Cách Khai Báo Tên Hàng (mô Tả Hàng Hóa) Khi Làm Tờ Khai Nhập Khẩu

VĂN BẢN THAM KHẢO: – Số: 1810/QĐ-TCHQ, ngày 15/06/2018. – Điểm 1.78, điểm 2.69 phụ lục 2 thông tư 39/2018/TT-BTC, ngày 20/04/2018

ĐỂ MÔ TẢ HÀNG HÓA CẦN XÁC ĐỊNH ĐƯỢC:

– Tên thương mại thông thường ( mô tả trong biểu thuế) + Dùng để xác định mã HS Code + Dùng để xác định thuế xuất hàng XNK

– Đặc trưng cơ bản của hàng hóa:  + Cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, thông số kỹ thuật, model, hiệu…) + Dùng để xác định trị giá Hải quan: Cùng một HS code (loại hàng), nhưng Model, hiệu… khác nhau thì Trị Giá khác nhau.

– Tình trạng của hàng hóa: Hàng mới hay hàng đã qua sử dụng  + Xác định điều kiện nhập khẩu: Cùng một HS code (loại hàng), hàng mới được nhập, hàng cũ cấm nhập hoặc có điều kiện khi nhập.

Điểm 5, công văn 9063/TCHQ-GSQL, ngày 05/10/2015 hướng dẫn: – Việc cơ quan hải quan yêu cầu khai báo tình trạng hàng mới, hàng cũ (hàng đã qua sử dụng) để thực hiện chính sách quản lý mặt hàng do các Bộ, ngành quy định. Do một tờ khai hải quan có thể khai nhiều dòng hàng với nhiều chính sách quản lý khác nhau, cơ quan hải quan chấp nhận các cách thức khai báo như sau: +  Đối với hàng mới, hàng chưa qua sử dụng: không bắt buộc phải khai báo “hàng mới 100)%”. +  Đối với hàng đã qua sử dụng: phải khai “hàng cũ” hoặc “hàng đã qua sử dụng” trong tiêu chí “Mô tả hàng hóa” của từng dòng hàng.

Điều 4, chương II, quyết định số 1810/QĐ-TCHQ, ngày 15/06/2018: Kiểm tra trị giá hải quan 1. Kiểm tra nội dung khai báo 1.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hợp đồng mua bán a.1.1) Tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu. Cụ thể: tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hóa (như: cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu,….) để xác định được các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến trị giá hải quan của hàng hóa. a.1.2) Đơn vị tính: phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường phù hợp với tính chất loại hàng (như: m, kg), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như: thùng, hộp) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như: thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg). Đơn vị tính phải thống nhất với đơn vị tính của hàng hóa có cùng mã số quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Căn cứ điểm 1.78, điểm 2.69 phụ lục 2 thông tư 39/2018/TT-BTC: hướng dẫn khai báo chỉ tiêu mô tả hàng hóa thuộc tờ khai điện tử nhập khẩu, xuất khẩu:

Căn cứ điểm 1.78

(1) Ghi rõ tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, thông số kĩ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công dụngcủa hàng hoá theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng. Trường hợp hàng hóa là giống cây trồng phải ghi rõ tên giống cây trồng đó. Lưu ý: – Tên hàng hóa được khai bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. – Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư gia công, sản xuất xuất khẩu khai: Mã nguyên liệu, vật tư, linh kiện#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất. Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công đặt gia công ở nước ngoài khai: Mã sản phẩm#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất – Trường hợp khai gộp mã HS theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này thì mô tả khái quát hàng hóa (nêu những đặc điểm khái quát cơ bản của hàng hóa, ví dụ: linh kiện ô tô các loại, vải các loại,…). – Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị được phân loại theo bộ phận chính hoặc máy thực hiện chức năng chính hoặc nhóm phù hợp với chức năng xác định của máy hoặc hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời được phân loại theo nguyên chiếc thì ngoài khai như quy định tại điểm (1) cần phải ghi rõ tên chi tiết từng máy móc/thiết bị… đã đăng ký trong Danh mục máy móc, thiết bị là tổ hợp, dây chuyền hoặc tên từng chi tiết, linh kiện rời đối với hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời tương ứng với mã số hàng hóa của máy chính hoặc của hàng hóa ở dạng nguyên chiếc. Trường hợp không thể tách được trị giá từng máy móc/bộ phận/chi tiết/linh kiện/phụ tùng thì khai kèm theo Danh mục tên, số lượng máy móc/bộ phận/chi tiết/linh kiện/phụ tùng bằng nghiệp vụ HYS. (2) Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 thì ngoài dòng mô tả hàng hóa, người khai nhập thêm mã số tại Chương 98 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi vào ô này. (3) Trường hợp áp dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất đã được thông quan trước đó thì ghi số văn bản thông báo.

Căn cứ điểm 2.69:

(1) Khai rõ tên hàng, quy cách phẩm chất, thông số kĩ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hoá theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng. (2) Khai mã nước xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo quy tắc: mô tả hàng hóa#&mã nước xuất xứ. Lưu ý: – Tên hàng hóa được khai bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; – Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu khai: Mã sản phẩm#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài khai: Mã nguyên liệu#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất. – Trường hợp khai gộp mã HS theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này thì mô tả khái quát hàng hóa (nêu những đặc điểm khái quát cơ bản của hàng hóa, ví dụ: linh kiện ô tô các loại, vải các loại,…). (3) Trường hợp áp dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, xuất khẩu từ cùng một nhà sản xuất đã được thông quan trước đó thì ghi số văn bản thông báo.

MỘT SỐ TÊN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC CHUẨN HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) 1. Mặt hàng ôtô: – Xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi: Chi tiết tên hàng; Nhãn hiệu, kiểu xe (SEDAN, HATCH BACK, SUV, MPV, Pikup …); Dung tích xi lanh; Số chỗ ngồi; Số cửa; Số cầu; Kiểu số (số sàn hay tự động); Sử dụng xăng hay dầu; Mới hay đã qua sử dụng; Model; Các ký mã hiệu model khác nếu có (như Limited, Primium, XLE, LE,…); Năm sản xuất; Số km đã chạy (nếu là xe đã qua sử dụng). – Xe ôtô chở người từ 10 chỗ trở lên: Chi tiết tên hàng; Nhãn hiệu; Số chỗ ngồi; Số sàn hay tự động; Sử dụng xăng hay dầu; Mới hay đã qua sử dụng; Số km đã chạy (nếu là xe đã qua sử dụng); Model; Các ký mã hiệu model khác nếu có; Năm sản xuất. – Xe tải/xe chuyên dùng: Chi tiết tên hàng; Nhãn hiệu; Các ký mã hiệu model khác (nếu có); Kiểu xe (Thùng, satxi, ben, chở nhiên liệu, tải van, …), kết cấu xe; loại cabin đơn hay cabin đôi; Công thức bánh xe và công suất động cơ; Sử dụng xăng hay dầu; Tổng trọng lượng có tải tối đa; Tải trọng chở hàng; Dung tích; Mới hay đã qua sử dụng; Năm sản xuất; Số km đã chạy (nếu là xe đã qua sử dụng); Các thông số khác như: Dung tích bồn …

2. Mặt hàng xe máy: Tên xe, Nhãn hiệu, Kiểu dáng xe (nam, nữ); Xe số hay Xe ga; Dung tích xi lanh; Các ký mã hiệu Model khác (nếu có).

3. Xe đạp điện: Tên xe, Nhãn hiệu, model, công suất, số bình ắc quy kèm theo, các ký mã hiệu Model khác (nếu có).

4. Mặt hàng máy điều hòa nhiệt độ: Tên hàng; Nhãn hiệu; Kiểu máy (treo tường, trần, kiểu tủ, trung tâm …); Số cục (Cục nóng, Cục lạnh); Một chiều hay 2 chiều (nóng, lạnh); Công suất (BTU); Model.

5. Mặt hàng máy giặt: Tên hàng; Nhãn hiệu; Kiểu máy (cửa trên hay cửa ngang); Công suất giặt (số kg); Số hộc; Lồng giặt Inox hay nhựa; Tốc độ vắt (vòng/phút); Có đường nước nóng hay không; Có sấy hay không sấy; Điều khiển điện tử hay điều khiển cơ; Model.

6. Mặt hàng tủ lạnh: Tên hàng; Nhãn hiệu; Kiểu tủ (nếu là side thì ghi side); Dung tích; Số cánh cửa tủ; Làm đá tự động hay không; Có vòi nước lạnh hay không; Model.

7. Mặt hàng động cơ, máy nổ: Tên hàng; Nhãn hiệu; Công dụng; Công suất; Chạy xăng hay dầu; Model.

8. Mặt hàng bếp ga: Tên hàng; Nhãn hiệu; Model; Số bếp nấu; Có lò nướng hay không; Có chống dính, chống khét, ngắt ga tự động hay không; Kiểu bếp (bếp âm hay bếp dương); Kiểu đánh lửa Pin hay Magneto (nút bấm hay nút vặn); Cấu tạo mặt kính, inox, hay sắt phủ sơn.

9. Mặt hàng sắt thép: Tên hàng; chủng loại (không hợp kim, không rỉ, hợp kim khác); Công dụng; Thép thanh que, tấm, tròn hay thép dây, thép hình; Quy cách.

10. Mặt hàng kính xây dựng: Tên hàng; Loại kính (trắng, màu, phản quang hay không); Công dụng; Quy cách.

11. Mặt hàng vải: Tên hàng; Thành phần chất liệu; Quy cách; Công nghệ dệt (dệt thoi, dệt kim hay không dệt); Công dụng; Mật độ sợi dệt hoặc định lượng;

12. Mặt hàng rượu, bia: – Rượu: Tên hàng; Loại rượu (vang trắng hay đỏ, Vogka; Whisky …) tuổi rượu (nếu có); Loại bao bì; Dung tích; Độ cồn. – Bia: Tên hàng; Loại bao bì; Dung tích; Độ cồn (Acl).

13. Mặt hàng điện thoại di động: Tên hàng, Nhãn hiệu; Kiểu máy (thanh hay gập); Model.

14. Mặt hàng tổ máy phát điện Nhãn hiệu; Công suất; Số pha; Một chiều hay xoay chiều; Điện áp; Có tự động chuyển nguồn hay không; Chạy xăng hay dầu; Model. Ngoài các tiêu chí trên, tùy từng mặt hàng nhập khẩu nếu có tiêu chí khác ngoài các tiêu chí trên có ảnh hưởng đến trị giá thì bổ sung thêm./.

Ghi chú: Các một hàng nêu trên sẽ được Tổng cục Hải quan tiếp tục bổ sung, điều chỉnh trong quá trình thực hiện

Từ khóa » Tờ Khai đối ứng Tiếng Anh Là Gì