Cách Khám 12 đôi Dây Thần Kinh Sọ Não - Bệnh Viện Vinmec
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Thẩm mỹ
- Sức khỏe
- Nhóm
- Video
- Hình ảnh
- Bảng giá dịch vụ
- Kết nối bạn bè
- Tin thẩm mỹ - sức khỏe
- Tin tức
- Blog tổng hợp
- Blog thẩm mỹ
- Blog sức khỏe
- Liên hệ
- Công cụ
- Trắc nghiệm da...
- Thuật ngữ y khoa
- Từ điển y khoa
- Chỉ số BMI
- Công cụ tính BMR
- Trang thẩm mỹ
- Trang sức khỏe Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép Cách khám 12 đôi dây thần kinh sọ não Bác sĩ gia đình 10:37 +07 Thứ tư, 12/10/2022 Chia sẻ
- Chia sẻ ngay
- Chia sẻ lên bảng tin
- Chia sẻ lên trang bạn bè
- Chia sẻ vào nhóm
- Sao chép liên kết
- Dây thần kinh khứu giác (I) nhận biết khứu giác và là một trong số rất ít các dây thần kinh có khả năng tái tạo.
- Dây thần kinh thị giác (II) mang thông tin thị giác từ võng mạc của mắt đến não.
- Dây thần kinh vận nhãn (III) kiểm soát hầu hết các chuyển động của mắt, sự co thắt của đồng tử và duy trì trương lực mở cho mí mắt.
- Dây thần kinh ròng rọc (IV) điều khiển cơ ròng rọc của mắt, giúp cho chuyển động quay mắt.
- Dây thần kinh sinh ba (V) nhận biết cảm giác và chức năng vận động ở vùng mặt và miệng.
- Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI) điều khiển cơ vận nhãn ngoài của mắt, giúp mắt nhìn ra ngoài.
- Dây thần kinh mặt (VII) chi phối cho các cơ của sự biểu hiện trên khuôn mặt và có chức năng truyền cảm giác vị giác từ hai phần ba phía trước của lưỡi và khoang miệng.
- Dây thần kinh tiền đình (VIII) chịu trách nhiệm truyền thông tin âm thanh và điều chỉnh cân bằng từ tai trong đến não.
- Dây thần kinh thiệt hầu (IX) tiếp nhận cảm giác từ amidan, hầu họng, tai giữa và phần còn lại của lưỡi.
- Dây thần kinh phế vị (X) điều khiển sự hoạt động của hầu hết các nội tạng trong cơ thể, bao gồm điều chỉnh nhịp tim, nhu động đường tiêu hóa, bài tiết mồ hôi và cả các cử động trong miệng, như lời nói và giữ cho thanh quản đóng mở để hít thở.
- Dây thần kinh phụ (XI) kiểm soát vận động của các cơ vùng vai và cổ.
- Dây thần kinh hạ thiệt (XII) điều khiển chuyển động lưỡi để thực hiện lời nói, thao tác nhai thức ăn và nuốt.
- Dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn
- Các loại thực phẩm có mùi vị riêng biệt (ví dụ: vỏ cam / chanh, cà phê, giấm, v.v.).
- Bông gòn.
- Đèn pin.
- Đèn soi đáy mắt.
- Âm thoa.
- Búa gõ phản xạ thần kinh
- Bảng chữ cái đo thị lực
1. 12 đôi dây thần kinh sọ não là gì?
12 đôi dây thần kinh sọ não là các cặp dây thần kinh đi ra trực tiếp từ hệ thần kinh trung ương thay vì từ tủy sống như các dây thần kinh khác trên thân mình. Trung tâm xử lý thông tin tiếp nhận và thực hiện điều khiển của các dây thần kinh sọ não là tùy thuộc vào các nhân xám của từng sợi thần kinh trong nhu mô não.
Các cặp dây thần kinh sọ não được đánh số theo thứ tự bằng những chữ số la mã, gồm có:
Qua đó, cách khám 12 đôi dây thần kinh sọ não cũng dựa trên chức năng của lần lượt từng dây thần kinh. Tuy nhiên, thao tác khám là tùy vào trình độ, thói quen và kinh nghiệm của người bác sĩ. Thông thường, trong từng bước tiếp cận, bác sĩ sẽ đánh giá theo nhóm chức năng, tương ứng với việc kiểm tra khứu giác (I), trường thị giác và thị lực (II), cử động mắt (III, IV, VI) và đồng tử (III, giao cảm và giao cảm), chức năng cảm giác của khuôn mặt (V), sức mạnh của cơ mặt (VII) và cơ vai (XI), thính giác (VII, VIII), vị giác (VII, IX, X), cử động và phản xạ hầu họng (IX, X), cử động lưỡi (XII).
2. Các dụng cụ cần thiết để khám 12 đôi dây thần kinh sọ não
Bác sĩ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau đây trước khi tiến hành khám 12 đôi dây thần kinh sọ não:
3. Cách khám 12 đôi dây thần kinh sọ não
3.1 Dây thần kinh số I
Cảm nhận mùi, một chức năng của dây thần kinh sọ thứ I (khứu giác), thường chỉ được đánh giá sau chấn thương đầu hoặc khi tổn thương của vùng sàng trước nếu bệnh nhân khai báo mất cảm nhận mùi hoặc nghe mùi vị bất thường.
Bệnh nhân được yêu cầu xác định mùi của các vật hay thực phẩm như xà phòng, cà phê, vỏ cam hay chanh bằng từng bên mũi trong khi lỗ mũi khác bị bít tắc lại. Không sử dụng các chất tạo mùi mạnh như rượu, amoniac và các chất kích thích khác vì có thể gây kích thích dây thần kinh sọ V.
3.2 Dây thần kinh số II
Đối với cách khám dây thần kinh sọ thứ II (thị giác), thị lực được kiểm tra bằng bảng chữ cái dán trên tường cho tầm nhìn xa hoặc bảng chữ cầm tay cho tầm nhìn gần. Mỗi mắt được đánh giá riêng biệt, với mắt còn lại được che kín trong khi khám mắt đối bên.
Các trường thị giác được kiểm tra bằng cách đánh giá khả năng quan sát trên cả 4 góc phần tư khác nhau và cũng theo từng bên mắt.
3.3 Dây thần kinh số III, IV và IV
3 đôi dây thần kinh sọ não này được thăm khám cùng một lúc thông qua các cử động của nhãn cầu từng bên mắt.
Cụ thể việc thăm khám bằng cách yêu cầu bệnh nhân theo dõi bằng mắt theo mục tiêu di động (ví dụ: ngón tay của người khám, đèn chiếu) đến tất cả 4 góc phần tư (bao gồm cả đường giữa) và về phía mũi. Nghiệm pháp này có thể phát hiện chứng giật nhãn cầu và liệt vận nhãn của các cơ mắt.
Ngoài ra, đánh giá chức năng của mí mắt và kích thước đồng tử, khả năng đáp ứng kích thích khi soi đèn cũng là mục tiêu thăm khám của dây III. Thông thường đồng tử sẽ đối xứng, co nhỏ khi có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp; nếu có sự khác biệt giữa hai đồng tử, bệnh lý sẽ được nghi ngờ tại bên không đáp ứng ánh sáng.
3.4 Dây thần kinh số V
Đối với dây thần kinh số V, chức năng vận động và cảm giác sẽ được thăm khám theo ba vùng trên gương mặt, tương ứng với vùng chi phối của 3 nhánh từ dây thần kinh này.
Chức năng cảm giác được nhận biết bằng cách sờ chạm bằng bông gòn trên khuôn mặt và cả vào giác mạc dưới hoặc bề mặt giác mạc.
Chức năng vận động được kiểm tra bằng cách sờ nắn các cơ vùng mặt trong khi yêu cầu bệnh nhân nghiến răng và hay mở miệng chống lại sức đề kháng.
3.5 Dây thần kinh số VII
Dây thần kinh sọ thứ VII được đánh giá bằng cách kiểm tra sức cơ của các cơ trên gương mặt. Sự yếu liệt dây thần kinh sọ thứ VII thể hiện qua sự bất cân xứng khi chuyển động trên khuôn mặt, thường rõ ràng hơn khi nói chuyện, đặc biệt là khi bệnh nhân mỉm cười.
Ngoài ra, chức năng cảm giác của dây thần kinh sọ thứ VII thể hiện qua việc nhận cảm hương vị ở phía trước hai phần ba của lưỡi và có thể được kiểm tra bằng các dung dịch ngọt, chua, mặn và đắng. Bác sĩ dùng tăm bông thấm các dung dịch có vị trước tiên ở một bên lưỡi, sau đó chuyển sang bên kia.
3.6 Dây thần kinh số VIII
Bởi vì dây thần kinh sọ thứ VII có hai chức năng riêng biệt, vừa tiền đình và chức năng thính, việc khám dây thần kinh số VIII cũng đặt ra hai mục tiêu riêng biệt.
Thính giác được kiểm tra đầu tiên ở mỗi bên tai bằng cách thì thầm điều gì đó trong khi bịt tai đối diện. Đồng thời, các thử nghiệm Weber và Rinne với dụng cụ khám thần kinh là âm thoa có thể được thực hiện để phân biệt mất thính giác tiếp nhận, mất thính giác dẫn truyền hay cả hai.
Chức năng tiền đình có thể được đánh giá bằng cách kiểm tra chứng rung giật nhãn cầu. Sự hiện diện và đặc điểm về hướng, thời gian, yếu tố kích hoạt của chứng rung giật nhãn cầu giúp xác định rối loạn tiền đình và đôi khi phân biệt trung tâm với chứng chóng mặt ngoại biên.
3.7 Dây thần kinh số IX và X
Các dây thần kinh sọ thứ IX và X thường được đánh giá cùng lúc với nhau. Tổn thương dây số IX khi vòm họng người bệnh mất tính đối xứng khi bệnh nhân nói "a".
Chức năng cảm nhận vị giác cũng được kiểm tra với các chất có vị cho kích thích với phần sau lưỡi. Đồng thời, dùng tampon kích thích vào vòm họng hay thành sau họng sẽ gây ra cảm giác buồn nôn.
3.8 Dây thần kinh số XI
Dây thần kinh sọ thứ XI được đánh giá bằng cách kiểm tra sức cơ của các nhóm cơ mà nó chi phối.
Để đánh giá cơ ức đòn chũm trước cổ, bệnh nhân được yêu cầu quay đầu chống lại sức đề kháng do bàn tay của người khám tạo ra. Tay còn lại sẽ sờ nắn trương lực cơ khi cơ đang hoạt động, ở cùng bên với bên đầu quay.
Đối với cơ hình thang trên, bệnh nhân được yêu cầu nâng cao vai chống lại sức đề kháng do người khám tạo nên trên vai.
3.9 Dây thần kinh số XII
Dây thần kinh sọ thứ XII được đánh giá bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa lưỡi ra ngoài và kiểm tra xem có bị teo, yếu hay liệt bên nào hay không.
Nếu các cơ ở lưỡi bị yếu liệt một bên, lưỡi sẽ bị lệch về phía đối bên của bên tổn thương.
Tóm lại, các dây thần kinh sọ não có vai trò đảm nhận chức năng điều khiển vận động và tiếp nhận cảm giác của vùng đầu mặt cổ, nơi rất dễ bộc lộ bất thường hay bệnh lý. Chính vì thế, thông qua cách khám 12 đôi dây thần kinh sọ não, bác sĩ có thể đưa ra những nhận định về bệnh hay chẩn đoán các vấn đề xảy ra tại các dây thần kinh sọ não hoặc từ trung ương thần kinh.
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có ĐờmHo rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Triệu Chứng Ho Sốt Đau HọngHo, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về HọngLà một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn MycoplasmaThời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Video có thể bạn quan tâm 01:37 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong... 3 năm trước 1078 Lượt xem 01:16 ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ - Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -... 3 năm trước 785 Lượt xem Tin liên quan 11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳngBạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịThiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịSắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giâyTừ khóa » Thần Kinh Sọ Não Là Gì
-
Dây Thần Kinh Sọ Não Gồm Những Loại Nào? | Vinmec
-
Cách Khám 12 đôi Dây Thần Kinh Sọ Não | Vinmec
-
Dây Thần Kinh Sọ: Cấu Trúc Và Chức Năng - YouMed
-
Đánh Giá Thần Kinh Sọ Não Như Thế Nào - MSD Manuals
-
Dây Thần Kinh Sọ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám 12 đôi Dây Thần Kinh Sọ Não - Health Việt Nam
-
Đáng Ngại Tình Trạng Tổn Thương Dây Thần Kinh Sọ Não
-
Giải Phẫu Các đôi Dây Thần Kinh Sọ
-
Chỉ điểm Cách Nhận Diện Và Xử Lý Khi Bị Liệt Dây Thần Kinh Số IV
-
Phẫu Thuật điều Trị U Dây Thần Kinh Số VIII
-
Dây Thần Kinh Là Gì? Vị Trí Của 12 Dây Thần Kinh Sọ Não Số 7, 5, 10, 3, 6
-
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ - SlideShare
-
Chuyên Khoa Thần Kinh & Phẫu Thuật Thần Kinh
-
Triệu Chứng Và Những ảnh Hưởng Lâu Dài Của Bệnh Chấn Thương Sọ ...