Cách Khắc Phục 3 Nguyên Nhân Gây ù Tai Thường Gặp - VnExpress
Ù tai hay còn gọi là tắc tai có thể do một số nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân bao gồm có chất lỏng trong tai, tích tụ quá nhiều ráy tai, thay đổi độ cao khi đi máy bay hoặc lái xe hoặc có dị vật trong tai. Nhưng các vấn đề này nếu dai dẳng ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiễm trùng, mất thính giác, thậm chí là chậm nói. Mỗi nguyên nhân có một đặc điểm và hướng xử lý riêng.
Dịch trong tai
Tai bị ù, bịt kín có thể là kết quả của việc sưng ống thính giác, còn được gọi là tai nghe. Vai trò của ống thính giác là cân bằng áp suất trong tai. Đôi khi ống thính giác bị đè và chất lỏng mắc kẹt ở giữa tai.
Một số tình trạng sức khỏe có thể gây tắc nghẽn ống ống thính giác là cảm lạnh, dị ứng. Các cấu trúc sưng tấy như amidan, adenoid và tua-bin trong mũi cũng có thể làm tắc ống thính giác. Tràn dịch trong tai thường gây ra ít triệu chứng hoặc không có triệu chứng, trong một số trường hợp chất lỏng trong tai có thể khiến tai cảm thấy bị tắc, trường hợp nghiêm trọng hơn, dịch trong tai có thể gây đau tai.
Tràn dịch trong tai phổ biến hơn ở trẻ em vì vòi nhĩ trong tai trẻ có chiều ngang tự nhiên hơn so với vòi của người lớn. Nếu trẻ nhỏ không được chẩn đoán hoặc điều trị, dịch trong tai cũng có thể dẫn đến mất thính giác, chậm nói.
Thay đổi độ cao
Ù tai xảy ra khi có sự thay đổi áp suất nhanh chóng của môi trường. Điều này có thể ảnh hưởng đến ống thính giác và gây ra bệnh được gọi là chấn thương mô tai. Cùng với màng nhĩ, vòi nhĩ giúp cân bằng áp suất giữa tai giữa và tai ngoài, đây là lý do tại sao tai có thể cảm thấy bị ù khi xe lên núi dốc hay khi máy bay cất cánh. Nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa, sự thay đổi áp suất quá cao có thể dẫn đến chấn thương tai, chẳng hạn như thủng màng nhĩ.
Để ngăn ngừa ù tai do thay đổi áp suất, chuyên gia thường khuyến cáo nên xuyên nuốt, nhai hoặc ngáp, hành động này sẽ mở ống thính giác giúp không khí bên ngoài lọt vào tai. Trong trường hợp đau tai kèm chảy dịch, thính lực giảm đáng kể nên liên hệ bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.
Ráy tai quá mức
Đôi khi, tai bị bịt kín có thể do quá nhiều ráy tai. Tuy nhiên nguyên nhân này ít phổ biến vì tai thường có hệ thống làm sạch tích hợp riêng. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo không nên tự mình loại bỏ ráy tai thừa vì nếu không may làm thủng màng nhĩ hoặc đẩy ráy tai vào sâu hơn nữa. Việc lấy ráy tai nên được bác sĩ có chuyên môn thực hiện với những dụng cụ đặc biệt. Bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp để loại bỏ ráy tai, bao gồm rửa tai bằng nước, lấy ráy tai ra bằng dụng cụ móc, sử dụng thuốc nhỏ tai để làm tan ráy tai.
Riêng với trẻ em, nhét đồ đạc vào tai không phải chuyện hiếm. Nếu trẻ hay kêu đau tai, thường xuyên xoa tai và nhăn mặt có thể tai trẻ đang bị ù do có quá nhiều ráy tai hoặc di dị vật. Trường hợp này phụ huynh nên xem xét bằng đèn pin và liên hệ với bác sĩ tai mũi họng, không bao giờ chọc bất cứ thứ gì sắc nhọn vào bên trong tai để loại bỏ dị vật.
Anh Chi (Theo VeryWellHealth)
Từ khóa » Tai Bị Bịt Kín
-
Cảm Giác Tai Bị Bít Cần Xử Lý Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Cách Chữa Tai Bị Tắc Do Viêm Xoang - Hello Bacsi
-
Cách Thông Tai Khi Bị Nghẹt
-
Có Cần Phải Lấy Ráy Tai - Bít Tắc Tai Do Ráy Tai
-
Trẻ Bị Tích Tụ Ráy Tai, Nên Làm Thế Nào? | Vinmec
-
Lỗ Tai Bị Bít, Khó Nghe Là Do đâu? Khắc Phục Bằng Cách Nào?
-
Lỗ Tai Bị Nghẹt - Xử Lý Tình Trạng Này Như Thế Nào?
-
Tai Chảy Mủ Nguy Hiểm Không Và Nên Làm Gì Khi Bị Như Vậy?
-
Con Suýt điếc Vì Ráy Tai Bịt Kín - Sức Khỏe - Zing News
-
Xử Lý Hiện Tượng ù Tai Như Thế Nào Và Các Phòng Tránh Ra Sao?
-
Một Thứ Gì đó Ngăn Không Cho âm Thanh Qua Tai – Hesperian Health ...
-
Biểu Hiện Bệnh Viêm Tai Ngoài Bạn Cần Biết
-
Nấm ống Tai - Nhận Biết Và Cách Chữa