Cách Hô Hấp Nhân Tạo Và Xoa Bóp Tim Ngoài Lồng Ngực

Cách hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực: ai cũng cần phải biết Ngày đăng 12/03/2020 | 11:12 | Lượt xem: 16779

Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi bạn gặp phải những trường hợp nạn nhân bị chấn thương hoặc bị ngưng thở, ngưng tim vì một lý do nào đó như đuối nước, ngạt, điện giật...

TIN LIÊN QUAN

Trước khi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, bạn có thể duy trì sự sống cho nạn nhân hay giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu. Khi nạn nhân bị ngưng thở (quan sát thấy lồng ngực nạn nhân không phập phồng), ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải - Giảng viên Bộ môn Tim mạch, Đại học Y Hà Nội hướng dẫn chi tiết cách hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực giúp bạn cách sơ cứu đúng khi gặp người bị nạn:

1. Cách hô hấp nhân tạo

- Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có.

- Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 - 30 lần.

- Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim còn đập.

2. Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.

- Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4-5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.

- Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

- Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

- Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Lưu ý:

Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim còn đập (nhưng có thể gây ra thương tổn nguy hiểm). Không được hô hấp nhân tạo nếu:

- Tim nạn nhân ngừng đập.

- Bạn không biết cách hô hấp nhân tạo.

Hồng Vân

ad syt ad

Các tin khác
  • Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
  • Giám sát công tác triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao đợt II/2024
  • Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi
  • Hà Nội luôn nỗ lực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
  • Hà Nội: 1-2/12, hãy cho trẻ trong độ tuổi đi uống Vitamin A đợt 2 năm 2024 theo hướng dẫn của trạm y tế xã, phường, thị trấn
  • Cầu Giấy: Mít tinh, diễu hành hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
  • Dinh dưỡng cộng đồng
  • Phòng chống tại nạn thương tích
  • Y tế học đường
  • Tiêm chủng mở rộng
  • Phòng chống HIV/AIDS
  • Bảo hiểm y tế
  • Tác hại thuốc lá
  • Y học cổ truyền
Về đầu trang

Từ khóa » ép Tim Như Thế Nào