Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon, Bí Quyết Rèn Bé Ngủ Ngày Thức đêm

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon như thế nào? Làm sao để nhiều trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm. Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ?....là những lo lắng thường gặp của các mẹ đang nuôi con nhỏ, nhất là gia đoạn trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng.

Trích "Nuôi con không phải là cuộc chiến" Ngủ là thứ không thể ép được vì nó thuộc về trạng thái tinh thần. Những gì mẹ có thể giúp con là môi trường: phòng, giường, tiếng ồn, ánh sáng. Dưới đây là một số bí quyết và lưu ý để mẹ áp dụng phương pháp rèn bé tự ngủ easy thành công

cach-giup-tre-so-sinh-ngu-ngon-1539587591

Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Vòng tròn số 1: Một điều mà ít mẹ hiểu được là ăn và ngủ rất liên quan đến nhau. Khi mẹ cho con ăn liền sát giờ nhau quá, một cách vô hình mẹ dạy con ĂN VẶT. Khi con ăn vặt thì con ăn rất ít, do đó con nhanh đói (và không bao giờ con ăn thực sự no ở mỗi bữa). Vì con nhanh đói thì khi ngủ, tại giấc ngủ nông con cảm nhận được cái đó, do đó lại hay tỉnh giấc, ngủ không ngon giấc. Từ ĂN VẶT (ăn ít) kéo theo NGỦ VẶT (ngủ ngắn). Ngủ vặt, thiếu ngủ làm trẻ mệt mỏi, không có khẩu vị, thiếu kiên nhẫn và tinh thần không sáng khoái để có thể ăn nhiều hay ăn no. Do đó bé lại tiếp tục ăn vặt.

cach-giup-tre-so-sinh-ngu-ngon-1-1539587654

Vòng tròn số 2: Có những bé KHÔNG CÓ nhu cầu ăn đêm nữa, nhưng bố mẹ thấy con dậy khi chuyển tiếp các chu kỳ của giấc ngủ, cha mẹ không có cách nào khác cho con ngủ lại được ngoài việc cho ti mẹ _cho ăn. Ăn đêm nhiều làm nhu cầu năng lượng về ban ngày giảm. Khi con không đói vào ban ngày thì con ăn ít, ĂN VẶT. Và đương nhiên, ăn vặt thì lại NGỦ VẶT. Ngủ vặt làm cho trẻ ngủ không đủ giấc, không đủ sự nghỉ ngơi vào ban ngày để có thể chuyển giấc nhịp nhàng qua các chu kì ngủ về đêm, dó đó bé lại hay dậy đêm. Khi bé dậy đêm thì lại tiếp tục được cho ăn. 

cach-giup-tre-so-sinh-ngu-ngon-2-1539589136

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ do đâu?

Do đó 2 vòng luẩn quẩn này sẽ mãi quay tròn không dứt ra được: nếu cha mẹ tiếp tục cho con vào ăn đêm, ăn vặt - ngủ vặt vào ban ngày và trẻ không có khả năng ăn trọng bữa hay ngủ một giấc ngủ trọn vẹn có chất lượng.

Giấc ngủ là tiền đề quan trọng cho con phát triển trí não, thể chất và tinh thần. Một giấc ngủ đêm liền mạch và dài còn quí hơn con ăn thêm vài chục ml sữa. Có bé ăn ít ngủ nhiều vẫn có thể lớn nhanh và trưởng thành vượt bậc về mặt suy nghĩ.

Để giúp bé ngủ giấc đêm dài thì ban ngay bé cần NGỦ ĐỦ. Trẻ ban ngày ngủ đủ thì đêm dễ chấp nhận giấc ngủ, ngủ dài, ngủ sâu và ngủ liền mạch hơn. Do đó bé ít dậy đêm hơn.

ren-be-tu-ngu-easy

 

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Hai việc ăn và ngủ có liên quan mật thiết với nhau. Bé ăn được no sẽ ngủ ngon được và ngược lại bé ngủ dài giấc thì sẽ ăn ngon. Muốn phá vỡ những vòng tròn luẩn quẩn trên, đòi hỏi cha mẹ nên tiến hành hai việc đồng thời

Tự ngủ và kéo dài giấc ngủ: Việc ngủ ban ngày và ban đêm có liên quan tới nhau. Bé ngủ ban ngày vừa đủ sẽ làm tiền đề để ban đêm bé chuyển giấc tốt, do đó ngủ ngon và sâu giấc. Cha mẹ trang bị cho con kĩ năng tự đưa mình vào giấc ngủ mà không quá phụ thuộc vào yếu tố ăn: hạn chế tối đa việc dùng ti mẹ làm công cụ ru ngủ cho bé. Tách rời sự phụ thuộc của ngủ vào ăn. Nếu bé cần nhu cầu bú mút, hãy cho bé cơ hội dùng ti giả hoặc mút tay. Nếu bé dậy sớm hơn so với thời gian ngủ ngày tối thiểu thì mẹ nên cân nhắc xem lịch của con có còn phù hợp nữa hay không.

cach-giup-tre-so-sinh-ngu-ngon-3-1539589197

Giãn bữa: Bé cần có khoảng thời gian tiêu hóa thức ăn và cảm thấy đói, đó là nhu cầu tự nhiên, lâu dần tạo thành nhịp sinh học. Mặt khác, khi con càng lớn, thần kinh càng phát triển thì con càng thức được lâu hơn. Đồng thời khả năng tiêu hóa và tích trữ năng lượng của con tốt hơn khi con lớn dần, con sẽ lâu đói hơn, do đó để tránh ăn vặt, các bữa của con cần cách nhau một khoảng thời gian xa hơn hơn. Sau này, bé sẽ ăn theo giờ dẫn đến bé ăn và ngủ đúng bữa.  Có thế bé mới thấy đói để ăn nhiều và ngon miệng. Bé ăn no sẽ chơi ngoan và ngủ ngoan. Đây chính là tiền đề cơ bản tại sao trẻ cần chuyển từ các lịch sinh hoạt EASY mỗi khi trẻ bước qua một mốc phát triển mới.

Bí quyết rèn bé ngủ ngày thức đêm

Khi còn ở trong bụng mẹ, con không có khái niệm về ánh sáng và nhịp sinh hoạt. Và tất nhiên bé cũng hoàn toàn không có khái niệm hay sự phân biệt giữa ngày và đêm. Khi sinh ra, bé sơ sinh hầu hết chỉ ăn và ngủ suốt ngày và suốt đêm. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, trung bình 17-18h trong 24h của một ngày, tuy nhiên bé không ngủ được lâu, mỗi lần bé ngủ chỉ dài 2-4h, sau đó bé dậy, ăn lại tiếp tục ngủ. Nhiếu người nói rằng: bé sơ sinh ngủ suốt ngày: đúng thế!

ren-be-tu-ngu-easy-1

Lý thuyết là vậy nhưng thực tế thì không phải mọi khởi đầu đều hoàn hảo, có rất nhiều bé rơi vào hiện tượng lẫn lộn ngày đêm, hay các bậc cha mẹ còn gọi là “ngủ ngày – cày đêm”: tình trạng mà con ngủ li bì cả ngày không gì có thể đánh thức được, đồng thời quấy khóc và không sao cho con ngủ được vào ban đêm.

Cách chữa lẫn lộn ngày đêm cho bé sơ sinh theo Easy

Không để bé ngủ quá 2h30 mỗi lần vào ban ngày (tuy nhiên tốt nhất là 2h/lần). Nguyên tắc cơ bản của Easy3 là lịch trình bao gồm một chuỗi các hoạt động ăn – chơi – ngủ, lặp lại 4 chu kì trong ngày. Tuy nhiên điểm quan trọng nhất của easy3 là mỗi giấc ngủ ngày của con không dài quá 2h30, để giấc ngủ ngày không “đánh cắp” vào thời gian ngủ đêm. Ý nghĩa của ngủ ngày (nap) là những lần nghỉ ngơi ngắn để con có thể trải qua ngày dài, và hướng đến mục tiêu lớn hơn: GIẤC NGỦ ĐÊM DÀI

Thời gian thức giữa các lần ngủ ngày cần dài tối thiểu 45-50 phút. Những cũng không dài quá thời gian thức tối đa theo từng lứa tuổi. Nhiều mẹ ghi nhớ không cho con ngủ quá 2h/lần nhưng khi bé dậy, bé chỉ bú một chút và đi ngủ lại ngay mà không có thời gian thức ở giữa 2 giấc ngủ (thời gian thức ngắn hơn 30 phút): hiện tượng này thức tế là nối 2 giấc ngủ thành 1 giấc ngủ dài, và chính là nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng lẫn lộn ngày đêm. Nếu có thể: HÃY GIỮ BÉ THỨC đủ thời gian thức tối thiểu giữa các giấc ngủ ngày!  

cach-giup-tre-so-sinh-ngu-ngon-4-1539589254

Ánh sáng và hoạt động: Đối với những chu kì EASY vào ban ngày nhiều mẹ giúp con phân biệt ngày – đêm bằng cách để con ngủ ở nơi có ánh sáng và có tiếng ồn và đêm là môi trường tối và yên tĩnh. Tuy nhiên sau 4-6 tuần khi các giác quan của con phát triên, con biết nhiều hơn và trẻ trở nên nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn thì cha mẹ cần duy trì nơi ngủ là một môi trường ổn định: tối và yên tĩnh (hoặc tối và có tiếng ồn trắng). Hoạt động vào ngày và đêm cũng khác nhau: ban ngày con được thay bỉm sau khi ăn, được nói chuyện với mẹ, được nằm sấp “tập thể dục” tummy time, được nằm ngắm đồ chơi sau khi ăn. Ngược lại, vào giấc đêm con được thay bỉm trước khi ăn (nếu mẹ thấy cần thiết, nhiều mẹ không thay bỉm đêm nếu con không ị và bôi nhiêu kem hơn cho bé), con được ăn xong và đặt ngay vào giường, do đó con không có thời gian hoạt động nữa.  

Một số mẹo gọi bé dậy khi bé ngủ quá dài: mẹ tháo quấn cho bé, thay bỉm. Nhiệt độ lạnh thường làm bé tỉnh giấc, vì thế khi thay bỉm mẹ có thể lau mông cho bé bằng một khăn lạnh có thể giúp bé tỉnh giấc. Ngoài ra các biện pháp cổ điển như gãi má, xoa long bàn chân, bàn tay để giúp bé tỉnh dậy. Nếu mọi biện pháp không thành công, có thể bé đang ngủ trong chu kì NREM, mẹ có thể chờ 15-20’ sau thử lại khi bé chuyển sang chu kì REM có thể dễ tỉnh dậy hơn. Hãy lặp lại 20 phút/lần đến khi bé tỉnh. Những mẹo này cũng được dung để giúp bé tỉnh khi bé ngủ gật sau ăn và không duy trì được thời gian thức  

Giấc ngủ ngày và giấc ngủ đêm được phân biệt bằng TRÌNH TỰ NGỦ ĐÊM: đó là chuỗi hoạt động tắm – massage – thư giãn – chuyện trò hoặc hát – sau đó con ăn và được đặt vào giường, nói lời tạm biệt và mẹ hãy cố gắng giải thích “con sẽ đi ngủ đêm” để bé hiểu và tạo thành thói quen và giúp bé phân biệt từ đó. Đừng nghĩ là bé không hiểu gì, với những chuỗi hành động giống nhau này, con sẽ giải mã được sự khác biệt giữa những khoảng khắc thời gian ngày – đêm đó.

Giấc ngủ đêm dài: đây chính là mục tiêu cuối cùng cần hướng tới của EASY, vì thế nếu con không ở dạng thiếu cân khẩn cấp mẹ có thể để bé ngủ đêm dài tối đa và không gọi bé dậy ăn. Nhiều bé từ sơ sinh có thể ngủ dài 4h không ăn, ở 4 tuần có thể ngủ 6h không ăn và thậm chí nhiều bé 8 tuần có thể ngủ cả đêm dài 12h mà không cần dậy ăn. Điều này là hoàn toàn có thể nếu mẹ kết nối và đáp ứng nhu cầu ăn ngủ trong ngày và đêm của bé."  Trích sách Nuôi con không phải là cuộc chiến 2, quyển 2, EASY - nếp sinh hoạt cho cả gia đình

EASY3h là gì?

Khi được sinh ra, và khi có cân nặng khi sinh ở ngưỡng trung bình (trên 2,9kg), bé sẽ có xu hướng đói sau mỗi 3 giờ và bé ăn khoảng 6-8 bữa bú mỗi ngày. Đây là lúc lý tưởng để thực hiện easy3.

Easy 3 sẽ theo bé từ khi mới sinh đến 12 tuần, nhiều bé có thể chuyển dịch sang easy4 sớm hơn (ở mốc 8 tuần), đặc biệt là ở các bé biết cách tự ngủ từ sớm.

EASY là từ viết tắt của: Eat – Activity – Sleep – Your time hay ĂN – CHƠI – NGỦ – MẸ THƯ GIÃN. Easy3 là thực hiện tất cả chuỗi các hoạt động- ăn – chơi – ngủ trong 3 giờ và lặp đi lặp lại trong ngày.  Dưới  đây là lịch sinh hoạt của bé sơ sinh, mỗi cữ bú cách nhau 3h (tính từ đầu cữ bú này đến đầu cữ bú tiếp theo), bé ngủ đủ 4 giấc ngày bao gồm 3 giấc dài 1,5-2h và 1 giấc ngắn cuối ngày từ 30-40 phút.

ren-be-tu-ngu-easy-2

Lịch trình sinh hoạt easy 3 cho em bé sơ sinh 

Xem thêm: 

  • Nhận biết tín hiệu trẻ sơ sinh đói để mẹ cho bú kịp thời
  • Nên chọn mua máy xay sinh tố loại nào tốt giữa Philips, Braun, Panasonic, Sunhouse?

Rèn cho bé ngủ rất dễ, quan trọng là bố mẹ phải nắm bắt và hiểu được nhu cầu thực sự con đang cần là gì để đáp ứng. Thuận theo chu kỳ tự nhiên của bé thì bé sẽ vào nếp easy rất nhanh chóng. Hãy nhớ thói quen của con là do bố mẹ. Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, bí quyết rèn bé ngủ ngày thức đêm rất đơn giản nó hoàn toàn phụ thuộc ở cách bạn chăm sóc trẻ.

Từ khóa » Cách Rèn Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ đêm