Cách Hạch Toán Chi Phí Khác Tài Khoản 811 Theo TT 133

Hạch toán chi phí khác tài khoản 811 theo thông tư 133

Thông tư 133 được bộ tài chính ban hành năm 2016 khiến các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thay đổi một vài phương thức kế toán. Trong đó bao gồm cả hạch toán chi phí khác tài khoản 811.

Tham khảo:

Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh tài khoản 642 theo Thông tư 133

Cách hạch toán Phải thu khác Tài khoản 138 theo TT 133

Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng

Cách hạch toán chi phí khác tài khoản 811 theo TT 133
Cách hạch toán chi phí khác tài khoản 811 theo TT 133

1. Nội dung của nguyên tắc kế toán chi phí khác tài khoản 811

Trước tiên, cần làm rõ khái niệm về tài khoản 811. Đây là loại tài khoản phản ánh những chi phí phát sinh hình thành nên bởi các nghiệp vụ hay sự kiện với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp, hay còn gọi là chi phí khác. Các doanh nghiệp thường có những loại chi phí khác sau đây:

_ Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

_ Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát

_ Giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi bị phá dỡ

_ Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có)

_ Chênh lệch lỗ sau khi đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định được sử dụng để góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết hoặc các loại đầu tư dài hạn khác

_ Tiền phạt phải trả do vi phạm các hợp đồng kinh tế, phạt hành chính mà doanh nghiệp phải chịu

_ Các khoản chi phí khác.

Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ được điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để làm tăng số thuế phải nộp.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 – Chi phí khác

Cách kế toán tài khoản 811

Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có: Cuối kỳ, chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

– Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 …

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311) (nếu có).

– Ghi giảm tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá).

– Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141…

– Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 138…

Có TK 811 – Chi phí khác.

b) Khi phá dỡ TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá).

c) Vật tư hàng hóa, tài sản cố định đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết

Khi đánh giá lại vật tư hàng hóa, tài sản cố định đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết…Doanh nghiệp thực hiện theo quy định của các TK 221, 222, 228

d) Trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp

Trừ trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Nếu được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi, đối với các tài sản được đánh giá giảm ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK liên quan.

e) Đối với các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, hành chính, ghi

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 111, 112

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

f) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 – Chi phí khác.

Nếu có bất kỳ vướng mắc gì liên quan tới hạch toán Chi phí khác Tài khoản 811 theo Thông tư 133, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên hệ tới công ty kế toán Việt Hưng theo website https://lamketoan.vn/ để được hưởng những dịch vụ kế toán tin cậy, bảo đảm và chính xác nhất.

0 0 Bình chọnBình chọn

Từ khóa » Kết Cấu Tk 811 Theo Thông Tư 200