Cách In Tài Liệu Trên điện Thoại Android Nhanh Nhất - Freetuts
Có thể bạn quan tâm
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách in tài liệu trên điện thoại Android trực tiếp, mà không cần phải lưu file hoặc di chuyển chúng vào máy tính.
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.Mặc dù đây không phải là tính năng mới nhưng lại rất ít người biết đến và sử dụng tính năng này. Hiện tại gồm có ba cách để có thể in tài liệu trực tiếp trên điện thoại Android, bao gồm: sử dụng ứng dụng plugin trên điện thoại, sử dụng tính năng in trên dịch vụ Cloud và cuối cùng là kết nối điện thoại Android với máy tính hỗ trợ máy in qua dây cáp USB.
Lưu ý: nếu bạn có máy in có kết nối Wifi đời mới, thì bạn có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào được liệt kê trong bài viết này, tốt nhất là hai phương pháp đầu tiên. Còn nếu bạn đang xài loại máy in có dây thông thường, thì hãy sử dụng phương pháp cuối cùng là tốt nhất.
1. Kết nối máy in bằng ứng dụng Plugin trên Android
Tùy thuộc vào thương hiệu máy in mà bạn đang xài, bạn hãy phải tìm kiếm ứng dụng plugin chính chủ của thương hiệu đó tại app CH Play. Trong ví dụ này, mình sẽ sử dụng phần mềm [HP Print Service] Plugin để làm minh họa.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Ngoài ứng dụng của HP, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các app plugin của các thương hiệu khác như Canon, Samsung, Xerox, Brother hay Nether. Vì thế, các bước thực hiện trên từng app này cũng sẽ khác nhau.
Bước 1: Nếu sử dụng app plugin HP Print, bạn hãy cài đặt ứng dụng này rồi truy cập vào phần Settings và chọn Discovery.
Còn đối với máy in kết nối bằng Wifi, bạn hãy bật Wifi lên trực tiếp để tự động đồng bộ hóa máy in của bạn với ứng dụng. Nếu không, hãy truy cập vào mục Manage added printers trên ứng dụng.
Bạn add thêm máy in qua Wifi bằng cách nhấn vào dấu + ở phía trên. Rồi nhấn vào dòng Directly to the printer khi máy in đã được thêm vào.
Bước 2: Trước khi tiếp tục bước tiếp theo, bạn cần phải biết địa chỉ IP của máy in. Sau đây sẽ là một vài cách để giúp bạn kiểm tra địa chỉ IP:
Nếu bạn đang xài một máy in đời mới được trang bị màn hình menu, bạn hãy sử dụng các phím mũi tên vật lý để điều hướng tùy chọn Network status để xem địa chỉ IP của máy in.
Bạn có thể tìm IP máy in bằng cách đăng nhập vào bộ router wifi của mình.
Mở Command prompt trên máy tính và nhập câu lệnh netstat -r để xem tất cả các thiết bị (bao gồm cả máy in) đang kết nối với mạng Wi-Fi.
Bước 3: Đối với máy in được kết nối với máy tính Windows. Bạn cần đảm bảo rằng máy in của bạn đã được kích hoạt tính năng chia sẻ mạng. Trên Windows 10, bạn hãy truy cập vào “Printer properties” và click vào “Change Sharing Options”. Sau khi hoàn thành, quay lại ứng dụng để thêm địa chỉ IP và đặt tên cho máy in của bạn.
Nếu cả điện thoại và máy in của bạn đều dùng cùng một mạng Wifi, chúng sẽ được đồng bộ hóa. Bây giờ bạn đã có thể sử dụng ứng dụng để lấy bản in trực tiếp từ điện thoại Android và tiến hành in.
2. Sử dụng phần mềm in trên dịch vụ Cloud
Nếu máy in của bạn không được hỗ trợ bằng app plugin chính thức trên CH Play, bạn có thể sử dụng các ứng dụng in trên dịch vụ cloud của bên thứ ba chẳng như phần mềm Cloud Printer.
Sau khi cài đặt ứng dụng, phần mềm Cloud printer sẽ truy cập vào tài khoản Google của bạn.
Để thêm máy in vào ứng dụng, bạn hãy truy cập Settings và nhập địa chỉ IP của máy in mà đã hướng dẫn ở phần trước.
Bạn cũng có thể sử dụng phần mềm [Google cloud Printing] để lấy tài liệu từ [Google Drive], [Google Photos] và các dịch vụ khác.
3. Kết nối điện thoại Android với máy tính hỗ trợ máy in bằng dây USB
Nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy in cũ, thì bạn có thể kết nối điện thoại Android của mình với máy tính hỗ trợ máy in bằng dây cáp USB với các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Trên máy tính [Windows 10], bạn hãy chuyển đến menu Start và tìm kiếm mục Bluetooth & other devices. Tại đây tên của điện thoại Android sẽ được hiển thị.
Bước 2: Trên điện thoại Android, bạn hãy tải ứng dụng PrintHand Mobile Print về máy và truy cập vào “Manage Printers -> Print Setup Wizard.”
Để chọn một máy in mà bạn muốn kết nối, hãy nhấn vào tùy chọn “Connected to a computer”.
Bước 3: Giờ bạn hãy chọn hệ điều hành: [macOS], [Windows] hoặc [Linux]. Như đã nói trong phần đầu tiên, máy in cần phải bật sẵn tính năng chia sẻ để kết nối với máy tính.
Sau khi máy in được thiết lập, bạn hãy mở điện thoại Android lên và chọn các file PDF, hình ảnh hoặc bất kỳ tài liệu nào khác. Sau đó nhấp vào menu ba chấm trên điện thoại và nhấn vào dòng Print. Cuối cùng bạn sẽ chọn máy in mà máy tính đã chia sẻ để tiến hành in trực tiếp từ điện thoại.
Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn cách in tài liệu trên điện thoại Android nhanh nhất. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Từ khóa » Cách In Trên điện Thoại
-
Hướng Dẫn Kết Nối Các Dòng điện Thoại Với Máy In
-
Hướng Dẫn 2 Cách In Từ điện Thoại IPhone Và Android Nhanh Chóng
-
Hướng Dẫn Cách In Hình ảnh, Tài Liệu Trực Tiếp Từ điện Thoại Android
-
Hướng Dẫn Cách Kết Nối Máy In Và In Từ điện Thoại IPhone, IPad
-
Cách In Tài Liệu Bằng điện Thoại Android, IPhone Cực Kì đơn Giản
-
Hướng Dẫn In Tài Liệu Từ điện Thoại Ra Máy In Dễ Như ăn Kẹo - YouTube
-
Hướng Dẫn In Tài Liệu Từ điện Thoại Ra Máy In - YouTube
-
Kết Nối điện Thoại Với Máy In Và Hướng Dẫn Sử Dụng Trên Android
-
Cách In Từ điện Thoại Ra Máy In đơn Giản Và Nhanh Chóng Nhất
-
Làm Thế Nào để Kết Nối Smartphone Android Với Máy In để In Tài Liệu?
-
Cách In Tài Liệu Từ điện Thoại Nhanh Qua Kết Nối Wifi - In Đăng Nguyên
-
Làm Sao để Có Thể Kết Nối điện Thoại Tới Máy In - MediaMart
-
Hướng Dẫn Cách In File PDF Từ điện Thoại đơn Giản, Nhanh Chóng
-
Hướng Dẫn Kết Nối Máy In Với Điện Thoại