Cách Kích Nụ Cho Cây Mai Nhanh Nở đúng Tết - Sfarm

Từ lâu, hoa mai đã trở thành loại hoa không thể thiếu trong những dịp tết đến xuân về. Với màu tươi sáng tượng trưng cho sự hân hoan ngày tết, mang ý nghĩa tươi vui và tài lộc. Tuy nhiên, làm thế nào để nụ hoa mai nở đúng dịp Tết là câu hỏi mà rất nhiều nhà vườn bâng khuâng. Vậy cách kích nụ cho cây mai Tết thế nào, xử lý ra hoa như ra sao là đúng thời điểm? Cùng SFARM tìm hiểu trong bài viết này nhé!

  1. 1/ Thời điểm kích nụ cho cây hoa mai Tết
  2. 2/ Các biện pháp kích thích ra nụ cho cây mai Tết
  3. 3/ Cách kích nụ cho cây mai Tết
    1. 3.1 Bón phân sau khi lặt lá mai Tết
    2. 3.2 Biện pháp tuốt lá mai để kích thích nụ hoa
    3. 3.3 Sử dụng thuốc kích thích ra nụ hoa mai Tết
  4. 4/ Cách xử lý khi hoa mai nở sớm và nở muộn

1/ Thời điểm kích nụ cho cây hoa mai Tết

Hoa mai thường nở rộ một lần trong năm vào ngày Tết cổ truyền. Để cây mai ra nhiều nụ, nở hoa đều, đẹp thì bạn cần phải nuôi cây khỏe mạnh, dinh dưỡng cân đối, nước tưới và ánh sáng phù hợp.

Cây cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt từ đầu năm. Cành nhánh nhiều, bộ lá sum xuê, xanh mướt và không sâu bệnh.

Bên cạnh đó, cây mai cần được trút bỏ lá già vào giữa năm, khoảng mùng 5 tháng 5 âm lịch. Nếu cây không được thay bỏ bộ lá già thì bước sang tháng 8 – 10, lá sẽ tự rụng và ra hoa rải rác, rất khó để kích hoa tết.

Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, lúc đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ 1 – 10 nụ, tăng trưởng rất nhanh, khoảng bảy ngày sau thì nở.

2/ Các biện pháp kích thích ra nụ cho cây mai Tết

Có hai cách xử lý ra hoa trên cây đó là dùng thuốc kích thích nụ hoa mai và xử lý thủ công bằng tay. Tuy nhiên, việc kích thích ra hoa cho cây bằng hóa chất thường không được lựa chọn.

Mặc dù dùng hóa chất có thể tiết kiệm công và thời gian, tuy nhiên có thể lá không rụng hết và đôi khi còn phải lặt lại lá. Đặc biệt, việc sử dụng hóa chất quá nhiều sẽ dẫn đến cây mai bị suy kiệt và không có khả năng ra hoa tiếp những đợt sau.

Cách làm chủ yếu hiện nay đó là lặt lá mai bằng tay, bằng cách này giúp cho cây ra hoa đồng loạt và tập trung dinh dưỡng nuôi hoa. Căn cứ vào hình dạng của nụ mai cũng như thời tiết mà lặt lá cho cây đúng thời điểm để ra hoa đúng dịp tết.

3/ Cách kích nụ cho cây mai Tết

3.1 Bón phân sau khi lặt lá mai Tết

– Để cây mai vàng có thể lên nụ đúng Tết đồng đều bạn nên bổ sung phân hữu cơ tưới cho cây hoa mai vàng giúp cây hấp thụ nhanh hơn. Từ tháng 7 đến tháng 12 nên thường xuyên bón phân có hàm lượng lân cao hơn đạm, kali. Tùy vào mai nuôi chậu hay nuôi đất mà chọn loại phân phù hợp bón cho cây hoa mai.

– Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân hữu cơ để bón cho cây hoa mai, giúp cây hoa mai có độ bền và bảo vệ được cây khỏi tác động của sâu bệnh hại.

– Nếu cây trồng đất thì bạn chỉ cần cắt tỉa rồi chăm sóc phân, còn đối với cây trồng chậu thì bạn nên tiến hành cắt tỉa và thay đất cho cây. Tiến hành kích rễ để cây ra rễ mới tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bằng các loại phân thuốc như N3M, Bio root, Roots 2…

– Khi bộ rễ đã phục hồi tiến hành bổ sung các loại phân hữu cơ như bánh dầu, trùn quế, phân bò, Bounce Back… đồng thời kết hợp các loại phân bón có hàm lượng đạm cao như 30-10-10, đầu trâu 501, 20-20-15…

Đối với những cây đã làm nụ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn những cây mai chưa cho nụ chính vì vậy dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây mà hàm lượng phân bón cho cây sẽ khác nhau.

– Khi bón phân nên chú ý bón ra bên ngoài cách gốc 7-10cm, bởi bộ rễ của cây mai tập chung phát triển ra bên ngoài rất nhiều.

3.2 Biện pháp tuốt lá mai để kích thích nụ hoa

Dựa vào thời tiết

Chuẩn bị lặt lá từ ngày 10 tháng Chạp (tháng 12) hàng năm, đồng thời còn dựa vào thời tiết mà lặt lá sớm hay muộn hơn.

Đối với hoa mai vàng 5 cánh: Khi thời tiết se lạnh nên lặt lá mai vào rằm tháng Chạp (14 – 15/12).

– Đối với thời tiết có nắng nóng và gió mạnh thì nên lặt lá vào khoảng 17 – 20 tháng Chạp nhằm tránh trường hợp hoa sẽ bung nở sớm hơn.

– Nếu tháng Chạp trời mưa nhiều và mùa mưa kết thúc muộn: cần lặt lá sớm (10 – 14/12) để kích thích nụ mai bung vỏ.

Đối với những giống mai có nhiều hơn 5 cánh (thường là loại 12 cánh trở lên) thì hoa thường nở muộn hơn so với mai 5 cánh vài ngày. Nên bạn sẽ phải lặt lá sớm hơn hoa mai 5 cánh khoảng 1 tuần.

Dựa vào hình thái nụ hoa mai Tết

Bắt đầu quan sát nụ hoa từ ngày 10/12 âm lịch để lựa chọn thời điểm thích hợp lặt lá cho cây mai.

Tiến hành lặt lá cho cây vào khoảng ngày 12 – 13/12 nếu quan sát thấy nụ hoa còn quá nhỏ bằng hạt gạo. Nếu nụ hoa đã có kích thước vừa phải bằng hạt đậu đen và chưa lớn hẳn, thì tiến hành lặt lá vào thời gian 15 – 16 âm lịch.

Còn nếu nụ hoa đã lớn và sắp bung vỏ lụa thì nên vặt lá vào thời gian 18 – 19/12. Cần lặt lá cây mai sao cho nụ hoa bung vỏ lụa vào ngày 23/12 thì sẽ đảm bảo hoa mai nở đúng ngày tết.

Cách lặt lá cho cây mai Tết

Để cho cây mai ra hoa đẹp cần phải đảm bảo lặt hết lá trên cây nhằm tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi nụ hoa. Khi lặt lá không nên tuốt vì sẽ làm hư hỏng mầm hoa. Sử dụng thao tác một tay nắm cành hoa, một tay cầm từng lá giật ngược về phía sau. Sau khi lặt lá cho cây hoa mai, chăm sóc mai tết thật cẩn thận, ngưng tưới nước một vài ngày rồi mới tưới trở lại.

cách kích nụ cho cây mai-no-dung-dip-tetNụ hoa mai chuẩn bị bung nở

Bón phân sau khi lặt lá mai

Sau khi lặt lá, hãm nước trong vòng vài ngày cần tưới nước trở lại và chăm sóc như bình thường. Để cây đầy đủ dinh dưỡng phát triển nụ hoa. Lúc này cần bón phân với hàm lượng lân và kali cao nhằm phát triển mầm hoa, đồng thời nuôi dưỡng nụ hoa.

Cần cung cấp dinh dưỡng hữu cơ và lành tính cho cây mai sau khi lặt lá. Trong đó, phân trùn quế Sfarm là lựa chọn lý tưởng với

– Đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng và khoáng chất

– Vi sinh vật có lợi vô cùng đa dạng và phong phú

– Acid amin hữu cơ cần thiết như acid humic, acid fulvic và IAA

– Dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ, cây có thể sử dụng ngay sau khi bón

– Đặc biệt hàm lượng lân, kali hữu cơ vô cùng cao giúp chuẩn form và bền hoa.

3.3 Sử dụng thuốc kích thích ra nụ hoa mai Tết

Ngoài việc, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và tuốt lá cho cây thì những cây sinh trưởng yếu không ra được nụ hoặc chậm ra nụ nên phun thuốc kích thích Chlorormequat Chloride, Cycocel CCC giúp cây ức chế sự sinh trưởng, phát triển của thân lá, giúp cây nhanh chóng chuyển sang chế độ sinh trưởng sinh thực cho xúc tiến tập chung dinh dưỡng cho quá trình tạo nụ ra hoa cho cây.

Sử dụng CCC phun lên toàn bộ cây mai với nồng độ 5000ppm tương đương đương 50g pha với 10 lít nước giúp nụ ra dày và nhiều hơn.

4/ Cách xử lý khi hoa mai nở sớm và nở muộn

Nếu thời tiết lạnh hơn bình thường sẽ làm hoa nở chậm, nên tưới thêm nước ấm giúp cho hoa mai nở sớm hơn. Nếu đến 25 tháng chạp mà cây chưa bung vỏ lụa, bạn có thể dùng nước ấm 30 – 40 độ C để tưới nhẹ cho cây. Đồng thời đặt cây ở nơi ánh nắng chiếu hoặc dùng bóng đèn dây tóc để cây ấm hơn nở nhanh.

Ngược lại nếu thời tiết nóng và hoa có khả năng nở sớm nên đưa chậu hoa vào nơi mát mẻ hoặc dùng lưới đen để che lại cho hoa mai chậm nở hơn.

Ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và lặt lá cho cây thì những cây sinh trưởng yếu không ra được nụ hoặc chậm ra nụ, bạn nên phun thuốc kích nụ hoa mai để ức chế sự sinh trưởng phát triển của thân lá, giúp cây nhanh chóng chuyển sang quá trình tạo nụ ra hoa.

Hi vọng, với những chia sẻ nêu trên, các bạn có thể lựa chọn thời điểm lý tưởng để tiến hành lặt lá mai và chăm sóc nụ hoa mai tết chu đáo nhất. Để tạo ra được những chậu hoa mai đẹp và bền hoa thì cần phải chăm sóc cây mai thật tốt, chú ý quan tâm đến tình trạng thời tiết.

Nếu có thắc mắc về sản phẩm Phân trùn quế SFARM, các bạn hãy gọi ngay đến Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ tư vấn nhé! Chúc các bạn có những chậu mai rạng rỡ và một mùa xuân nhiều niềm vui!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Hoa mai nở nhiều và bền hơn vào ngày Tết nhờ phân trùn quế
  • Làm sao để hoa mai nở đúng dịp Tết?
  • Bí quyết chăm sóc quất (tắc) tươi lâu, bền màu suốt Tết
  • Bí quyết kích hoa giấy trồng chậu nở rộ ngày Tết
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! 5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cách Xử Lý Hoa Mai Nở Sớm