Cách Kết Hợp Hàm If Với Left, Right, Mid Trong Excel Hiệu Quả

Hàm If là hàm điều kiện có thể kết hợp với rất nhiều hàm khác trong Excel, có thể thêm tại tất cả các vị trí trong hàm If. Có thể kể đến các hàm xử lý chuỗi như hàm Left, Right, Mid và trong bài viết này Học Office sẽ hướng dẫn các bạn cách kết hợp hiệu quả hàm If với các hàm này.

Hàm xử lý chuỗi được sử dụng cho việc tách kí tự, các bài toán kết hợp với hàm if như tách mã hàng, lọc nhân viên,… được sử dụng khá nhiều. Nên trong bài viết này, mình sẽ lấy các ví dụ thực tế nhất để các bạn thực hành và hiểu về cách kết hợp hàm if với các hàm xử lý chuỗi.

Xem thêm:

  • Hàm If Or Trong Excel Lồng Nhiều Điều Kiện Và Ví Dụ Cụ Thể
  • Cách Kết Hợp Hàm IF Với Hàm And Trong Excel Đơn Giản Dễ Hiểu
  • Hàm IF Trong Excel: Cách Sử Dụng Hàm If Có Kèm Ví Dụ Cụ Thể

Mục lục bài viết

  • Hàm If trong Excel là gì?
  • Hàm điều kiện xử lý chuỗi IF Left
    • Ví dụ 1: Điền tên sản phẩm biết 2 kí tự đầu là “AB” là “Air Blade”, “WA” là “WAVE”
  • Hàm điều kiện xử lý chuỗi If Right
    • Ví dụ 2: Điền cột xếp hạng dựa vào số lượng bán
  • Hàm điều kiện xử lý chuỗi IF Mid
    • Ví dụ 3: Tính Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho từng người

Hàm If trong Excel là gì?

Hàm if là hàm điều kiện dùng để so sánh giá trị này với giá trị kia, “Nếu – thì“, hàm trả về kết quả là TRUE(Đúng) nếu điều kiện là TRUE và ngược lại là FALSE(Sai) nếu điều kiện là FALSE.

Công thức:

=IF(Logical_test, Value_if_true,Value_if_false)

Trong đó:

  • Logical_test: Điều kiện so sánh gồm các giá trị được so sánh bằng các toán tử lớn hơn, nhỏ hơn, bằng, khác
  • Value_if_true: Giá trị trả về nếu điều kiện là TRUE (Đúng)
  • Value_if_false: Giá trị trả về nếu điều kiện là FALSE (Sai)

Hàm điều kiện xử lý chuỗi IF Left

Công thức:

=IF(LEFT(text, num_chars)=test, Value_if_true,Value_if_false)

Trong đó:

  • LEFT(text, num_chars)=test:
    • Text: Chuỗi cần tách kí tự
    • Num_chars: Số kí tự cần tách khỏi chuỗi tính từ trái qua phải
  • Value_if_true: Giá trị trả về nếu điều kiện là TRUE (Đúng)
  • Value_if_false: Giá trị trả về nếu điều kiện là FALSE (Sai)

Ví dụ 1: Điền tên sản phẩm biết 2 kí tự đầu là “AB” là “Air Blade”, “WA” là “WAVE”

ví dụ hàm if left
Cách Kết Hợp Hàm If Với Left, Right, Mid Trong Excel Hiệu Quả

Ví dụ 1 này có 2 câu, câu số 1 chúng ta sẽ làm ở hàm If Left này, câu số 2 sẽ sang phần hàm If right phía bên dưới nhé. Yêu cầu điền tên sản phẩm dựa vào 2 kí tự đầu, một ví dụ khá cơ bản. Nếu ở bài tập thực tế thì sẽ có thể có bảng phụ gồm “Mã hàng” và “Tên sản phẩm“, trong khi đó bảng chính hay “Bảng bán hàng các dòng xe máy” sẽ lấy tên sản phẩm từ bảng phụ.

Lấy 2 kí tự đầu tức là lấy kí tự phía bên trái chúng ta sẽ dùng hàm Left, ở đây không có bảng phụ chúng ta sẽ kết hợp với hàm if. Và công thức sẽ như dưới đây:

công thức hàm if left
Cách Kết Hợp Hàm If Với Left, Right, Mid Trong Excel Hiệu Quả

=IF(LEFT(E4,2)=”AB”,”Air Blade”,”WAVE”)

Điều kiện so sánh là chữ nên phải cho trong dấu ngoặc kép,  lấy 2 kí tự đầu các bạn chỉ việc thay ô tham chiếu là “E4” và 2 kí tự. Kết quả sẽ được như bên dưới đây.

kết quả hàm if left
Cách Kết Hợp Hàm If Với Left, Right, Mid Trong Excel Hiệu Quả

Hàm điều kiện xử lý chuỗi If Right

Công thức:

=IF(RIGHT(text, num_chars)=test, Value_if_true,Value_if_false)

Trong đó:

  • RIGHT(text, num_chars)=test:
    • Text: Chuỗi cần tách kí tự
    • Num_chars: Số kí tự cần tách khỏi chuỗi tính từ phải qua trái
  • Value_if_true: Giá trị trả về nếu điều kiện là TRUE (Đúng)
  • Value_if_false: Giá trị trả về nếu điều kiện là FALSE (Sai)

Ví dụ 2: Điền cột xếp hạng dựa vào số lượng bán

ví dụ hàm if left
Cách Kết Hợp Hàm If Với Left, Right, Mid Trong Excel Hiệu Quả

Ví dụ 2 này chúng ta sẽ làm tiếp tục câu số 2, tiếp nối câu số 1 của ví dụ 1. Theo yêu cầu điền cột xếp hạng dựa vào “Số lượng” thế nhưng không có cột số lượng trong bảng. Chúng ta có thể tạo một cột phụ, nhưng theo mình nghĩ ở trường hợp này không cần, chúng ta sẽ gộp vào làm một công thức duy nhất.

Cùng mình phân tích câu 2 này như bên dưới nhé:

  • Nhân viên bán chạy: Số lượng >10 – Right(Mã hàng, 2)>10
  • Nhân viên chăm chỉ: Số lượng <=0 – Right(Mã hàng, 2) <=10

Các bạn lưu ý, điều kiện so sánh >10 trong trường hợp này phải đưa số 10 vào ngoặc kép, vì kết quả trả về của hàm xử lý chuỗi là kí tự (Text). Có thể thêm hàm Value trước hàm Right như thế này: Value(Right(Mã hàng, 2))>10 để đưa kí tự chuyển sang kiểu Number.

công thức hàm if right
Cách Kết Hợp Hàm If Với Left, Right, Mid Trong Excel Hiệu Quả

=IF(RIGHT(E4,2)>”10″,”Nhân viên bán chạy”,”Nhân viên chăm chỉ”)

Do có 2 trường hợp nên dùng 1 câu lệnh IF là đủ, công thức trên mình chọn cách đưa giá trị so sánh là số vào trong dấu ngoặc kép. Các bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách trên mình hướng dẫn nhé. Và theo dõi kết quả phía bên dưới đây xem đã đúng chưa.

kết quả của ví dụ hàm if right
Cách Kết Hợp Hàm If Với Left, Right, Mid Trong Excel Hiệu Quả

Hàm điều kiện xử lý chuỗi IF Mid

Công thức:

=IF(MID(text, start_num, num_chars)=test, Value_if_true,Value_if_false)

Trong đó:

  • MID(text, start_num, num_chars)=test:
    • Text: Chuỗi cần tách kí tự
    • Start_num: Kí tự bắt đầu tách chuỗi nằm trong chuỗi khác vị trí đầu và cuối.
    • Num_chars: Số kí tự cần tách khỏi chuỗi tính từ kí tự đầu (Start_num)
  • Value_if_true: Giá trị trả về nếu điều kiện là TRUE (Đúng)
  • Value_if_false: Giá trị trả về nếu điều kiện là FALSE (Sai)

Hàm Mid hay Middle (giữa) lấy ra các kí tự nằm ở giữa chuỗi khác vị trí đầu và cuối, có tới 3 thành phần trong công thức. Khi làm hàm này chú ý phần Num_chars dễ bị đếm sai số kí tự vì đếm bỏ qua kí tự bắt đầu.

Ví dụ 3: Tính Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho từng người

hàm if mid
hàm if mid

Yêu cầu: Bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định bằng 5% lương sản phẩm nhưng chỉ tính cho những người có hợp đồng dài hạn và loại hợp đồng được ghi trong MÃ NV. (DH: Dài hạn, NH: Ngắn hạn)

Ở ví dụ này cứ hợp đồng dài hạn thì tiền bảo hiểm xã hội bằng 5% lương sản phẩm còn lại không có. Áp dụng vào công thức sẽ được công thức như bên dưới, chú ý kí hiệu phần trăm nhé.

công thức hàm if mid
Cách Kết Hợp Hàm If Với Left, Right, Mid Trong Excel Hiệu Quả

=IF(MID(E4,3,2)=”DH”,H4*5%,0)

Lấy kí tự bắt đầu từ kí tự thứ 3 và lấy 2 kí tự sẽ là MID(E4,3,2) rồi so sánh với “DH“, nếu điều kiện xảy ra đúng sẽ lấy lương sản phẩm nhân với 5% ngược lại để 0.

kết quả hàm if mid
Cách Kết Hợp Hàm If Với Left, Right, Mid Trong Excel Hiệu Quả

Trên đây là các ví dụ cũng như các lưu ý khi kết hợp các hàm If với Left, Right, Mid, hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách sử dụng nó. Nếu thấy hay hãy chia sẻ hoặc bình luận khi gặp vướng mắc nhé. Tham khảo thêm các bài về hàm trong Excel tại mục Excel cơ bản hoặc học Excel online cùng Học Office. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

Liên hệ ngay với Học Office

  • Số điện thoại: 0399162445
  • Địa chỉ: Số 36, Đường Phạm Dùng, An Hồng, An Dương, Hải Phòng
  • Email: [email protected]
  • Website: https://hocoffice.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/hocofficetl
  • Google maps: https://goo.gl/maps/iWnK4DFBRq4XVp9B8
  • Hastag: #hocoffice, #học_office, #hocofficecom, #excel, #word, #powerpoint, #congnghe, #phancung, #phanmem, #thuthuat

Từ khóa » Kết Hợp Hàm If(or Và Left)