người yêu phải rời xa bạn đâu nhỉ? chúc bạn có một tình yêu thật đẹp nhé!
Giao tiếp trong tình yêu
Bạn thử tượng tượng xem, hẹn người yêu đi chơi chợ hoa ngày Tết rất chính xác là sẽ gặp dưới chân cột đèn phố Hàng Giấy, số nhà 10, đúng 9 giờ sáng, ấy vậy mà ngóng mãi chẳng ai đến… Muốn “ phăng teo” ngay lúc ấy…
Hiện nay cánh trẻ hình như vẫn còn có bạn cho rằng không nên đến đúng giờ như khai mạc hội nghỉ vì như vậy có vẻ hơi lép vế, như là bắt người yêu chờ mỏi mắt mới là yêu: không có ít bạn tình cảm tan vỡ ngay từ buổi đầu tiên lỡ hẹn… Tình yêu chân chính lấy chữ TIN làm đầu mà! Cái khó nhất đối với việc tiếp súc với người yêu vẫn là xác định cho khách quan đã là yêu thực sự chưa? Hay vẫn chỉ là thân sơ sơ? Chưa nói là có khi chỉ phải lòng người ta, tức tình cảm mới chỉ có một chiều… mà đã ngộ nhận “ anh anh em em “ rồi thì thật vô duyên thiếu lịch sự. Trong các thứ tình cảm của con người như tình cha con, tình mẹ con, tình bạn, tình đồng chí, thì tình yêu là cái chủ quan nhất trên đời, cho nên giao tiếp với người yêu dễ mắc chủ quan nhất. Nhưng đừng vì thế mà sợ, ta sẽ gỡ từng mối ruột. Trước hết hãy xác định hai bạ đã yêu nhau thực sự chưa? Tình yêu tự nó đến, tự hai người biết mức độ sâu nông của tình cảm, nhưng có khi cũng khó biết ý của người kia. Tốt nhất nên qua trung gian “ bạn thân của bạn ấy” để hiểu thêm. Xin cung cấp cho các bạn trẻ vài cách xác định. Bạn hãy thử trả lời mấy câu hỏi: 1. Ngày nào hai bạn không gặp nhau có thấy nhớ hay không? 2. Bạn có thấy không hẹn mà hay gặp không? 3. Khi gặp có cảm thấy lúng túng, bịn rịn không ? (tay thừa hay làm đổ vỡ, nói năng bâng quơ, không đâu vào đâu) Nếu trả lời được tương đối chắc chắn những câu trả lời ấy thì cứ cho là hai người yêu nhau. Khi chưa thật rõ hai người đã yêu nhau hay chưa, nên hết sức thận trọng, tế nhị khi giao tiếp. Chỉ nên giới thiệu với cha mẹ, người thân và bạn bè, đây là “bạn thân”, “ bạn mình” , "bạn cùng phố” , “bạn mới quen”, “bạn cùng xí nghiệp”…
Kỵ nhất là chữ “bồ” vừa sàm sỡ, vừa dung tục, vừa bông đùa. Cha mẹ có gặng hỏi, bạn bè tò mò thì cũng nên bình tĩnh giới thiệu qua “tiểu sử” của bạn mình. Nếu giữa hai người “trời không xe duyên” thì cũng nên tiếp tục giữ vững tình bạn. Rất tầm thường nếu nói xấu, đặt điều vu khống cho nhau. Nếu ngày xưa người ta uống máu ăn thề để kết bạn, chỉ non thề biển để tính chuyện trăm năm thì ngày nay có trăm ngàn cách để chính thức hóa quan hệ yêu đương. Tôi biết có bạn cho rằng khi trao nhau một nụ hôn đầu tiên coi như là đã yêu nhau thực sự, nhưng với điều kiện nụ hôn ấy do trái tim thổn thức xui nên.
Đằng này không ít bạn trẻ làm rẻ rúng “động tác hôn” quá sớm làm cho tín hiệu trên khó có thể chấp nhận được. Quan hệ với người yêu phải là quan hệ chân thật, giản dị, cởi mở, thẳng thắn tế nhị. Yêu nhau chính là cởi mở tấm lòng với nhau. Nhưng không vì thế mà chẳng cần chuẩn gì cả, tuy răng mỗi cặp yêu nhau đều có những chuẩn riêng của nó. Tinh thần cơ bản của những chuẩn mực này là: Tôn trọng nhân cách, tự do, cá tính của nhau, không gượng ép, không vượt quá giới hạn cần thiết và phải được hai người tuân theo. Những chuẩn mực này thể hiện trong ách tiếp xúc giữa hai người với nhau, giữa mình với cha mẹ, người thân của nhau, với bạn bè.
Cần lưu ý là nhiều khi vì say đắm nhau quá mức mà quên cả trên đời này còn có những người khác xung quanh ta. Lúc đang ở bên cạnh những người khác thì không giồng lucschir có hai người với nhau. Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn con gái mình khi đến nhà quá” tự nhiên” ngồi bên nhau xoa xuýt, ôm ấp chẳng khác gì vợ chồng. Với cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình nên đi lại tiếp xúc thường xuyên. Tránh trước khi cưới mới “ dẫn xác con người yêu lù lù về” như lời một bà mẹ đau khổ tâm sự. Tôt nhất xin phép được tìm hiểu nhau tuy nhiên bạn cho thế là cổ lỗ sĩ.
Dù sao cũng nên thông báo với cha mẹ là đang tìm hiểu ai. Tôi rất chân trọng những cô cậu nào khi đi chơi cũng nói vài lời với cha mẹ và về không quá muộn. Đó coi là chuẩn, tuy có bạn thấy việc đó là thừa là cổ lỗ. Khi có mặt người lớn tuổi không nên có cử chỉ sàm sỡ, quá trớn. Cố gằng tìm chuyện ngồi chơi lâu với người lớn trong gia đình người yêu, tránh thâm hụt, ra tín hiệu, thập thò ngoài cổng, rồi cùng nhau biến mất hay chỉ bí mật hẹn hò, mà không trình diện với các cụ.
Đặc biệt nên kính trọng người già, chỉ có lợi cho mình mà thôi. Chẳng nhắc các bạn cũng nên nhớ rằng cần xưng hô, thưa gửi đúng mức với ông bà hay cha mẹ và nói chính xác gia cảnh của mình. Kỵ nhất là nói lửa đùa nửa thật, nói dối về hoàn cảnh và chỗ ở của mình. Các bậc cha chú kiểm tra lại thấy “sai lệch” sẽ mất tín nhiệm với gia đình người yêu.
Nếu khả năng kinh tế cho phép nên có quà khi đến gia đình người yêu. Chẳng cần nhiều nhặn gì, quả cam cái bánh cho người già, cái kẹo cho cô em gái. Cách ứng sử này cũng thêm đậm đà tình nghĩa, chớ coi đó là để “mua chuộc”. Nếu còn đang đi học, túi tiền còn hạn hẹp thì chớ nên cố gắng về khoản này… Cũng nên nắm được ngày cũng giỗ, đặc biệt khi gia đình người yêu có việc lớn vui cũng như buồn, ma chay, cưới xin.
Những ngày đó cũng nên có mặt và tỏ rõ tình cảm của mình một cách thành thật. Tôi biết có trường hợp “ vô cùng căng thẳng” khi ông ngoại của người yêu mất, cô cháu dâu tương lai không nên xe tang đưa ông cụ đến nơi an nghỉ cuối cùng… Cũng có khi gặp phải gia đình không ưng ý mình, không “môn đăng hộ đối” thì tốt nhất nên giữ quan hệ bình thường, cố tranh thủ thuyết phục bằng thái độ, việc làm cụ thể của mình. Khi chưa thành vợ chồng có những chuẩn nhất định. Khi thành bạn trăm năm rồi thì chớ nghĩ rằng chẳng cần chuẩn mực gì nữa nhé.
Lúc ấy lại có những chuẩn khác. Ở đây không bàn tới sẽ trao đổi các bạn vào một dịp khác. Nên xưng hô với người yêu như thế nào. Khi ở bên nhau và khi có người khác, tùy thân sơ nhưng vẫn có chuẩn. Nên gọi tên nhau là thân mât, nếu nam lớn hơn nữ 3 – 5 tuổi thì gọi là “anh” và “em”, Suýt soát nhau thì nên gọi tên. Tránh gọi nhau là con bé, nó, thằng cha, hắn, lão khi vắng nhau. Gọi như thế thiếu thân tình và thiếu tôn trọng lẫn nhau… Có nên lo lắng về chuyện tặng quà người yêu không? Có cô gái rất tuyệt diệu tâm sự với tôi là cô ta tự hẹn mình không bao giờ lấy tặng phẩm cua người yêu, đặc biệt những thứ đắt tiền. Khi yêu nên tặng những vật kỷ niệm thơ mộng nhiều hơn vật đắt tiền.
Tặng ảnh, chụp ảnh chung, nhưng chớ khoe với người khác nhé… xấu xa nhất những kẻ nào lợi dụng vật chất cửa người yêu và dùng vật chất để chinh phục con tim. Tôi cho rằng đây là một tiêu chuẩn thử nghiệm tính chất chân chính của tình cảm khá chính xác. Chiều người yêu là cần, nhất là các cô gái trẻ, nhưng cũng có giới hạn khen cũng vậy. Không nên một lần đi chơi với nhau đã quá khen. Lúc chia tay nhau bạn trai cũng nên chủ động hẹn lần sau theo kiểu tác phong công nghiệp: nơi hẹn, giờ hẹn.
Nếu đi công tác xa thì nên viết thư, không nên biệt vô âm tín. Khi đang yêu nhau, vãn có tự do tiếp xúc với bạn khác, chớ lục vấn người ta đang chơi thân với ai. Đừng chơi với lửa, đừng thử thách lòng chung thủy liên miên mệt mỏi và nghi ngờ. Trong khi yêu nên tránh ghen tuông vô ích. Nếu thấy bạn mình gặp gỡ hay đi chơi với người khác cũng không nên làm căng thẳng, ầm ĩ. Nếu mình thực sự có sức hấp dẫn với người yêu, thì tình yêu sẽ đến sau khi lựa chọn. Cuộc giận nhau đầu tiên có khi chỉ làm thú vị thêm tình cảm, nếu đó là những cuộc hờn mát, rồi yêu, nũng nụi của những cô gái hơi ủy mị.
Tình yêu đẹp và bền vững là tình yêu chân thật, sống hết mình với người yêu với mọi người. Phương thức ứng sử giao tiếp chỉ là hỗ chợ chứ không thay thế được nhịp đập con tim. Có bao nhiêu con tim thì có bấy nhiêu cách yêu, như L.Tonxtoi , nhà văn vĩ đại Nga đã nói.
Tuy nhiên, để cuộc giao tiếp diễn ra êm xuôi không hề đơn giản. Đặc biệt khi hai bạn bất đồng ý kiến, ai cũng cho r��ng mình đúng, không chịu nhường bước, cãi vã và giận dỗi là chuyện khó tránh khỏi. Vì vậy, Sheknowsđã đưa ra một số lời khuyên để bạn và nửa kia luôn giữ được cuộc trò chuyện vui vẻ.
Chăm chú lắng nghe
Hầu hết mọi người không có kỹ năng nghe tốt và thích "huyên thuyên" về bản thân. Việc bạn buộc người khác ngồi hàng giờ đồng hồ để nghe bạn nói hay "chen" vào từng lời của họ không chỉ là hành động bất lịch sự mà còn cho thấy bạn chẳng quan tâm tới những gì đối phương nói. Vì vậy, trong cuộc trao đổi, hãy lắng nghe hết câu chuyện rồi mới đưa ra ý kiến, tự nhắc nhở mình rằng "có người nói cần có người nghe".
Đừng nói trống không
Buổi trò chuyện sẽ luôn diễn ra suôn sẻ khi bạn dùng nhân xưng "anh" hoặc "em" trong mỗi câu nói. Điều này chỉ ra bạn muốn trao đổi một cách hòa nhã chứ không thích tranh cãi. Đồng thời, hành động đó còn khẳng định bạn đang nói chuyện với đối phương chứ không phải bất cứ một ai khác và người ấy cần lắng nghe.
Đừng ‘"tấn công" đối phương
Khi bạn sử dụng những câu nói đầy hàm ý mỉa mai, "nói cạnh nói khóe", ngẫu nhiên, bạn tự thiết lập hành động phòng thủ trong giao tiếp cho đối phương khiến người ấy luôn đề phòng, không thoải mái hoặc cảm thấy khó chia sẻ với bạn. Dù bạn đang rất tức giận, bạn cũng nên cố gắng giữ bình tĩnh hay dừng cuộc nói chuyện lại, đừng làm những điều để sau này bản thân phải hối hận.
Nói ra suy nghĩ của mình
Người bạn đời không phải là một nhà tiên tri hay thần thánh, có thể đọc được suy nghĩ của bạn. Thay vì giữ im lặng hoặc tỏ thái độ khó chịu, bạn nên nói rõ cảm nhận cũng như ý nghĩ của bản thân. Như vậy, mọi phiền phức và rắc rối mới được giải quyết triệt để.
Cư xử công bằng
Giả bộ, đổ lỗi hoặc tỏ ra "trên quyền" là những trở ngại lớn cho một cuộc giao tiếp tuyệt vời, dễ tạo ra sự giận dữ lẫn thất vọng cho đối phương. Hai bạn nên ngồi xuống bình tĩnh trò chuyện. Nếu không đồng ý với những gì đối phương đưa ra, bạn có thể đặt câu hỏi và nghe người đó giải thích. Một điều quan trọng hơn nữa là bạn nên tôn trọng ý kiến của nửa kia, đừng vội phản bác hay châm chọc từng câu nói, chỉ làm mọi chuyện thêm rắc rối
Đôi khi có vẻ như thật khó có thể giao tiếp với người yêu của bạn. Có lẽ bạn muốn cả hai đều có thể thể hiện nhu cầu bản thân tốt hơn, hay có lẽ bạn chỉ muốn không phải tranh cãi nhiều. Nhưng bạn cần biết rằng để có thể giao tiếp hiệu quả trong một mối quan hệ không thể tự nhiên mà có. Bởi vì nhiều khuôn mẫu hành vi giao tiếp của chúng ta bắt nguồn từ cha mẹ mình. Hãy thử nhớ lại xem cha mẹ bạn đã nói chuyện với nhau như thế nào. Có rất nhiều tiếng la hét? Mẹ bạn có ngắt lời cha bạn? Cha bạn từ chối nói về điều gì? Hay cả hai người đều bình tĩnh, đối thoại qua lại với nhau? Bây giờ hãy thử nghĩ về cách bạn đang giao tiếp với người yêu mình. Có bao nhiêu khuôn mẫu của cha mẹ đang chi phối bạn? May mắn thay, điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải cam chịu sự chi phối vô thức đó mãi mãi! Bạn đã làm được bước đầu tiên – bạn trở nên ý thức hơn về khuynh hướng giao tiếp của mình. Bước tiếp theo bạn cần làm là học hỏi một số quy tắc cụ thể để giữ cho cuộc nói chuyện của hai người được tích cực và hiệu quả. Tránh các từ ngữ tiêu cực Một điều quan trọng trong cách giao tiếp là giữ một ngữ điệu tích cực và mang tính xây dựng. Hãy nhớ rằng, các bạn ở cùng một phe, đi trên cùng một con thuyền! Hãy bắt đầu bằng việc tập bỏ từ "nhưng" trong khi giao tiếp. "Nhưng" là một từ nhỏ có thể để lại những hậu quả lớn. Nó phủ nhận toàn bộ những gì người kia vừa nói và kéo các bạn vào một cuộc mâu thuẫn. Ngoài ra, tránh nói đùa hay giễu cợt người kia. Những điều bạn thấy buồn cười lại có thể là một nỗi đau mà họ giấu kín trong lòng và rất dễ gây tổn thương cho họ. Hãy nhìn mọi việc từ quan điểm của người kia Bạn không cần phải đồng ý với người kia. (Các bạn là hai người khác nhau cơ mà!) Nhưng bạn nên dành thời gian để tìm các hiểu mối quan tâm thực sự của người kia. Rất nhiều cuộc cãi vã bắt nguồn từ việc cả hai chỉ tập trung vào các giải pháp, và có rất nhiều cách giải quyết một vấn đề khi bạn biết mối quan tâm thực sự là gì. Một khi cả hai đã nói ra những lo lắng và mong muốn của mình, các bạn có thể cùng nhau tìm ra một giải pháp hợp lý. Linh hoạt là điều rất quan trọng giúp bạn có thể giao tiếp tốt đẹp và nó cũng là chìa khóa để duy trì một mối quan hệ lâu dài.Biết cách giữ bình tĩnh
Nếu bạn sắp đề cập tới một chủ đề nhạy cảm, chắc chắn rằng cả hai người đều đã ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi và thoải mái. Khả năng bạn sẽ nổi nóng trong khi trò chuyện sẽ lớn hơn rất nhiều nếu bắt đầu cuộc nói chuyện khi bạn đang cảm thấy cáu kỉnh! Và hãy nhớ, nếu bạn bắt đầu tức giận, hãy thư giãn! Tạm ngừng và uống một chút nước, đi bộ quanh phòng, quan sát bụng phồng xẹp trong khi thở hay làm bất cứ điều gì khác để cơn giận có thể dịu xuống và sau đó bắt đầu trò chuyện trở lại khi cả hai bạn đều đã bình tĩnh lại.Hãy nói với người ấy rằng bạn yêu...
Sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ, thật thuần thục
Đưa ra vài dấu hiệu chứng tỏ bạn bị người ta thu hút, rồi chờ xem phản ứng của đối phương thế nào, có “chung một nhịp” với bạn hay không. Một khi bạn đã biết về cảm xúc của họ, nếu thấy cần thiết phải bày tỏ thành lời, thì lần này cũng dễ hơn nhiều đấy.
Đôi mắt, thật đặc biệt, có khả năng nói hộ rất nhiều điều về cảm xúc, suy nghĩ của chủ thể. Hãy giao tiếp bằng ánh mắt, lặp đi lặp lại, mỗi lần trong khoảng thời gian ngắn vài giây, đủ để đối phương hiểu bạn để ý đến họ. Nếu mắt anh ấy sáng lên khi nhìn bạn hoặc nhìn bạn rồi cụp xuống ngay lập tức, đó là dấu hiệu cho thấy anh chàng cũng có hứng thú.
Đổi vai, thêm gia vị hài hước
Với ánh mắt tinh nghịch cùng nụ cười trên môi, hãy thử nói: “Vâng được rồi, em sẽ hò hẹn với anh. Anh muốn đi đâu nào?”. Nếu đối phương không nhiệt tình, cả hai có thể xem nhẹ chuyện này như một câu nói đùa. Nếu cũng thích bạn, ngôn ngữ cơ thể của đối phương sẽ thay đổi, và có thể anh chàng sẽ gợi ý buổi hẹn hò đầu tiên đúng như bạn vừa đề cập.
Cần rõ ràng
Bạn sẽ tỏ ra thẳng thắn và chắc chắn khi bày tỏ lý do vì sao mình thấy người ta thật đặc biệt. Sự chân thành trong hoàn cảnh này rất tốt, còn thái độ thiếu nghiêm túc dễ khiến đối phương nghĩ bạn đang bông đùa. Thái độ chân thành luôn nhận lại được những cảm giác dễ chịu, và cho dù có không “rung rinh” trước bạn, đối phương cũng sẽ chọn cách từ chối nhẹ nhàng nhất.
Xây dựng nền tảng chung
Hãy bắt đầu trò chuyện với người ấy về việc họ thích gì nhất trong tình yêu. Sau đó hoặc vài ngày sau, hãy nói mấy câu đại loại như: “Anh có nhớ hôm trước anh bảo...? Em muốn hò hẹn với người cũng suy nghĩ như thế”. Nếu dấu hiệu chưa thật rõ ràng với người ấy, hãy “bồi” tiếp: “Anh có thể giới thiệu ai như thế cho em được không?”
Cho đối phương thấy vì sao nên yêu bạn
Hãy làm cho mối quan hệ này trở nên thú vị, phiêu lưu, và luôn suy nghĩ vượt ra ngoài những lối mòn tầm thường. Ví dụ, lôi kéo người ấy vào trò chơi truy tìm kho báu, bạn sẽ đưa ra một số dấu vết cho người ấy lần theo.
“Kho báu” cuối cùng sẽ là hai tấm vé xem bộ phim đang hot mà người ấy cực thích hoặc là lời mời đến một cuộc hẹn đã có địa điểm và thời gian cụ thể. Cách này, bằng hành động, bạn đã cho đối phương biết mình bị họ lôi cuốn, mình là người chu đáo và sẽ tạo ra cho cuộc sống của họ nhiều niềm vui, vì họ, bạn có thể làm tất cả.
Đến bên thật gần
Đừng ngại “xâm lấn” khoảng không gian cá nhân của người ấy khi đến gần sát khuôn mặt họ. Nếu đối phương không nhích mình ra xa khỏi bạn, thì rất có thể họ cũng đang thấy thích. Trong hoàn cảnh đó, bạn biết mình có cơ hội nhận được lời đồng ý nhiều hơn khi bày tỏ mong muốn về điều gì đó xa hơn tình bạn.
Áp dụng cơ chế hóa sinh
Hãy nhẹ nhàng chạm vào người ấy khi bạn đưa ra lời đề nghị hẹn hò. Một cử chỉ va chạm nhẹ có thể gia tăng phản ứng tích cực ở người nhận, một phần vì não bộ sẽ sản sinh hormone oxytocin khi sự va chạm cơ thể diễn ra.
Trong một thí nghiệm năm 2007, Guéguen đã tìm ra rằng, nếu một người đàn ông mời một người phụ nữ khiêu vũ hay hỏi xin số điện thoại của cô ấy trong hoàn cảnh lãng mạn, anh ta sẽ có cơ hội thành công hơn nếu chạm nhẹ vào tay cô gái cùng thời điểm đưa ra lời mời. Làm sao để giao tiếp tốt với mọi người Cách giao tiếp với bạn trai mới quen tạo ấn tượng tốt ban đầu Ứng xử với bạn của người yêu Quan tâm người yêu như thế nào Cách chọn quà sinh nhật cho người yêu thật đặc biệt Cư xử với người yêu cũ của chồng Làm sao để giữ người yêu ở xa Làm gì khi gặp lại người yêu cũ (ST)
Từ khóa » Cách Nói Chuyện Dễ Thương Với Người Yêu
-
Cách Nói Chuyện Với Người Yêu Tạo Không Khí Ngọt Ngào, Vui Vẻ ...
-
Cách Nhắn Tin Với Người Yêu Không Gây Nhàm Chán Hay Nhất
-
Bật Mí Cách Bắt Chuyện Với Người Yêu Cực Thú Vị Và Hấp Dẫn
-
Tuyển Chọn 5 Cách Nói Chuyện Với Người Yêu Bớt Nhạt Khi Gặp Mặt
-
Tổng Hợp 17 Cách Nói Chuyện Dễ Thương “đốn Tim” Crush - Unica
-
Cách Nói Chuyện Với Người Yêu Với Chủ đề Hay - Mobitool
-
Tổng Hợp 17 Cách Nói Chuyện Dễ Thương “đốn Tim” Crush Ngay Từ Lần ...
-
Nói Chuyện Với Người Yêu Mới Quen Thế Nào KHÔNG NHÀM CHÁN?
-
Cách để Nghĩ Ra Chủ đề Nói Chuyện Với Bạn Trai - WikiHow
-
Cách Để Nghĩ Ra Chủ Đề Nói Chuyện Với Người Yêu - YouTube
-
Tiết Lộ 13 Cách Nói Chuyện Với Bạn Trai Làm Chàng Cuốn Hút
-
Nói Chuyện Dễ Thương Là Như Thế Nào
-
Chủ đề Nói Chuyện Với Người Yêu Thú Vị Hài Hước Nhất - Chính Em
-
Cách Nói Chuyện Dễ Thương Với Người Yêu - Hỏi Đáp