Cách Khắc Phục Hiện Tượng Aptomat Bị Nhảy Liên Tục

Aptomat là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Nga. Nó có tên tiếng Anh là Circuit Bkeaker viết tắt là CB. Aptomat còn được gọi là cầu dao tổng. Nó được sử dụng để đảm bảo an toàn ki dùng các thiết bị điện. Nó có các chức năng như: ngắt mạch điện để bảo vệ an toàn khi quá tải điện, ngắn mạch, thấp áp,… Thiết bi này đặc biệt quan trọng và được sử dụng phổ biến để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

Hiện tượng điện nhà bạn bị gián đoạn là do aptomat bị nhảy liên tục. Vậy thì bạn đã biết được nguyên nhân và kỹ năng xử lý khi gặp hiện tượng này chưa. Bài viết sau đây, EvnBambo sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Cách khắc phục aptomat bị nhảy

Nguyên nhân khiến aptomat bị nhảy

Do aptomat bị hỏng

Aptomat bị nhảy liên tục có thể do aptomat bị hỏng. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động của toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Không những thế, nó còn khiến cho người dùng cảm thấy lo lắng. Bởi ngoài việc nó bị hỏng thì có thể dây điện phần chìm nhà bạn có vấn đề.

Do chập chờn, rò rỉ dòng điện

Nguyên nhân này rất nguy hiểm. Nó có thể do bạn lắp aptomat đấu sai hoặc do âm tường bị hỏng, các đầu nối hở chập vào nhau dẫn tới cháy, nhảy áp và hỏng aptomat,… dễ dẫn tới cháy nổ.

Nguyên nhân Aptomat bị hỏng

Điện áp quá tải

Nguyên nhân dẫn tới aptomat bị nhảy nhiều nhất là do điện áp quá tải, đây được xem là nguyên nhân chính. Vấn đề này xảy ra khi các hộ gia đình dùng quá nhiều thiết bị điện cùng 1 lúc hoặc đồng loạt nhiều gia đình sử dụng điện năng lớn trong cùng 1 thời điểm. Chính vì thế, hãy chú ý sử dụng tiết kiệm điện năng nhất có thể nhé.

Do mua phải aptomat kém chất lượng

Vấn đề này không gặp nhiều nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Có nhiều người cho rằng mua aptomat giá rẻ, không cần quá xịn vẫn có thể sử dụng được. Nhưng tiền nào của nấy, giá rẻ thì chất lượng không được như loại chính hãng giá cao hơn được. Nó rất dễ bị hỏng và có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

Cách khắc phục hiện tượng aptomat bị nhảy

Tìm hiểu nguyên nhân khiến ap bị nhảy

Bước 1: cần thay thế aptomat mới vào để kiểm tra vì sao aptomat bị nhảy liên tục. Tiếp theo bạn hãy theo dõi aptomat, nếu không còn hiện tượng nhảy áp nữa thì có nghĩa là aptomat đã bị hỏng. Còn nếu như nó vẫn tiếp diện thì bạn cần tìm lý do và cách xử lý cho đúng nhất.

Bước 2: tháo hết các thiết bị được kết nối với nguồn điện trong phòng ra. Sau đó bật aptomat lại để xem nó còn bị hỏng không? Nếu nó không bị nhảy thì nguyên nhân là do các thiết bị điện trong nhà bạn có vấn đề. Còn trong trường hợp aptomat vẫn nhảy thì bạn tiến hành bước tiếp theo.

Bước 4: để các đầu dây âm – dương cách nhau ra và dỡ tất cả ổ cắm, công tắc trong phòng ra. Để đảm bảo an toàn khi sửa chữa, bạn có thể dùng băng dính cách điện để bịt chúng lại rồi bật aptomat thử tiếp. Nếu như nó vẫn bị nhảy ap thì nguyên nhân do đường dây điện âm tường có vấn đề.

Nguyên nhân dây điện âm trần bị chập

Xử lý tình trạng ap bị nhảy do đây điện âm tường bị hỏng

Bước 1: nối trực tiếp aptomat chống giật với nguồn điện đầu vào. Tiến hành lắp từng hệ thống dây trong nhà vào đầu ra aptomat này rồi chờ đợi. Sau đó tiến hành kiểm tra các dây đến ổ cắm và dây tới công tắc, tới các thiết bị chiếu sáng,… Khi kiểm ra, đoạn dây nào bị dò, hay hỏng thì sẽ làm cho áp chống giật bị nhảy.

Bước 2: Ở trường hợp 1, nhà bạn sử dụng đường dây đi âm tường ống ruột gà thì chỉ cần rút dây cũ ra và lắp dây mới vào là được.

Trong trường hợp dây âm tường nhà bạn chôn trực tiếp vào tường. Bạn chỉ cần sử dụng máy khoan để lấy ra, thay thế hoặc cũng có thể khoan tường để đi 1 đường dây khác. Nếu như đường dây này không quan trọng mấy thì bạn có thể bỏ hẳn luôn mà không cần phải thay thế.

Trong trường hợp bạn không biết rõ nguyên nhân cũng như không thể tự sửa chữa được thì tốt nhất bạn hãy liên hệ tới những người có chuyên môn để giải quyết. Điều đó vừa đảm bảo an toàn lại không sợ bị hư hỏng sau khi sửa chữa.

EvnBamBo là đại lý cấp 1 cung cấp dây và cáp điện chính hãng nhiều thương hiệu lớn tại Miền Bắc như:

Cáp điện Cadisun

Dây cáp điện Cadivi

Dây điện Trần Phú

Facebook Comments Box

Từ khóa » Cách Kiểm Tra Cb Bị Nhảy