Cách Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Tạo Thiện Cảm Với Nhà Tuyển Dụng

Giới thiệu bản thân trong CV xin việc thoạt nghĩ có vẻ là một công việc dễ dàng. Thật đơn giản khi bạn chỉ việc ghi lại những nơi bạn đã từng làm việc và những gì bạn đã làm được khi ở đó. Nhưng thực tế, điều này không hề dễ như thế. Viết CV xin việc là một cách để thể hiện vai trò của bạn trong bối cảnh công việc đã trải qua hay con người mà bạn mong muốn trở thành.

Chúng ta thường tiết lộ nhiều điều về bản thân mình thông qua CV. Bạn có thể nhận thấy các ứng viên xuất hiện một cách tự tin hơn khi biết rõ khả năng của mình, nói chuyện dễ dàng về những thành tựu, không chỉ đơn thuần là kể tên các việc làm mà mình đã trải qua. Nếu không hiểu rõ CV xin việc, ứng viên thường sẽ cảm thấy lo lắng khi tìm cách diễn tả rõ hơn cho nhà tuyển dụng. Ví dụ, một số ứng viên cần biện minh cho lý do tại sao họ thôi việc, ngại nói về tuổi hay các thất bại trong học vấn của mình, nhưng những điều này sẽ thường gây sự chú ý không cần thiết trong CV của họ.

Bất cứ sự nhầm lẫn nào khi hiểu sai về công việc cũng xuất hiện rất to và rõ ràng trên CV của bạn. Nếu không liên quan đến vai trò mà bạn đang ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn không thực sự hiểu về công việc.

Trong một số trường hợp, có ứng viên nghĩ rằng nếu viết một CV chung chung, với tất cả mọi thứ được trình bày, sẽ cho họ nhiều cơ hội để trúng tuyển hơn. Nhưng điều ngược lại mới thường đúng: nếu một nhà tuyển dụng nhìn thấy một CV chung chung, họ sẽ cho rằng bạn đang cố gắng tạo sự an toàn cho sự lựa chọn của mình một cách quá mức mà không thể hiện được bản thân một cách rõ ràng, cụ thể, điều này làm cho họ không hiểu nhiều về bạn và điều này sẽ thật nguy hiểm khi quyết định tuyển dụng bạn thông qua CV xin việc quá không điểm nhấn như vậy.

Vậy, làm cách nào để chắc chắn giới thiệu bản thân trong CV xin việc đầy đủ, rõ ràng?

Những điều nên làm khi giới thiệu bản thân trong CV

Điều quan trọng là bạn cần nhớ là CV là một tài liệu cá nhân, đây là một thông tin quảng bá cá nhân và nó cần được thể hiện một cách chuyên nghiệp trong nội dung và hình thức trình bày. Đây là một số cách bạn có thể áp dụng để có được điều đó:

Ghi rõ các thông tin liên hệ

CV xin việc nên được để tiêu đề với họ và tên của bạn cùng các thông tin liên hệ chi tiết, đầy đủ. Hãy đảm bảo email hay trang web cá nhân của bạn là phù hợp. Các email có thể vui với bạn bè như casaumatto@gmail.com, hay tieuyeutinhdethuong286@yahoo.com.vn ,… hay các email đại loại như vậy không phù hợp để ứng tuyển.

Tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp

Đây là cơ hội đầu tiên trên CV để đưa ra chính xác những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bao gồm các kỹ năng quan trọng và kinh nghiệm mà bạn có có liên quan và tránh nói về cá tính của bạn hoặc các kỹ năng mềm hơn, trừ khi bạn có thể thể hiện chúng bằng những chứng cứ thuyết phục. Ví dụ, thay vì nói, “kỹ năng kết nối tốt”, bạn có thể viết, “kỹ năng quản lý mối quan hệ tốt của tôi giúp kết nối và giữ mối quan hệ lâu dài với những khách hàng quan trọng của chúng tôi mặc dù đối thủ cạnh tranh có nỗ lực thu hút họ bằng nhiều hình thức”.

Quá trình làm việc

Các thông tin đi kèm dưới mỗi vai trò bạn đã trải qua không nên quá đơn giản chỉ là một bản tóm tắt mô tả công việc trước đó. Theo từng công việc, hãy làm nổi bật các hoạt động bạn đã từng tham gia/tổ chức, nhất là khi những hoạt động đó có liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển khi giới thiệu bản thân trong CV. Hãy thể hiện những thành tựu bạn đã đạt được, chẳng hạn như làm thế nào bạn đã đạt hay vượt chỉ tiêu đặt ra trong công việc trước đó và làm thế nào bạn làm gia tăng giá trị cho tổ chức của mình. Điều này có thể bao gồm những thành tựu bạn đã giúp tạo ra, chi phí bạn đã cắt giảm hoặc những ý tưởng mới bạn đã đề xuất.

Bất cứ điều gì có thể, hãy cố gắng để định lượng thành tích của bạn. Ví dụ, ý tưởng tiếp thị của bạn đã tạo ra một sự gia tăng 10% trong thị phần, hoặc bạn đã giảm thiểu 20% chi phí cho văn phòng bằng cách chuyển đổi nhà cung cấp văn phòng phẩm. Bất kỳ vị trí bạn làm việc trước đó là gì, bạn luôn có thể có những hoạt động chứng minh tác động tích cực của bạn đối với nhóm, tổ chức, hay khách hàng của bạn.

Các kỹ năng liên quan và kinh nghiệm

Nếu quá trình làm việc trước đó và các kinh nghiệm ngoại khóa phù hợp với vai trò mà bạn đang ứng tuyển hơn là công việc hiện tại của bạn, hãy sử sụng tiêu đề như “Các kỹ năng liên quan và kinh nghiệm” hoặc “Thành tựu đã đạt được” để thể hiện các thông tin đi kèm với các bằng chức. Phần này có thể xuất hiện trên trang đầu tiên của CV xin việc của bạn, thường là trước khi quá trình làm việc của bạn.

Những lỗi cần tránh khi giới thiệu bản thân trong CV

Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với bạn ngay từ vòng CV, bạn nên tránh các lỗi thông thường sau:

Thiếu thông tin liên quan

Nhiều ứng viên mang đến cho nhà tuyển dụng các thông tin về những điều quan trọng cần được nhấn mạnh như thất bại trong việc tìm các thông tin có liên quan trong CV của mình.

Không có bằng chứng đầy đủ

Những thông tin vô căn cứ sẽ không được chấp nhận. Bạn nên chứng minh bạn có những gì nhà tuyển dụng cần để tạo sự thuyết phục khi giới thiệu bản thân trong CV.

Quá chung chung

Nhiều ứng viên thường chỉ viết một CV xin việc chung chung vì họ muốn giữ những lựa chọn khác nữa của họ. Nhưng trừ phi bạn thể hiện một cách rõ ràng mình là ai và bạn làm được điều gì, với một CV chung chung như vậy, nhà tuyển dụng sẽ không biết phải làm gì với bạn cả.

Lỗi chính tả

Nhiều CV xin việc có các lỗi chính tả và thường bị loại ngay từ đầu. CV của bạn cần phải hoàn hảo nếu bạn muốn chứng minh tính chuyên nghiệp và thể hiện sự chú ý đến từng chi tiết của bạn. Nên trước khi nộp đơn, bạn nên nhờ người khác kiểm tra nó trước ít nhất 2 lần.

Thông tin tiêu cực

CV của bạn tốt nhất chỉ nên sử dụng các thông tin tích cực. Không bao giờ chỉ trích sếp cũ hay nói về những khó khăn, thất vọng trước đây mà bạn đã trải qua. Điều này thực sự không làm cho CV của bạn trở nên ấn tượng lên chút nào.

Ngôn ngữ nghèo nàn

Việc sử dụng các thuật ngữ, biểu hiện vụng về hoặc sáo rỗng có thể phá hoại cơ hội trúng tuyển của bạn. Ngôn ngữ viết cũng giúp giới thiệu bản thân trong CV một rõ ràng hơn. Không nên viết dài dòng, nên thể hiện chính xác và sử dụng từ chỉ hành động tích cực để củng cố thông điệp rằng bạn là một ứng viên lạc quan và sáng giá.

Thu Hiền (tổng hợp)

Về Tác Giả

CareerLink
Bài Mới Nhất
  • Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: hỏi gì để tạo ấn tượngGóc kỹ năng2024.12.23Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: hỏi gì để tạo ấn tượng?
  • Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người có tính cầu thị?Góc kỹ năng2024.12.19Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người có tính cầu thị?
  • IPO là gì? Lợi ích và điều kiện để thực hiện IPOKiến thức kinh tế2024.12.19IPO là gì? Lợi ích và điều kiện để thực hiện IPO
  • Trung cấp nghề là gì? Có nên lựa chọn học trung cấp nghề?Tư vấn nghề nghiệp2024.12.19Trung cấp nghề là gì? Có nên lựa chọn học trung cấp nghề?

Từ khóa » Cách Viết Lời Giới Thiệu Trong Cv