CÁCH KHỬ PHÈN TRONG NƯỚC GIẾNG KHOAN
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết nguồn nước giếng khoan hiện nay đều bị nhiễm phèn do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra những bất tiện cho cuộc sống thường ngày, ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta.
Tuy nhiên quý khách cũng đừng quá lo lắng khi nước nhà mình có dấu hiệu nhiễm phèn vì có rất nhiều cách lọc nước phèn giếng khoan rất đơn giản, hiệu quả. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng một số cách lọc nước phèn đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay.
Nước nhiễm phèn
- Trong nước ngầm, sắt và mangan thường tồn tại cùng nhau ở dạng ion hóa trị II trong các muối hòa tan như bicacbonat, sunfat, clorua,…Hàm lượng sắt thường cao khoảng hơn 2mg/l và phân bố không đồng đều ở các lớp trầm tích sâu tùy thuộc tính chất thổ nhưỡng. Trong nước mặt thì sắt lại tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất của ion hóa trị III và dễ dàng chuyển hóa sang dạng keo tụ, huyền phù làm cho nước có nhiều cặn bẩn lơ lửng màu vàng.
- Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO42- và cation của 2 kim loại có hoá trị khác nhau, là các muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình 8 mặt. Hàm lượng anion sunfat trong nước quá cao sẽ khiến nguồn nước bị nhiễm phèn.
Nước giếng khoan bị nhiễm phèn
* Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước bị nhiễm phèn, một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Đặc tính thổ nhưỡng đất phèn gây ra: Điều này thường xảy ra ở các vùng đồng bằng. Các đường ống dẫn nước bằng sắt cũng sẽ bị ăn mòn và hoen gỉ nhanh hơn khi chứa nước bị nhiễm phèn theo thời gian.
- Tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải nông nghiệp, công nghiệp, rác thải sinh hoạt…Điều này tác động nghiêm trọng đến tầng nước ngầm dẫn đến giảm chất lượng nước và khả năng nhiễm một số các tạp chất độc hại: amoni, asen, nitrit, H2S, chì,... gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người.
Nước nhiễm phèn ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chúng ta?
- Nước nhiễm phèn có mùi hôi, tanh, vị chua khó chịu do ion Fe2+ tan trong nước.
- Có màu đỏ nâu do ion Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ tạo kết tủa làm cho quần áo bị ố vàng khô ráp dễ mục, sàn nhà và dụng cụ chứa đựng bị ố màu, đóng cặn và ăn mòn.
Lõi lọc bị phèn bám vào
- Nước bị nhiễm phèn sẽ lắng cặn gây gỉ sét, và với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng dẫn tới tắc nghẽn trong đường ống dẫn nước.
- Nước bị nhiễm phèn sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị. Ví dụ như mất hương vị trà, cơm nấu có màu xám.
- Bên cạnh đó, các chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nước như: TDS, độ cứng của nước, độ pH không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
Biểu hiện của nước bị nhiễm phèn
- Khi nước nhiễm phèn đi vào cơ thể, ion Fe2+ và Mn2+ kết hợp với các hợp chất trong bộ máy tiêu hóa sẽ làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, hình thành kết tủa gây khó tiêu, bệnh về đường ruột có thể là ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người :
+ Viêm gan A: Gây buồn nôn, vàng da, sốt, tiêu chảy và nặng hơn có thể dẫn đến suy gan cấp tính.
+ Bệnh thương hàn: Gây sốt, đau bụng, phát ban, đau đầu.
+ Bệnh kiết lỵ: Gây ra hiện tượng tiêu chảy nghiêm trọng, sốt và đau bụng.
+ Bệnh dịch tả: Gây tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng, sốt, đau bụng và nôn mửa.
+ Các vấn đề về sức khỏe khác: Da dễ bị viêm, bong tróc, tóc khô hơn và răng bị ngả vàng.
Vì những tác động tiêu cực của nước phèn đối với sức khoẻ nên chúng ta cần có những cách xử lý nước phèn tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho gia đình.
Một số cách lọc nước nhiễm phèn hiệu quả
1. Biện pháp lọc phèn trong dân gian
* Dùng tro bếp liều lượng từ 5-10g/l nước khuấy đều trong nước sau đó để lắng và gạn lấy nước trong sử dụng. Tro bếp làm tăng độ Ph, tăng độ kiềm HCO3-, giữ lại được một phần sắt và nhôm. Nước sau khi lắng qua tro bếp có vị ngọt có thể uống được nhưng vẫn còn hơi tanh. Tuy nhiên đây là cách xử lý chưa tốt ưu vì lượng tro bếp có hạn, mất nhiều thời gian cho việc xử lý * Dùng bã thơm sấy khô để lọc nước chua phèn. Nước sau lọc có vị ngọt làm cho ta có cảm giác có thể uống được. Tuy nhiên độ Ph của nước vẫn không tăng, hàm lượng sắt và nhôm không giảm.
Tro bếp khử phèn hiệu quả
2. Khử phèn sắt bằng vôi
- Cách làm: Lấy 10g vôi sống cho vào 120l nước, sau đó dùng cây khuấy đều vôi với nước để cho lượng sắt kết tủa và lắng xuống thì gạn lấy nước trong để sử dụng. - Vôi có tính kiềm, khi cho vôi vào nước, độ pH của nước giếng khoan tăng lên, do đó sắt (II) dễ dàng chuyển hoá thành sắt (III). Sắt (III) hyđroxyt kết tụ thành bông cặn lắng xuống dưới và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả nước mặt và nước ngầm. - Tuy nhiên phương pháp này cần phải dùng đến các thiết bị pha chế cồng kềnh, quản lý phức tạp, do đó thường được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước.Dùng vôi khử phèn
3. Dùng phèn chua xử lý nước nhiễm phèn
Sử dụng khoảng 10 gam phèn chua cho vào 200l nước sau đó khuấy đều cho phèn chua tan hết, chờ khoảng 30 phút để cặn trong nước lắng xuống hết rồi ta gạn lấy phần nước trong ở trên. Tuy sẽ xuất hiện một lượng hoạt chất nhôm do quá trình kết tủa của phèn nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Phèn chua xử lý nước phèn
4. Khử phèn sắt bằng Clo hoặc Kali Permanganat (KMnO 4)
Quá trình khử sắt bằng clo được thực hiện nhờ phản ứng sau:
2Fe(HCO3)2 + Cl2 + Ca(HCO3)2 + 6H2O → 2Fe(OH)3CaCl2 + 6H+ + 6HCO3
Khử sắt ở dạng hợp chất hữu cơ, pH>=5. Khi trong nước có chứa các hợp chất ammonia, clo tự do kết hợp tạo ra cloramin làm giảm tốc độ oxy hóa.
Khi dùng KMnO4 để khử sắt, quá trình xảy ra rất nhanh vì cặn mangan (IV) hyđroxyt vừa được tạo thành sẽ là nhân tố xúc tác cho quá trình khử. Phản ứng xảy ra theo phương trình sau:
5Fe2+ + MnO4-+ 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
5. Xử lý nước nhiễm phèn bằng hoá chất
Khi trong nước nguồn có hàm lượng tạp chất hữu cơ cao, các chất hữu cơ sẽ tạo ra dạng keo bảo vệ các ion sắt, như vậy muốn khử sắt phải phá vỡ được màng hữu cơ bảo vệ bằng tác dụng của các chất ôxy hoá mạnh. Đối với nước ngầm, khi làm lượng sắt quá cao đồng thời tồn tại cả H2S thì lượng ôxy thu được nhờ làm thoáng không đủ để ôxy hoá hết H2S và sắt, trong trường hợp này cần phải dùng đến hoá chất để khử sắt.
- Dùng sođa (Na2CO3) để nâng Ph nguồn nước, tạo môi trường cho quá trình keo tụ lượng sắt hoà tan, sau đó để lằng và lọc qua bể lọc bằng cát. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, ăn uống.
- Lọc phèn bằng hoá chất tổng hợp: Sử dụng hoá chất tổng hợp gồm: FeCl3, Na2CO3, PAC. Các hoá chất này có tác dụng tạo môi trường để ion Al3+ chuyển về dạng hydroxyt nhôm và các muối nhôm ở dạng keo. Sau khi xử lý thì ion SO4- trong nước giảm đi. Các hoá chất này tạo được các bông cặn to và dễ dàng lắng xuống. Nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt. Hoá chất này tổng hợp từ các chất đang dùng để xử lý nước nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
6. Khử phèn sắt bằng phương pháp trao đổi ion
Cho nước đi qua vật liệu trao đổi ion. Các ion Fe 2+ sẽ trao đổi với các ion H+ và Na+ trong thành phần của vật liệu lọc. Kết quả là Fe 2+ được giữ lại trong thành phần của vật liệu lọc. Các ion Ca2+ và Mg2+ cũng tham gia trong quá trình này. Phương pháp này vừa cho hiệu quả khử sắt cao, vừa làm mềm nước. Phương pháp trao đổi ion được sử dụng khi kết hợp với quá trình khử cứng. Khi sử dụng thiết bị trao đổi ion để khử sắt, nước ngầm không được tiếp xúc với không khí vì Fe3+ sẽ làm giảm khả năng trao đổi của các ionic. Chỉ có hiệu quả khi khử nước ngầm có hàm lượng sắt thấp.7. Xử lý phèn bằng dàn phun và bể lọc ba ngăn
Phương pháp kết hợp dàn phun, bể lắng và bể lọc cho hiệu quả khử phèn sắt rất hiệu quả lại an toàn có thể đễ làm tại nhà
* Dàn phun mưa: Làm giàn mưa bằng ống nhựa, khoan 150 - 200 lỗ có đường kính từ 1,5mm đến 2 mm tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng. Mục đích để làm giàu ôxy và khử khí cacbonic
* Bể lắng: có chức năng giữ nước lại sau quá trình làm thoáng trong một thời gian đã để quá trình ôxy hoá và thuỷ phân dẫn diễn ra hoàn toàn, đồng thời tách một phần cặn nặng trước khi chuyển sang bể lọc. Trong thực tế thường lấy thời gian lưu của nước từ 30 đến 45 phút. Bể lắng tiếp xúc có thể được thiết kế như bể lắng đứng và thường đặt ngay dưới giàn làm thoáng
* Bể lọc: Nước sau khi qua bể lắng sẽ tiếp tục đi qua bể lọc để để lọc sạch cặn sắt, tại bể lọc quá trình ôxy hoá và thuỷ phân sắt còn tiếp tục xảy ra trong lớp vật liệu lọc và giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc. Bể lọc có cấu tạo như sau:
+ Dưới cùng ta cho lớp sỏi cỡ lớn thường có độ dày 10cm. Giữa lớp sỏi này là ống nước loại 49 khoan lỗ, đường kính lỗ là 0.5cm, đây là đường ống dẫn nước đã lọc ra ngoài để sử dụng.
+ Lớp kế tiếp là sỏi nhỏ hơn có độ dày lớp khoảng 10cm.
+ Bên trên lớp sỏi nhỏ này là lớp cát thạch anh lớn dày 10cm. + Kế đó là lớp than hoạt tính, lớp này dày 30cm có tác dụng hấp thụ các chất độc hại, hóa chất hào tan trong nước, các tác nhân gây mùi, màu lạ trong nước. +Trên cùng của bể lọc là cát sạch dày khoảng 20cm có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, sinh vật và các kim loại nặng như sắt, mangan… + Khoảng trống còn lại bên trên các lớp này dùng để chứa nước chưa lọc, như vậy nước sẽ ngấm dần và được làm sạch qua các lớp vật chất sau đó được đưa ra sử dụng bằng ống dẫn dưới cùng. + Phương pháp này có chi phí tương đối thấp, có thể an tâm là nước đã được lọc sạch phèn. Đồng thời bể lọc này có thể sử dụng lâu dài. + Sau thời gian sử dụng cặn sắt sẽ bám trên bề mặt lọc vì vậy phải rửa bể lọc định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần và sau 1-2 năm ta nên thay mới toàn bộ vật liệu lọc.Xử lý nước phèn bằng dàn phun và bể lọc ba ngăn
Sử dụng hệ thống lọc nước nhiễm phèn
- Đây là phương pháp vô cùng tiện dụng và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi hệ thống lọc có thiết kế hình trụ nhỏ gọn, dễ vận chuyển, lắp đặt, không tốn diện tích, đa dạng về mẫu mã, màu sắc, chất lượng, thời gian sử dụng lâu dài và đặc biệt giá cả bình dân phù hợp với mọi gia đình. - Hệ thống lọc nước phèn sử dụng nhiều loại vật liệu lọc như cát thạch anh, than hoạt tính, hạt trao đổi ion, các loại hạt khử phèn sắt( Cát mangan, hạt birm, hạt filox...). Ngoài khử phèn sắt hệ thống lọc còn kết hợp khử canxi, các chất độc hại như Asen, nitrat, nitrit, các kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, các hợp chất hữu cơ, các hoá chất độc hại...Quy trình kỹ thuật của hệ thống lọc phèn gia đình trải qua các công đoạn sau:
- Công đoạn xử lý sơ bộ: Nước giếng khoan được được bơm lên bồn chứa nước tại đây nước ngầm sẽ được bổ xung khí oxi trong không khí bằng giàn phun mưa hoặc bộ sục khí để oxi hoá một phần các kim loại trong nước mà chủ yếu là hàm lượng sắt hoà tan để tạo kết tủa, loại bỏ CO2 và các loại khí gây mùi khác như NH3, H2S, đồng thời độ Ph trong nước cũng được nâng lên.
- Công đoạn lọc qua cột lọc thô: Sau khi xử lý sơ bộ như trên thì nước cần lọc qua cột lọc thô để loại bỏ hết các nguồn gây ô nhiễm vì công đoạn trên không thể oxi hết hàm lượng sắt có trong nước nên cần lọc qua hệ thống lọc để có thể loại bỏ hoàn toàn sắt và các kim loại có trong nước. Hệ thống lọc tốt nhất hiện nay gồm có ba cột lọc thô.
+ Cột lọc khử kim loại và lọc cặn: Nhờ có chứa các vật liệu lọc đặc biệt ( hạt mangan, hạt birm, hạt nâng PH...) sẽ làm tăng độ PH của nước, xúc tác và thúc đẩy nhanh quá trình oxi hoá khử làm cho các ion kim loại đặc biệt là sắt sẽ chuyển hoá từ dạng hoà tan (Fe2+) thành dạng kết tủa ( Fe3+) và sẽ được giữ lại trên bề mặt lọc. Quá trình diễn ra nhanh và có hiệu quả cao.
+ Cột khử mùi, khử các hoá chất độc hại, khử hợp chất hữu cơ: Cột lọc này có thành phần chính là than hoạt tính nên có tác dụng khử mùi hôi, khử các hoá chất độc hại, các hợp chất hữu cơ, lọc cặn...
+ Cột làm mền nước: Cột lọc này chỉ có cát lọc và hạt nhựa để khử các ion kim loại có trong nước chủ yếu là Ca2+ và Mg2+ giúp làm mềm nước cứng.
- Lọc qua bộ lọc tinh 20 inch: Sau khi đã lọc qua ba cột lọc thô thì nước tiếp tục được lọc qua bộ lọc tinh nhờ lõi lọc có kích thước lỗ lọc rất nhỏ chỉ 1 micro nên bộ lọc tinh có thể loại bỏ tất cả các cặn bẩn có kích lớn hơn 1 micron, làm cho nước sạch hơn.
- Nước giếng khoan sau khi qua hệ thống lọc sẽ đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt của bộ y tế.
- Hệ thống lọc phèn khá đơn giản, dễ dàng lắp đặt và sử dụng bên cạnh đó giá thành lại rẻ nên rất thích hợp sử dụng với những hộ gia đình đang còn sử dụng nước giếng khoan.
1. Bộ lọc nước phèn inox 304
Cột lọc nước phèn Inox
Cột lọc nước phèn Inox 304 - hệ 3 bình lọc
2. Bộ lọc nước giếng khoan nhiễm phèn Composite
Cột lọc nước phèn Composite
Lọc nước phèn giếng khoan cột Composite
3. Bộ lọc nước giếng khoan nhiễm phèn nhựa PVC
Đơn vị thi công hệ thống lọc nước phèn chất lượng, uy tín
Công ty Tân Bình chuyên cung cấp, lắp đặt các thiết bị lọc nước nhiễm phèn. Nhiều năm làm việc trong ngành lọc nước chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng những cách xử lý nước phèn phù hợp với mọi gia đình. khi có nhu cầu xin liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
- 85/82 Đường Bình Thành, Phường Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân , TP.HCM ( Gần khu dân cư Vĩnh Lộc)
- SĐT : 0903945568 ( Mr Huy); 0986011995
- Website: locphen.net - Fanpage: Lọc nước Tân Bình
Chúng tôi nhận thi công hệ thống lọc nước phèn giếng khoan ở tất cả các quận huyện trong TP. HCM như: Quận Tân Bình, Quận 12, Quận 6, Huyện Bình Chánh. Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi, Quận 5, Quận 8, Quận 9, Quận 3... và một số tỉnh thành lân cận.
Xem thêm tại đây:
• Hệ thống lọc nước giếng khoan
• Báo giá lọc nước giếng khoan
• Top 5 bình lọc nước giếng khoan tốt nhất thị trường.
• Loc nước phèn cột Composite- nhập khẩu chính hãng.
• Trụ lọc nhựa PVC.
• Bình lọc nước giếng khoan tốt nhất tại TP.HCM
Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Giếng Phèn
-
6 Cách Xử Lý Nước Nhiễm Phèn đơn Giản Hiệu Quả Tại Nhà - Wepar
-
Nước Giếng Khoan Nhiễm Phèn - Nguyên Nhân, Tác Hại & Cách Xử Lý
-
8 Cách Xử Lý Nước Giếng Khoan Bị Nhiễm Phèn Đơn Giản
-
#5+ Cách Xử Lý Nước Nhiễm Phèn Đơn Giản, Hiệu Quả - GhGroup
-
7 Cách Xử Lý Nước Phèn đơn Giản Hiện Nay
-
Các Cách Xử Lý Nước Phèn Hiệu Quả đơn Giản - Hóa Chất VietChem
-
Nước Bị Nhiễm Phèn Phải Xử Lý Như Thế Nào? | Blog
-
3 Cách Xử Lý Giếng Khoan Bị Phèn Hiệu Quả Nhất - Haminco
-
Xử Lý Nước Giếng Khoan Nhiễm Phèn Nặng Không Sạch Không Lấy Tiền
-
Cách Xử Lý Nước Giếng Khoan Nhiễm Sắt, Nhiễm Phèn Nặng Tại Nhà
-
6 Cách Xử Lý Nước Phèn đơn Giản Hiệu Quả Tại Nhà
-
Nước Nhiễm Phèn Là Gì? 5 Cách Xử Lý Nước Nhiễm Phèn Hiệu Quả
-
Giải Pháp Xử Lý Nước Giếng Nhiễm Phèn Sắt