Cách Giúp Giảm Khô Da Do Rửa Tay Nhiều | BvNTP

Giữ đủ độ ẩm cho bàn tay

Thói quen rửa tay thường xuyên có làm da tay bạn bị khô và nứt nẻ không? Với những lời khuyên từ bác sĩ da liễu dưới đây sẽ giúp chúng ta vẫn có thể rửa tay khi cần thiết để phòng chống COVID-19 mà vẫn chăm sóc làn da.

Đây là những lời khuyên của bác sĩ da liễu:

  1. Rửa tay tối thiểu 20 giây với nước ấm. Sử dụng xà phòng và rửa từng phần của bàn tay bao gồm khoảng giữa các ngón và xung quanh móng tay.
  2. Lau khô tay bằng khăn sạch nhưng hãy để lại một chút nước trên tay. Bạn cũng có để tay tự khô. Khi tay còn ẩm hãy thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ.
  3. Thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ lên da và đảm bảo rằng bạn thoa đủ các ngón tay là móng tay. Bác sĩ da liễu khuyên sử dụng dưỡng ẩm như sau:
  • Có chứa dầu khoáng hoặc petrolatum
  • Đóng gói dạng týp tốt hơn dạng chai nhấn
  • Không mùi và không màu.

Dưỡng ẩm này ít kích ứng da khô và nứt nẻ.

  1. Khi sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh, hãy thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ ngay sau khi tay khô. Bởi vì trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) khuyến cáo sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh chứa ít nhất 60% cồn để diệt khuẩn và nước sát khuẩn, và những sản phẩm này khi sử dụng thì rất gây khô da.

Bạn có thể thấy những bài đăng hữu ích trên mạng xã hội về việc giữ sạch tay. Một số bài viết có thể dựa vào những giả thuyết hơn là khoa học. Sau đây là điều những nhà khoa học nói:

  • Không có chứng cứ nào cho việc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh làm dễ bị nhiễm khuẩn. Da khô mới làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu da bạn bị khô do sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh hãy thoa dưỡng ẩm ngay sau khi nước sát khuẩn khô.
  • Việc rửa tay giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh tật nhưng cũng thường làm da tay bị khô. Để ngăn ngừa cũng như giảm bớt tình trạng khô da hãy sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ sau khi rửa tay.
  • Khi da đủ ẩm sẽ bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn tốt hơn.

Việc rửa tay có làm khô da

Rửa tay là việc khẩn cấp để làm chậm sự lây lan của virus Corona (COVID-19). Tuy nhiên, rửa tay thường xuyên có thể là nguyên nhân gây khô da gây ra bong tróc, ngữa, nứt nẻ và thậm chí là chảy máu nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Điều này gây ra các vết thương hở trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy co nhiễm trùng.

Để giảm nguy cơ bị khô, nứt nẻ da vì việc rửa tay hãy làm theo những lời khuyên của bác sĩ da liễu đã nêu ở phần trên nhé.

Khi nào cần đến khám bác sĩ.

Nếu da vẫn khô mặc dù bạn đã áp dụng tất cả các phương pháp trên, hãy đến gặp trực tiếp nếu có thể hoặc liên hệ khám trực tuyến với bác sĩ da liễu. Vài người cần đến những loại kem hoặc thuốc mỡ được kê toa bởi bác sĩ để giảm bớt vấn đề khô da của mình. Nếu một vấn đề khác về da gây ra khô da, chẳng hạn như viêm da cơ địa, thì việc điều trị bệnh sẽ giúp giảm khô da. Bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn chẩn đoán và điều trị những vấn đề này.

-- BS Phan Vũ Lam Phương --

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

Từ khóa » Da Bàn Tay Bị Khô