Cách Khắc Phục Những Lỗi Main Máy Tính Thường Gặp Cực đơn Giản

Main là bộ phận quan trọng của máy tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng đây là bộ phận thường xuyên bị hư hỏng nhất, dẫn đến máy bị tê liệt ảnh hưởng đến tiến độ làm việc. Hãy cùng Điện máy XANH theo dõi bài viết dưới đây để biết cách khắc phục những lỗi main máy tính thường gặp cực đơn giản nhé.

1Main là gì?

Main ( Mainboard – MB) hay còn biết đến là Bo mạch chủ, còn được ví như là xương sống của con người vì đây là nơi kết nối các bộ phận phần cứng lại với nhau. 

Main có chức năng giống như một bản mạch liên kết hầu như tất cả các linh kiện và những thiết bị ngoại vi thành một tổng thể thống nhất.

Cấu tạo chính của main bao gồm: Đế cắm CPU, Chip cầu Bắc và cầu Nam, Các khe cắm mở rộng,... ngoài ra còn có một số bộ phận khác.

Cấu tạo của main

2Dấu hiệu nhận biết máy tính bị lỗi main

Khi sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian dài, main sẽ xuất hiện một số lỗi chủ yếu, bạn có thể nhận biết dấu hiệu như sau:

  • Dù đang ở trạng thái hoạt động nhưng máy bị lỗi không lên màn hình, hai đèn numlock và caps lock nhấp nháy liên tục, hoặc có thể xuất hiện tiếng bíp.
  • Khi đang sử dụng máy tính đột ngột bị treo giữa chừng, màn hình hiển thị đơ không hoạt động được.
  • Máy không nhận được tín hiệu của các thiết bị ngoại vi như: chuột, bàn phím, USB,...
  • Pin của laptop không vào, không sạc được.
  • Khi sử dụng máy hoạt động chập chờn, đôi khi không lên nguồn.
Dấu hiệu nhận biết máy tính bị lỗi main

3Nguyên nhân gây ra lỗi main máy tính

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu làm cho main máy tính bị lỗi:

Main cũ, linh kiện xuống cấp

Khi sử dụng tất cả các đồ dùng đặc biệt là những gì liên quan đến thiết bị linh kiện điện tử đều không thể hoạt động mãi mãi được mà sau một thời gian dài nó sẽ bị lỗi hư, hỏng. Main máy tính cũng là một trong số đó.

Mỗi khi sử dụng máy tính main sẽ hoạt động tối đa công suất, liên tục từ ngày này sang ngày khác, sẽ làm cho main bị xuống cấp hư hỏng là điều không thể tránh khỏi.

Khi xuất hiện tình trạng nêu trên, bạn cần nhanh chóng đến các trung tâm sửa chữa điện tử uy tín thay main mới vì nếu để lâu rất có khả năng bạn sẽ phải đổi một chiếc máy tính mới khác.

Main cũ, linh kiện xuống cấp

Đoản mạch

Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch rất có thể main máy tính đã gặp sự cố hư hỏng. Sự cố này xuất hiện khi mạch điện bị chập ở một điểm nào đó, làm cho dòng điện trong mạch đột ngột tăng. Cùng với đó điện áp đồng thời sẽ giảm xuống gây ảnh hưởng trực tiếp đến main.

Điện trong mạch đột ngột tăng

Đổ nước lên máy tính

Trong đời sống thường ngày việc vô tình đổ nước trên máy tính thường xuyên xảy ra, vì người dùng có thói quen đặt ly nước cạnh máy để có thể dễ dàng vừa làm việc vừa uống nước khá tiện lợi.

Tuy nhiên, đi cùng với đó là hậu quả mà nó mang lại, khi bạn vô tình làm đổ lên máy sẽ gây ra hư hỏng main khá nghiêm trọng. Nếu bạn không nhanh chóng tắt nguồn máy tính ngay lập tức thì có thể gây cháy nổ không thể khôi phục được.

Đổ nước lên máy tính

Sét đánh

Máy tính bị hư hỏng main do bị sét đánh trường hợp này rất ít gặp, vì đây là hiện tượng tự nhiên không phải lúc nào cũng xảy ra. Tuy nhiên, bạn nên nhớ ít xảy ra chứ không phải là không gặp.

Hơn nữa, khi bị sét đánh các thiết bị điện tử đặc biệt là bộ phận main trong máy tính rất dễ bị lỗi hư hỏng nghiêm trọng.

Sét đánh

Máy tính ở nhiệt độ cao

Ngoài ra, máy tính ở nhiệt độ cao bị nóng cũng là nguyên nhân làm cho main máy tính hỏng nặng nhất. Cùng với đó, các bộ phận liên quan khác trong máy cũng sẽ bị hỏng theo như bị hở, chết tụ, phù tụ, hoặc chập mạch…

Mà tình trạng máy ở nhiệt độ cao là do người dùng không thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng máy định kỳ trong thời gian dài.

Máy tính ở nhiệt độ cao

4Những lỗi main máy tính thường gặp và cách khắc phục

Dưới đây là 5 lỗi main máy tính thường gặp và cách khắc phục đúng cách, hiệu quả:

Main không nhận card mở rộng, không nhận RAM,…

Đây là một trong những lỗi mà người dùng thường gặp nhất, khi các bo mạch chủ không nhận card sẽ dẫn tình trạng máy bị mất âm thanh hoặc không thể chạy được bộ nhớ RAM. 

Nguyên nhân chủ yếu dựa trên các tiếp xúc giữa main đối với Card mở rộng, cũng có thể do RAM sử dụng lâu ngày bị hoen hay rỉ bụi bám quá nhiều không được vệ sinh dẫn đến tình trạng tiếp xúc kém.

Để khắc phục vấn đề này khá đơn giản, bạn chỉ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các bộ phận nêu trên, đặc biệt là các chân cắm sau đó thử lại. Hoặc bạn có thể chuyển sang khe cắm khác để thử lại là xem đã chấm dứt ngay lỗi không nhận card này.

Main không nhận card mở rộng, không nhận RAM,…

Chết BIOS

Có thể quá trình nâng cấp bộ phận bị lỗi dẫn đến BIOS chết làm cho việc nâng cấp không thành công. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn bạn nên sử dụng các card test main để kiểm tra lại nguyên nhân.

Để khắc phục sự cố này bạn nên tìm kiếm thông tin các hãng sản xuất bo mạch chủ, model, Fix…sau đó, lên mạng tìm kiếm file BIN của BIOS rồi tải về và mang đến những nơi có dịch vụ chép ROM nhờ họ chép lại để chạy lại BIOS mà không cần mất thêm chi phí.

Chết BIOS

Phù tụ

Tụ main đóng vai trò khá quan trọng trong các kết nối. Vì thế, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn không ổn định dẫn đến tình trạng máy tính thường xuyên bị đơ cứng không thể làm gì được. Dấu hiệu để nhận biết là các tụ trên main sẽ bung lên ở phía trên đầu theo hướng có gạch chéo.

Để khắc phục lỗi này bạn chỉ có thể đến các cửa hàng bán linh kiện điện tử uy tín, được nhiều người tin dùng để mua một tụ mới 3300uF /16V để thay thế.

Phù tụ

Máy tính không lên màn hình

Khi đang sử dụng máy tính thì bạn đột ngột nhận thấy màn hình máy hoàn toàn không hiển thị hình ảnh, cho dù đèn led, đèn nguồn vẫn nhấp nháy liên tục.

Nguyên nhân là do một bộ phận nào đó đã bị chạm nguồn, đặc biệt là một trong những linh kiện, 1 ic hay 1 chip BGA bị chạm. Bạn cần đến các trung tâm sửa chữa uy tín để họ tiến hành kiểm tra và khắc phục nhé.

Máy tính không lên màn hình

Máy tính bị tê liệt hoàn toàn

Dấu hiệu để phát hiện máy tính bị tê liệt hoàn toàn là khi nhấn mở nguồn đèn led báo hiệu hoặc không sáng.

Để khắc phục tình trạng bạn cần kiểm tra lại các giắc cắm adapter vì có thể chúng bị hở, lỏng không tiếp xúc tốt gây chập mạch đứt cầu chì. 

Máy tính bị tê liệt hoàn toàn

Xem thêm:

  • Cách lắp card Wifi cho PC đơn giản, chi tiết tại nhà
  • Hướng dẫn sửa lỗi máy tính không lên màn hình cực hay
  • Hướng dẫn cách tắt màn hình máy tính mà máy vẫn chạy

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách khắc phục những lỗi main máy tính thường gặp cực đơn giản, hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi!

Từ khóa » Nguyên Nhân Hư Main Máy Tính