Cách Kết Nối Usb Wifi Với Máy Tính Bàn
WiFi đang phổ biến hơn trên các máy tính để bàn, nhưng không phải chiếc PC nào cũng có WiFi. Với WiFi trên PC bạn có thể kết nối mạng mà không cần dây, lưu trữ các điểm phát sóng WiFi cho các thiết bị khác.
Nội dung chính Show- Tại sao bạn muốn kết nối WiFi cho máy tính để bàn?
- Sử dụng adapter WiFi
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
- Card WiFi PCI
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
- Bo mạch chủ tích hợp WiFi
- Một số điểm cần lưu ý khác
- 2Các bước cài đặt USB Wifi TP-Link
- 3Một số lưu ý khi cài đặt USB Wifi
- Những phần cứng giúp kết nối WiFi cho máy tính bàn
- Sử dụng USB WiFi Adapter
- Card WiFi cho máy tính bàn
- Thiết bị WiFi chuẩn PCI-e
- Cách kết nối WiFi cho máy tính bàn bằng Thanh tác vụ
- Cách kết nối WiFi cho máy tính bàn bằng Settings
- Cách kết nối WiFi bằng Control Panel
- Cách kết nối WiFi cho máy tính bằng Command Prompt
- Những vấn đề khi không kết nối được WiFi trên PC
- Chưa cài đặt Driver thiết bị WiFi trên máy tính bàn
- Khởi động lại máy tính bàn nếu không bắt được WiFi
- Tắt chế độ máy bay của Windows
Việc bổ sung khả năng bắt/phát WiFi cho PC không còn quá khó khăn. Dưới đây là các cách giúp máy tính để bàn kết nối WiFi, mời các bạn tham khảo.
Tại sao bạn muốn kết nối WiFi cho máy tính để bàn?
Tất nhiên nếu có thể đi dây mạng trong nhà, dùng mạng dây mà không gặp vấn đề gì thì bạn chắc chắn sẽ không nghĩ đến việc kết nối WiFi cho PC. Vì mạng dây bao giờ cũng có tốc độ tốt hơn, ổn định hơn so với WiFi.
Nhưng trong trường hợp, máy tính của bạn phải di chuyển nhiều trong nhà/văn phòng, không thể đi dây hợp lý đến thiết bị thì dùng WiFi sẽ hữu ích hơn. Chưa kể đến việc, với khả năng thu phát WiFi, máy tính đang kết nối mạng dây có thể phát WiFi cho các thiết bị khác của bạn, nếu bạn không có một modem WiFi.
Sử dụng adapter WiFi
Đây là phương pháp thuận tiện và dễ làm nhất cho việc bổ sung WiFi cho desktop. Bạn chỉ cần cắm adapter vào cổng USB trên máy và như vậy là đã có thể sử dụng WiFi. Công đoạn mất thời gian nhất có lẽ đó là lần đầu tiên sử dụng, khi bạn phải tiến hành cài đặt driver. Kể từ lần sau, bạn chỉ cần cắm và chạy mà thôi.
Ưu điểm:
Thuận tiện, dễ dùng: chỉ cần cắm và sử dụng, có thể rút ra khi không dùng tới, có thể mang đi sử dụng trên máy khác.
Giá khá mềm: Ở Việt Nam, bạn có thể mua USB Wifi với giá từ khoảng 200.000VNĐ, thậm chí rẻ hơn. Những thiết bị có giá cao hơn thì sẽ có nhiều chức năng hơn.
Do adapter sử dụng cổng USB, bạn có thể sử dụng 1 chiếc USB hub để việc cắm adapter được linh hoạt hơn - thay vì cố định nó vào cổng USB trên máy - từ đó cho phép bạn đặt adapter ở những vị trí khác để adapter phát WiFi được xa hơn.
Nhược điểm:
Phiền toái lớn nhất mà phương pháp này mang lại đó là việc nó có thể không hoạt động khi PC của bạn rơi vào trạng thái sleep (nói có thể bởi điều này còn tùy thuộc vào model bo mạch chủ). Sleep là chế độ tiết kiệm năng lượng được rất nhiều người dùng tới và nếu sử dụng phương pháp (bổ sung WiFi cho desktop) này, có thể bạn sẽ phải hy sinh điều đó. Cho tới nay, hầu như không có giải pháp nào để khắc phục nhược điểm này, trừ việc bạn tắt tính năng sleep của máy.
Card WiFi PCI
Ngoài cách sử dụng adapter WiFi, bạn có thể gắn thêm card WiFi cho máy tính của mình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải mở máy tính, lắp card WiFi vào khe PCI Express hoặc PCI Express Mini hay khe chuyên dụng tương tự. Nếu máy tính được thiết kế để dễ dàng tháo lắp và bạn cần tới kết nối ổn định hơn, khoảng cách xa hơn, card WiFi sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.
Giá của card WiFi cao hơn USB WiFi một chút, thường rơi vào khoảng 500.000 VNĐ trở lên.
Ưu điểm:
Ưu điểm lớn nhất của card WiFi đó là card có thể tận dụng được số ăng-ten của router. Cụ thể, nếu card WiFi của bạn cũng có 2 (hoặc nhiều hơn 2) ăng-ten, và router của bạn cũng có số ăng-ten tương ứng, kết nối WiFi của bạn sẽ ổn định hơn so với giải pháp adapter ở trên.
Nếu số cổng USB trên máy tính của bạn bị hạn chế về số lượng, trong khi khe PCI trên bo mạch chủ thì lại thừa thãi, thì card WiFi cũng là sự lựa chọn phù hợp hơn.
Nhược điểm:
Như bản chất của từng phương pháp, card WiFi không phải là sự lựa chọn lý tưởng nếu như bạn có nhu cầu sử dụng WiFi cho nhiều desktop. Nó chỉ có thể cố định cho 1 máy mà thôi. Còn adapter thì ngược lại, lý tưởng cho việc mang đi nơi khác để sử dụng cho nhiều máy tính.
Hiện không có nhiều card PCI hỗ trợ chuẩn 801.11ac, và nếu có thì giá bán của chúng cũng đắt hơn so với adapter chuẩn này.
Bo mạch chủ tích hợp WiFi
Có thể nói đây là giải pháp không phù hợp với nhiều người dùng. Bởi điều này đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua bo mạch chủ, trong khi việc đó chỉ để bổ sung WiFi cho máy - điều mà họ có thể tiết kiệm với các giải pháp ở trên. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang cần nâng cấp máy tính, thì việc lựa chọn bo mạch chủ tích hợp WiFi cũng là nên tính đến.
Trong một số trường hợp, bạn cũng nên cân nhắc nâng cấp cho bo mạch chủ tích hợp WiFi thay cho sử dụng card WiFi hay giải pháp adapter. Đó là khi bạn đang sử dụng một mẫu motherboard đã khá cũ. Lúc này, mặc dù tiền nâng cấp bo mạch chắc chắn sẽ đắt hơn tiền mua card WiFi hay adapter, nhưng bù lại bạn sẽ có được một chiếc PC mới hơn, đủ dùng cho 4 - 5 năm tới.
Một số điểm cần lưu ý khác
Với những phân tích ở trên, hẳn lúc này bạn đã có thể lựa chọn 1 phương pháp tốt nhất cho mình. Tuy nhiên trong quá trình nâng cấp, bạn cần chú ý một số điểm khác như chọn loại adapter có tốc độ phù hợp với tốc độ mạng của mình (chọn adapter chuẩn N thay vì chuẩn G hay thậm chí chọn loại chuẩn AC nếu router của bạn tương thích).
Nguồn: Quantrimang
USB Wifi TP-Link không chỉ sở hữu ưu điểm nổi bật là về thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi bỏ túi mang theo bất kỳ đâu mà còn có một số ưu điểm khác như sau:
- Sản phẩm chuyên dụng thu sóng Wifi chuẩn AC có cổng USB dễ kết nối, mang đến tốc độ dữ liệu vượt trội trên băng tần khoảng 2.4GHz - 5GHz.
- USB Wifi TP-Link Tương thích với những hệ điều hành thông dụng, cho bạn thoải mái sử dụng.
- Dữ liệu truyền tải với tốc độ cao trên băng tần kép.
- Một số thiết bị có trang bị ăng-ten giúp khoảng cách thu sóng xa hơn.
- Dễ dàng bắt wifi khi cắm USB Wifi trực tiếp vào máy tính bàn, laptop.
- Cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu mạnh mẽ.
2Các bước cài đặt USB Wifi TP-Link
Để cài đặt USB Wifi TP-Link, bạn thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn bấm chọn link https://www.tp-link.com/vn/support/download/tl-wn725n/#Driver để tìm Driver phù hợp với hệ điều hành của bạn. Nếu laptop của bạn còn sử dụng ổ đĩa DVD thì bạn chỉ cần cho đĩa vào ổ rồi cài đặt.
- Bước 2: Mở tập vừa tải về và giải nén file. Sau đó, kích đúp chuột để chạy tập tin Setup.exe cài đặt.
- Bước 3: Cắm USB WiFi vào trong cổng USB trên máy tính hay laptop. Nếu USB Wifi phát sáng đèn, thì thiết bị đã được nhận thông tin. Sau đó màn hình sẽ hiện cửa sổ như hình bên dưới.
- Bước 4: Tiếp theo, bạn nhận được thông báo rằng Driver đã được cài đặt trên máy tính. Sau đó, bạn có thể bắt đầu kết nối Wifi ngay lập tức. Chọn OK để đóng trình cài đặt.
-
Bước 5: Chọn biểu tượng mạng WiFi trên thanh Taskbar. Cuối cùng, chọn mạng WiFi mà bạn muốn kết nối là bạn đã hoàn thành bước cài đặt USB Wifi TP-Link.
3Một số lưu ý khi cài đặt USB Wifi
Sau khi đã hoàn thành những bước cài đặt USB Wifi với những thiết bị, thì người dùng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp sử dụng USB đúng cách để bảo vệ thiết bị và kết nối hiệu quả:
- Chọn USB tương thích với hệ điều hành của thiết bị nhà bạn đang sử dụng.
- Lựa chọn USB Wifi có nguồn gốc, thương hiệu, xuất xứ rõ ràng.
- Chọn sử dụng loại có tốc độ 150Mbps trở lên để đảm bảo kết nối không bị giật lag, gián đoạn.
- Chọn loại USB thu phát sóng WiFi tiện lợi để linh hoạt sử dụng.
- Sau khi dùng, bạn hãy bảo quản sản phẩm cẩn thận.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn cài đặt USB Wifi TP-Link thành công. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!
Với máy tính để bàn thì người dùng hay sử dụng Internet thông qua kết nối bằng dây cáp mạng LAN. Cách kết nối này sẽ giúp bạn sử dụng mạng ổn định hơn, tốc độ kết nối nhanh hơn WiFi rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều lúc bạn không muốn thấy dây này chồng chất dây kia, gây ra sự lộn xộn trên bàn làm việc. Bạn tìm cách kết nối WiFi cho máy tính bàn và bạn tìm thấy bài viết của GhienCongNghe. Cùng tìm hiểu xem để kết nối được WiFi với PC cần những gì và làm thế nào nhé.
Những phần cứng giúp kết nối WiFi cho máy tính bàn
Sử dụng USB WiFi Adapter
Đây là phương pháp thuận tiện và dễ dàng nhất khi bạn dùng desktop nhưng không muốn gắn mạng LAN. Bạn có thể mua USB WiFi Adapter tại bất cứ cửa hàng linh kiện máy tính nào. Giá của những thiết bị này cũng rất phải chăng khi chỉ từ 200.000VNĐ cho những thiết bị của TOTOLINK hay TP-Link.
Card WiFi cho máy tính bàn
Ngoài sử dụng USB WiFi Adapter, bạn còn có nhiều sự lựa chọn khác chẳng hạn như sử dụng Card WiFi gắn trên bo mạch chủ. Việc này khá phức tạp khi nó liên quan đến việc mở vỏ case máy tính ra mới có thể lắp đặt vào được mainboard. Hiện tại, có hai loại card WiFi thường được sử dụng để lắp vào bo mạch là loại chân cắm chuẩn PCI-e hoặc chuẩn M.2.
Thiết bị WiFi chuẩn PCI-e
Một trong những phần cứng khác giúp người dùng kết nối WiFi trên PC là loại Card WiFi chuẩn PCI-e. Thiết bị giúp kết nối Wireless này là một bảng mạch hình chữ nhật (PCB), trang bị ăng ten có thể tháo rời. Hầu hết Card WiFi chuẩn PCI-e thường sử dụng PCI-e x1 là chuẩn PCI-e nhỏ nhất.
Đối với loại phần cứng kết nối WiFi này sẽ đem lại tốc độ ổn định và nhanh nhất. Nhưng giá thành cũng cao nhất và khó lắp đặt hay tháo rời. Bạn nên cân nhắc trước khi ra quyết định đầu tư loại này.
Cách kết nối WiFi cho máy tính bàn bằng Thanh tác vụ
Sau khi đã trang bị cho PC một phần cứng giúp kết nối WiFi, sẽ có hướng dẫn cách cài đặt trình điều khiển cho bộ điều hợp mạng WiFi trên sản phẩm hoặc trên trang web của nhà sản xuất. Nhưng đa số các trường, Windows 10 sẽ tự động nhận và cài đặt trình điều khiển phù hợp khi bạn vẫn còn kết nối Internet thông qua dây LAN.
Để kết nối với mạng WiFi thông qua Thanh tác vụ (Taskbar), làm theo các bước sau:
Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Network ở góc dưới cùng bên phải của Thanh tác vụ.
Bước 2: Chọn mạng không dây để kết nối, rồi ấn Connect automatically.
Bước 3: Nhấp vào nút Connect.
Bước 4: Xác nhận khóa bảo mật mạng (mật khẩu), sau đó ấn Next để tiến hành kết nối WiFi.
Cách kết nối WiFi cho máy tính bàn bằng Settings
Sử dụng “Network & Security” trong Settings cũng là một cách kết nối WiFi cho máy tính bàn của bạn, bạn cũng có thể thêm các kết nối không dây theo cách thủ công, sau đó khi mạng nằm trong phạm vi phủ sóng, thiết bị sẽ tự động kết nối.
Bước 1: Mở phần Settings, nhấp vào Network & Security, chọn mục WiFi.
Bước 2: Nhấp vào Manage known networks, sau đó chọn Add a new network.
Bước 3: Xác nhận tên của mạng WiFi.
Bước 4: Sử dụng menu dropdown để chọn Security type – Ví dụ: WPA2-Personal AES.
Bước 5: Xác nhận khóa bảo mật mạng (mật khẩu WiFi).
Bước 6: Ấn chọn Connect automatically, chọn Connect even if this network is not broadcasting (nếu cần), sau đó ấn Save để lưu lại.
Sau khi bạn hoàn thành các bước, thiết bị sẽ tự động kết nối khi mạng không dây nằm trong phạm vi phủ sóng.
Cách kết nối WiFi bằng Control Panel
Để kết nối với mạng WiFi bằng Control Panel tuy cách kết nối WiFi cho máy tính bàn này không thực sự phổ biến cho lắm, nhưng đó cũng là một cách hay để tìm hiểu về công nghệ.
Bước 1: Mở Control Panel, nhấp vào Network and Internet rồi chọn Network and Sharing Center.
Bước 2: Trong phần “Change your networking settings”, nhấp vào tùy chọn Set up a new connection or network, sau đó chọn Manually connect to a wireless network.
Bước 3: Nhấp vào nút Next và xác nhận tên mạng.
Bước 4: Sử dụng menu xổ xuống để chọn Security type – ví dụ: WPA2-Personal
Bước 5: Xác nhận khóa bảo mật mạng (mật khẩu WiFi).
Bước 6: Chọn Start this connection automatically và chọn Connect even if the network is not broadcasting.
Bước 7: Nhấp vào nút Next và ấn Close để đóng cửa sổ.
Cách kết nối WiFi cho máy tính bằng Command Prompt
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dòng lệnh netsh trong Command Prompt để kết nối với mạng WiFi. Cách kết nối WiFi cho máy tính bàn đậm chất IT này sẽ giúp bạn “ngầu lòi” trong mắt của bạn gái mình đấy.
Bước 1: Mở Start và tìm kiếm Command Prompt, nhấp chuột phải vào kết quả trên cùng và chọn tùy chọn Run as administrator.
Bước 2: Nhập lệnh sau để xem các cấu hình mạng có sẵn và nhấn Enter:
Bước 3: Xác nhận cấu hình mạng WiFi với cài đặt ưa thích của bạn.
Bước 4: Nhập lệnh sau để kết nối với mạng không dây trên Windows 10 và nhấn Enter:
- netsh wlan connect ssid=YOUR-WIFI-SSID name=PROFILE-NAME
Trong lệnh, hãy nhớ chỉ định tên (SSID) của mạng và tên cấu hình với cài đặt mạng của bạn. Ví dụ: lệnh này kết nối với mạng “tsunami” bằng cách sử dụng cấu hình “tsunami”:
- netsh wlan connect ssid=tsunami name=tsunami
Những vấn đề khi không kết nối được WiFi trên PC
Chưa cài đặt Driver thiết bị WiFi trên máy tính bàn
Cài đặt Driver cho những thiết bị hỗ trợ kết nối WiFi là điều cơ bản nhất để có thể sử dụng chúng. Thông thường khi mua thiết bị, nhà sản xuất sẽ đính kèm hướng dẫn cài đặt Driver phù hợp cho thiết bị đó (thường là trên website của hãng). Vì thế nên chú ý đọc hướng dẫn để có thể cài đặt driver cho thiết bị nhé.
Khởi động lại máy tính bàn nếu không bắt được WiFi
Khởi động lại Windows cũng là một giải pháp tối ưu giúp bạn giải quyết rất nhiều lỗi. Không chỉ riêng trường hợp bị lỗi WiFi, nhiều sự cố khác cũng có thể giải quyết nhanh gọn bằng cách này như lỗi IP.
Do trong quá trình sử dụng, Windows 10 luôn chạy những bản cài đặt nâng cấp hệ thống, trong đó có việc tải các phiên bản Driver phù hợp với phần cứng trên PC của bạn. Từ đó gây ra hiện tượng không nhận phần cứng WiFi.
Tắt chế độ máy bay của Windows
Chế độ máy bay cũng có thể là nguyên nhân khiến máy tính bàn không thể kết nối WiFi. Bật chế độ máy bay khiến cho các kết nối khác bị ngăn chặn, tránh nhận thông báo làm phiền. Để tắt nhanh chế độ này, bạn nhấp vào phần Manage notifications ở cuối thanh Taskbar, nhấp vào ô Airplane Mode để tắt chế độ này. Sau đó thử kết nối lại WiFi.
Với những phân tích mà GhienCongNghe cung cấp, hẳn lúc này bạn đã có thể lựa chọn 1 cách kết nối WiFi cho máy tính bàn phù hợp nhất với mình.
Xem thêm:
Nếu thấy bài viết hướng dẫn cách kết nối WiFi cho máy tính bàn này hữu ích, hãy Like và Share để ủng hộ GhienCongNghe tiếp tục phát triển và luôn có những bài viết chia sẻ tips về công nghệ hay hơn nữa.
Từ khóa » Cài Usb Wifi Cho Máy Tính Bàn
-
Hướng Dẫn Cách Cài đặt USB WiFi Cho Máy Tính Bàn đơn Giản Nhất
-
Cách Kết Nối WiFi Cho Máy Tính Bàn Nhanh Chóng Và Chi Tiết Nhất
-
3 Cách Kết Nối Wifi Cho Máy Tính Bàn đơn Giản Nhất
-
Hướng Dẫn Cài WiFi Máy Tính Bàn PC - ĐẶT MUA USB ... - YouTube
-
Hướng Dẫn Cài đặt USB Wifi TP-Link đơn Giản Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Cài đặt USB WiFi TP-Link Trên Windows Rất Dễ !
-
Hướng Dẫn Sử Dụng USB Wifi - Hỏi Đáp
-
Cách Kết Nối WiFi Cho Máy Tính Bàn Và 3 Vấn đề Hay Gặp Phải
-
Cách Cài đặt Wifi Không Dây Cho Máy Tính Bàn - Hàng Hiệu
-
Hướng Dẫn Các Cách Cài Wifi Cho Máy Tính Bàn đơn Giản
-
Cách Cài Usb Wifi Cho Máy Tính Bàn
-
Cách Cài đặt Usb Wifi Cho Máy Tính Bàn?
-
Cách Cài đặt Usb Wifi Cho Máy Tính Bàn?
-
USB Wifi Là Gì? Cách Sử Dụng USB Wifi Cho PC, Laptop