Cách Hát Karaoke đúng Nhịp | Âm Thanh AHK
Có thể bạn quan tâm
Sở hữu một bộ dàn karaoke chất lượng với những thiết bị xịn nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách hát karaoke hay như ca sĩ. Một trong những lỗi phổ biến khi hát karaoke là vào bài hát sai nhịp. Một số người may mắn, bẩm sinh đã cảm nhịp tốt. Và ngược lại cũng có nhiều người khi hát vẫn chưa bắt được đúng nhịp bài hát dẫn đến tình trạng luôn bị trật nhịp mỗi khi hát. Hãy cùng Âm Thanh AHK tìm hiểu một vài cách hát karaoke đúng nhịp.
Xem thêm Cách hát karaoke hay như ca sĩ rất dễ dàng, ai cũng có thể thực hiện được!
XEM NGAY 268+ DÀN KARAOKE1. Cảm nhịp là gì?
Điều đầu tiên trong cách hát hay đúng nhịp mà bất cứ ai học thanh nhạc cũng đều phải nắm bắt được chính là việc cảm nhịp. Đây là kỹ năng cơ bản nếu bạn mới học hát muốn hát đúng nhịp của một bài hát nào đó. Bạn sẽ cảm nhận và thể hiện nó qua những chuyển động cơ thể như nhún nhảy, lắc lư theo bài hát.
Cảm nhịp là cách chúng ta bắt nhịp của một bài hát dựa vào cảm nhận, đôi khi bằng cơ thể và thể hiện nó qua những chuyển động như nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, hay thậm chí là “quẩy hết mình” trên sân khấu. Khi đã cảm được nhạc tốt rồi, bất cứ bài hát nào, nỗi lo bị trật nhịp cũng không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa.
Điều quan trọng nhất để hát đúng nhịp là bạn phải thuộc lời bài hát trước tiên. Do đó, hãy nghe đi nghe lại một ca khúc nhiều lần. Để có thể cảm nhịp tốt hơn, bạn cần nghe nhạc nhiều; nghe đi nghe nghe lại một bài hát đến khi có thể thuộc được giai điệu, nhịp điệu của bài hát.
2. Cấu trúc nhịp căn bản của một bài hát
Trong một bài hát có rất nhiều nhịp và cấu trúc nhịp. Nếu bạn muốn hát đúng nhịp thì cần nắm được một số điều cơ bản sau:
- Trong bài hát, cơ bản chỉ có hai nhịp là 3/4 và nhịp 4/4. Một bài hát được phân nhỏ thành nhiều khuông nhạc, một khuông thường có 3 đến 4 nhịp, có nhịp sẽ được lặp lại nhiều lần trong bài.
- Khi hát, thông thường chúng ta sẽ nhấn mạnh vào nhịp đầu tiên của khuông. Bạn dựa vào đặc điểm đó để biết lúc nào nên vào bài để hát, lúc nào nên ngưng hát.
Ví dụ, trong bài có khuông nhịp 3/4, để luyện tập cách hát hay đúng nhịp thì bạn chỉ cần đếm hoặc vỗ tay “1, 2, 3, 1, 2, 3.” nhiều lần trong toàn bài. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tự mình cảm nhạc theo nhịp chân đều đặn khi nhạc vang lên. Mục đích của việc này giúp bạn nắm được nhịp điệu cơ bản tốt hơn.
3. Làm sao để vào bài đúng nhịp?
- Bạn luôn vào bài trễ hơn so với nhạc gây ảnh hưởng đến những hát xung quanh? Để cải thiện, bạn cần nắm được thời gian và nhịp của bài hát một cách cẩn thận. Cách đơn giản đó là bạn cần cố gắng bắt được tiếng trống bài. Khi bạn làm tốt vấn đề trên, không những bạn vào đúng nhịp mà còn biết cách bắt được nhịp vào đầu tiền trên mỗi khuông nhạc.
- Tuy nhiên, có nhiều bài hát không có trống thì làm cách nào để biết cách hát hay đúng nhịp? Cách giải quyết cơ bản đó chính là bạn chỉ có thể lắng nghe tiếng đàn piano hoặc tiếng guitar và nắm những trọng âm, cách nhấn nhá trong cách đánh nhạc. Trong một bài hát, những nhịp đầu tiên sẽ được đánh rất mạnh, khi đó bạn cứ ngầm hiểu đó là nhịp đầu tiên của bài hát.
- Cách đơn giản để nhận biết nhịp vào là “bắt” được tiếng trống mở bài. Nếu bài hát không có trống, hãy lắng nghe tiếng đàn piano hay guitar và nắm bắt những trọng âm, nhấn nhá trong cách chơi.
Một trong những cách để cảm nhịp tốt hơn đó là vỗ tay theo nhịp bài hát, đơn giản chỉ là vỗ “1, 2, 3, 4” theo nhịp điệu 4/4. Một cách vỗ tay khác để cải thiện cảm nhịp đó là vỗ theo giai điệu người ca sĩ hát. Chỉ cần lắng nghe người ca sĩ và lời bài hát, sau đó vỗ theo thành nhịp, thay vì hát theo.
Học các loại nhạc cụ khác nhau là một trong những cách hát hay đúng nhịp bạn nên tham khảo. Bạn có thể cải thiện hát đúng nhịp bằng một loại nhạc cụ như: Guitar, Piano. Việc học nhạc cụ sẽ khó khăn trong khoảng thời gian đầu, thế nhưng nếu bạn chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu và học cách chinh phục nó thì tình trạng hát chệch nhịp của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện ở mức độ tốt hơn.
4. Nhún nhảy cùng với bài hát
Với những người mới bắt đầu, hãy thử tập chuyển động sau:
- Lắc lư theo nhạc từ trái sang phải và đếm “1, 2, 3, 4”. Dễ thôi mà phải không?
- Mỗi lần đếm “1, 2”, nghiêng về bên trái. Mỗi lần đếm “3, 4”, nghiêng về bên phải.
- Hãy đếm số nhịp trong bài hát, và trong khi đếm, hãy lắc lư từ trái sang phải theo từng nhịp một.
Khi đã thực hiện được chuyển động trên, thử bước chân phải một bước sang bên phải, và khép chân lại bằng cách kéo chân trái về phía bên phải. Sau đó, bước chân trái sang bên trái và rồi lại khép chân bằng cách kéo chân phải sang bên trái.
Kết hợp chuyển động bước sang bên cùng với nhịp của bài hát, giữ tốc độ chính xác sao cho mỗi bước chân trùng khớp với nhịp chính của bài hát. Thực hiện được động tác này thì chúng ta không chỉ đã cảm nhịp được mà còn tiến dần đến việc cải thiện khả năng cảm nhịp bằng cơ thể, tránh tình trạng bị trật nhịp khi biểu diễn, kể cả khi hát hoặc cả khi nhún nhảy theo nhịp điệu của bài hát!
Từ khóa » Cách Bắt đúng Nhịp Bài Hát
-
Cách Hát đúng Nhịp Cơ Bản Nhất - Hoàng Gia Audio
-
5 Cách Hát Hay đúng Nhịp Mà Bạn Nên “bỏ Túi” Ngay Hôm Nay - Unica
-
Cách Hát Đúng Nhịp, Khắc Phục Việc Trật Nhịp| Ngọc Duyên
-
Cách Hát Hay đúng Nhịp Mà Bạn Nên Bỏ Túi Ngay Hôm Nay
-
Cách Hát đúng Nhịp Và Cách Vào Nhịp Chuẩn Của Bài Hát.
-
Làm Sao để Hát đúng Nhịp - Luyện Cảm âm - Tây Nguyên Film
-
Cách Hát đúng Nhịp Và Truyền Tải được Cảm Xúc Cho Người Nghe
-
Cách Hát đúng Nhịp đơn Giản, Lôi Cuốn Người Nghe
-
Cách Hát đúng Nhịp Cơ Bản Nhất - Nhạc Lý Căn Bản
-
5 Mẹo Nhỏ Giúp Bạn Học Hát đúng Nhịp - Blog VietVocal
-
Cách Bắt Nhịp Bài Hát
-
Làm Sao để Hát đúng Nhạc - Hàng Hiệu
-
Cách Bắt Nhịp Bài Hát Đúng Nhịp, Làm Sao Để Vào Bài Hát Đúng ...
-
Bỏ Túi Cách Làm Chủ Nhịp Bài Hát Và Không Bị Trật Nhịp - SEAMI