Cách 'Khai' Ấm Tử Sa Đúng Cách | Danh Trà

Thường sau khi mua ấm tử sa thì bạn sẽ được hướng dẫn chách ‘khai’ ấm. Nếu bạn được chỉ là nấu một nồi nước rồi cho ấm vào đun. Thì báo cho bạn một tin buồn, đó là bạn đã làm rất sai cách rồi.

KHAI ẤM LÀ GÌ?

Khai ấm tử sa được gọi là ‘khai hồ’. Đơn giản đây được xem là bước để làm sạch ấm. Vì ấm tử sa được làm từ đất sét, sau khi nung thì ấm sẽ có cát trong lòng ấm. Nên cần phải có bước làm sạch trước khi dùng để pha trà.

Nhiều người còn xem việc khai ấm như kiểu ‘bóc tem’. Kiểu như ấm đang còn mới, còn nguyên zin. Việc khai ấm là cách để nó thuộc về mình. Là sẵn sàng để pha trà rồi.

Và cách khai ấm phổ biến được chia sẻ rộng rãi nhất đó là đun ấm trên bếp. Rồi đun trong nhiều giờ để các chất bẩn trôi hết ra khỏi ấm. Có người còn chỉ đun ấm với đậu hũ với mía để ấm sạch hơn. Nhưng rất tiếc cách này sai hoàn toàn.

Cách 'Khai' Ấm Tử Sa Đúng Cách 3

Thứ nhất, đun ấm trong nồi nước sẽ có nguy cơ rất cao làm mẻ ấm. Nước cứ sôi sùng sục như vậy thì hết nắp với ấm va vào nhau. Rồi và vào thành nồi kiểu gì cũng bể.

Thứ hai, đun ấm với đậu hũ với mía chẳng có chút tác dụng gì cả. Chuyện trong đậu hũ và mía có thành phần hút độc hay làm sạch là hoàn toàn vô căn cứ.

Xem thêm: Ấm Tử Sa: 5 Điều Nên Biết Trước Khi Mua Ấm

Thứ ba, nếu bạn mua ấm tốt thật sự thì chẳng phải bận tâm nhiều đến việc nó có sạch hay không. Ấm tốt thì tự nghệ nhân làm ấm đến người bán ấm họ đã chăm chút rồi. Người làm ấm họ đã thử ấm với nước nhiều lần. Rồi cả người bán ấm cũng vậy. Họ luôn muốn đảm bảo bạn mua được chiếc ấm tốt.

ấm tử sa, ấm chu nê, ấm hồng nê

Chỉ những chiếc ấm sản xuất hàng loạt. Hay còn gọi là ‘ấm chợ’ thì mới sợ dơ. Ngày xưa lúc bắt đầu tập tành chơi ấm tử sa thì mình cũng mua toàn ấm chợ mà thôi.

Mỗi lần tiệm ấm về hàng là mình lại ra lựa vài cái về dùng. Lựa thẳng từ trong thùng. Giá thì phải chăng cực kỳ. Trên dưới 1 triệu mà thôi. Chịu khó lựa cũng kiếm được vài cái làm khá chỉnh chu và đẹp.

Tất nhiên những chiếc này thì lắm cát rồi. Có ấm nhiều cát có ấm thì ít. Có ấm lấy tay sờ lòng ấm thì còn rớt ra cả cục đất. Nhưng do quá rẻ thì cứ mua thôi. Những ấm này thì phải chịu khó ‘khai ấm’ vì thật sự quá dơ.

Sau này khi có điều kiện chơi những dòng cao cấp hơn nhiều thì mình quên luôn việc phải ‘khai ấm’. Vì đơn giản người làm ấm quá tận tâm. Người bán cũng là dân sưu tầm vừa chơi vừa bán cũng rất đam mê. Nên khỏi lo chuyện sạch hay không.

Nhưng khai ấm đôi khi vẫn là nghi thức. Một kiểu ‘bóc tem’ nên mình vẫn khai như một thói quen. Và sau đây là cách mà mình khai ấm.

Xem thêm: Nên Pha Trà Ô Long Bằng Ấm Tử Sa Nào?

HƯỚNG DẪN CÁCH KHAI ẤM TRÀ TỬ SA

Mình khai ấm tử sa rất đơn giản thôi. Đó là cho chiếc ấm mới lên đĩa hay dùng để pha trà. Rót nước sôi và đầy ấm. Rồi lại rót nước bên ngoài da ấm. Để như vậy trong 10 phút.

Rồi lại lặp lại những bước này. Bạn chỉ cần làm như vậy từ 3 đến 5 lần là bảo đảm ấm sẽ sạch sẽ lắm rồi. Kỹ hơn thì đến lượt cuối cùng thì bạn có thể cho một ít trà rồi hãm đến khi nguôi rồi thôi. sau đó đổ cả nước trà lẫn bã đi.

Lá trà về cơ bản là có khả năng diệt khuẩn và khử mùi rất tốt. Nên nếu kỹ tính thì bạn có thể hy sinh một ít trà ngon để khai ấm. Lưu ý là dùng đúng loại trà mà bạn sau này sẽ cặp chung với ấm.

ấm tử sa, ấm trà tử sa, ấm chén tử sa

Nếu thấy cách làm này vẫn chưa đủ an tâm. Thì bạn có thể làm theo cách sau. Bảo đảm là cực kỳ sạch luôn.

Đầu tiên là bạn cần đun một nồi nước. Cho nước làm sao mà khi để ấm vào đủ ngập ấm là được. Tốt nhất là dùng nước lọc. Sau khi nước sôi thì tắt bếp. Rồi bạn cầm ấm nhẹ nhàng thả ấm và nắp vào trong nồi nước. Rắc một ít bột baking soda rồi đậy nắp nồi lại.

Đến khi nước nguội hoàn toàn thì bạn lại lấy ấm và nắp ra. Rồi lại tiếp tục đun một nồi nước khác. Rồi lại tắt bếp và cho ấm vào. Nhưng điểm khác biệt lần này đó là không dùng baking soda.

Xem thêm: Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị trà

Mục đích của lần ngâm ấm thứ hai này là để loại bớt thành phần baking soda ra khỏi các ‘khí khổng’ của ấm. Vì bột baking soda có khả năng phá hương vị trà rất mạnh.

Cách 'Khai' Ấm Tử Sa Đúng Cách 4

Cách làm trên cũng là cách mình ‘reset’ lại ấm. Ví dụ như chiếc ấm đó đang pha trà xanh chẳng hạn, mình reset nó lại để đổi sang pha hồng trà.

Việc reset ấm còn giúp công năng pha trà của ấm quay lại trạng thái ban đầu. Nhất là công năng làm thay đổi hương vị trà và lưu hương. Vì pha trà lâu ngày thì lòng ấm sẽ hình thành một lớp ‘chất béo’ khiến cho mặt tiếp xúc của lòng ấm và nước trà không còn tốt nữa. Các ‘khí khổng’ cũng sẽ bị lấp đi nhiều.

Nhiều người có thể tranh cãi là trà càng dùng lâu ngày thì ‘cao trà’ đóng càng nhiều. Pha trà càng ngon. Thế nhưng đó lại là một quan niệm sai lầm. Cao trà đó thực chất là lớp ‘chất béo’ đóng lại lâu ngày hoặc dùng xong không bỏ bã ngay thì trà đóng mốc mà thôi.

Cứ sau một cữ trà bạn bỏ bã đi. Dùng nước sôi pha trà rửa lòng ấm sạch sẽ. Rồi để ấm tự khô. Thì có dùng ấm lâu thì ấm vẫn sạch đẹp như mới. Chắc phải dùng hàng thập kỷ mới thấy cao trà xuất hiện.

Từ khóa » Khai ấm Tử Sa