Cách Học Bảng Cửu Chương Cho Bé Lớp 2 - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
1. Bảng cửu chương lớp 2
1.1 Bảng cộng trừ lớp 2
1.2 Bảng trừ lớp 2
2. Bảng nhân chia lớp 2
2.1 Bảng nhân lớp 2
2.2 Bảng chia lớp 2
3. Cách học thuộc bảng cộng trừ lớp 2
Để dạy bé học bảng cộng trừ lớp 2 một cách hiệu quả và dễ dàng. Các phụ huynh hãy dạy trẻ cách học thuộc bảng cộng trừ lớp 2 thông qua các phương pháp sau đây.
3.1 Học bảng cộng trừ thông qua thực hành
Thay vì để trẻ phải học thuộc lòng, học vẹt và cảm thấy khó khăn với việc ghi nhớ, bố mẹ hãy giúp các con có cách tiếp cận với chúng nhẹ nhàng hơn thông qua những trò chơi, những câu hỏi thực tế xoay quanh đến các vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ như chúng ta có phép tính 2 + 3 = 5, các bố mẹ có thể đặt câu hỏi thành “Con có 2 quả táo bố mẹ cho con thêm 3 quả vậy thì con sẽ có tất cả bao nhiêu quả?”. Khi việc học tập trở nên gần gũi hơn cũng là cách giúp trẻ tiếp thu bài một cách hiệu quả và thoải mái hơn đấy. Tương tự như vậy các bố mẹ có thể đặt những câu hỏi xoay quanh các phép tính trừ.
Ngoài ra, các bạn có thể giúp con học thuộc bảng cộng trừ bằng việc giúp con làm bài tập trắc nghiệm thật nhiều, việc thực hành các phép tính một cách thường xuyên cũng là cách giúp trẻ tự rút ra những nguyên tắc và phương pháp cho mình, từ đó có thể áp dụng chúng vào bài học thay vì học thuộc lòng tất cả các bảng tính.
3.2 Làm quen từ những điều đơn giản
Thay vì gây áp lực và bắt buộc trẻ phải học thuộc chúng, bố mẹ hãy tạo cho trẻ những cách tiếp cận với bảng cộng trừ một cách nhẹ nhàng và thú vị. Để trẻ cảm thấy thoải mái và dần thích nghi với chúng, bố mẹ có thể bắt đầu ở những phép tính đơn giản cũng như hãy “mách nhỏ” và động viên mỗi khi trẻ lúng túng không biết câu trả lời. Những lời động viên đúng lúc sẽ là động lực to lớn giúp trẻ cảm thấy sẵn sàng và được khuyến khích nhiều hơn trong việc học tập.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khéo léo trao đổi cùng gia sư tại nhà của trẻ để thay đổi cách học hoặc phương pháp để trẻ không cảm thấy nhàm chán mỗi khi ngồi vào bàn và chuẩn bị học. Bảng cộng trừ lớp 2 sẽ không trở thành vấn đề quá khó khăn nếu bố mẹ và các thầy cô kiên nhẫn, động viên cũng như tìm ra nhiều cách thức mới mẻ khi giúp trẻ tiếp cận với chúng.
4. Các bước dạy con làm phép cộng trừ nhanh
Bước 1: Giúp trẻ hiểu ý nghĩa các con số
Hãy giúp con phát triển một cảm giác thật mạnh mẽ về những con số, giúp trẻ hiểu ý nghĩa những con số trước khi hiểu khái niệm cộng, trừ vì những phép tính cộng trừ cũng sẽ trở nên vô nghĩa và khó hiểu vô cùng nếu trẻ không hiểu và cảm thấy không thoải mái với những con số.
Ví dụ, bố mẹ có thể hỏi trẻ có bao nhiêu cách để có thể tạo ra số 6 thì lúc đó trẻ có thể trả lời với những cặp số như 0 và 6, 5 và 1, 4 và 2, 3 và 3… Cách giải thích như thế này sẽ giúp trẻ hiểu sâu hơn về những con số và phép cộng.
Việc giúp trẻ hiểu ý nghĩa của những con số trước khi làm quen với phép cộng trừ là vô cùng quan trọng.
Bước 2: Dạy trẻ cách đếm nhảy
Ví dụ, cho trẻ đếm cách 2 đơn vị để được dãy số 0, 2, 4, 6, 8, 10… Những dãy số như thế này sẽ giúp trẻ hiểu rằng nếu cộng chừng ấy đơn vị với nhau sẽ có số tiếp theo, ngược lại nếu trừ sẽ có số trước đó.
Bước 3: Sử dụng công cụ hỗ trợ
Sử dụng những đồ vật quen thuộc làm công cụ hỗ trợ để giúp trẻ dễ hiểu hơn về khái niệm cộng, trừ. Ví dụ, bố mẹ có thể đưa cho trẻ 2 viên bi và bảo trẻ lấy thêm 3 viên nữa. Sau đó, hãy hỏi con bây giờ con có bao nhiêu viên tất cả, như thế trẻ sẽ có thể học làm phép cộng một cách trực quan hơn.
Bạn cũng nên khuyến khích trẻ dùng trí tưởng tượng, ví dụ như với phép trừ, hãy cho trẻ tưởng tượng có 3 con ngựa trong chuồng, một con chạy ra thì lúc đó sẽ còn lại mấy con.
Những vật dụng như những viên bi có thể được dùng như những “giáo cụ trực quan”.
Bước 4: Những thủ thuật thú vị
Kết hợp với những thủ thuật thú vị để giúp trẻ luôn hứng thú với những phép tính cộng trừ. Ví dụ như dùng số 0 để đố vui trẻ các phép tính cộng, trừ như 100 + 0 = ? hay 9999-0=? (mặc dù trẻ chỉ học trong phạm vi số nhỏ)
Bước 5: Thay đổi hình thức học
Hay cho trẻ luyện tập làm phép tính thường xuyên với những tờ bài tập hay những trò chơi khác nhau để trẻ không bị nhàm chán. Nếu thực hành cộng, trừ theo cách thông thường như bằng thẻ, que… mà trẻ bắt đầu thấy chán chán thì bố mẹ hãy thử giới hạn thời gian làm bài để xem trẻ có thể làm nhanh đến mức nào và cũng để thay đổi không khí giúp trẻ hào hứng trở lại.
Từ khóa » Bảng Cửu Chương Cộng Lớp 2
-
Bảng Cộng, Trừ, Nhân, Chia Lớp 2 - Học Tốt Môn Toán Lớp 2
-
Bảng Cộng, Trừ, Nhân, Chia Lớp 2
-
Bảng Cộng, Trừ, Nhân, Chia Lớp 2 - Học Tốt Môn Toán Lớp 2 - Chiase24
-
Bảng Cộng Trừ Lớp 2 Đầy Đủ Chi Tiết Và Hướng Dẫn Học
-
Bảng Cộng, Trừ, Nhân, Chia Lớp 2 - Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny
-
Bảng Cộng Trừ Toán Lớp 2
-
Bảng Cộng, Trừ, Nhân, Chia Lớp 2 - Học Tốt Môn Toán Lớp 2
-
Bảng Cộng, Trừ, Nhân, Chia Lớp 2 - Học Tốt Môn Toán Lớp 2
-
Bảng Cửu Chương Bảng Cộng Trừ Lớp 2 - BeeCost
-
Download Bảng Cộng, Trừ, Nhân, Chia Lớp 2 File DOC - Tài Liệu ôn Tập T
-
Bảng Nhân Chia Cộng Trừ Lớp 2
-
Bảng Cửu Chương Cộng Trừ Lớp 2 - .vn
-
BẢNG CỘNG-TRỪ- NHÂN -CHIA - 123doc