Cách Kiểm Tra CO CQ Thật Hay Giả

Để có thể chứng nhận một sản phẩm gì đó thì chúng ta cần đến những giấy tờ chứng từ nhất là trong ngành hàng hóa, nhà nhập khẩu yêu cầu phải có giấy tờ đầy đủ của CO CQ để có thể hưởng được các ưu đãi đặc biệt về thế. CO và CQ là một loại giấy tờ không còn xa lạ đối với những người làm trong ngành vân chuyển và xuất nhập khẩu. Vì với xã hội hiện đại thì việc làm giả giấy tờ vô cùng tinh vi, không đúng với quy định và được tràn lan nhiều trên thị trường hiện nay, đây chính là vẫn đề khiến cho người mua cũng như là người bán lo ngại.

Vậy làm cách nào để phân biệt được thật giả CO và CQ thì chúng ta cùng nhau đi tham khảo một chút dưới bài viết dưới đây nhé!

Co, cq là gì? Lúc nào nên sử dụng tiêu chuẩn này
Co, cq là gì? Lúc nào nên sử dụng tiêu chuẩn này

Khái niệm CO là gì?

CO là thuật ngữ được viết tắt cho cụm từ Certificate of Origin, nó có ý nghĩa là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Là môt chứng từ thương mại quốc tế quan trọng xác nhận rằng hàng hóa trong một lô hàng xuất khẩu cụ thể được lấy, sản xuất, chế tạo hoặc là chế biến toàn bộ tại một quốc gia cụ thể nào đó. Và họ sẽ công nhận quốc tịch của các sản phẩm và cũng như là một tuyên bố của nhà xuất khẩu để có thể đáp ứng được các yêu cầu hải quan và thương mại.

CO sẽ giúp chứng minh hàng hóa của bạn có xuất xứ rõ rang, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu của cả hai nước nhập hoặc xuất hàng hóa, Và hiểu một cách đơn giản hơn đó là giấy đó là minh chứng cho hàng hóa không phải là hàng lậu hay là hàng trôi nổi không rõ xuất xứ.

Và trong CO này thì nó được chia làm 2 loại được phát hành:

  • CO không được ưu đãi xác nhận rằng hàng hóa sẽ không được hưởng ưu đãi. Đây được gọi là CO chính mà các buồng có thể thái ra và còn có tên gọi khác là “CO thông thường”
  • Loại thứ hai là CO ưu đãi, khi hàng hóa được chứng minh bằng loại này thì sẽ được miễn giảm thuế hoặc là miễn trừ hàng hóa được xuất khẩu sang các quốc gia khác. Các CO này đều được xu hướng liên kết chặt chẽ với các Hiệp định Thương mại khu vực.

CO là gì

Khái niệm CQ là gì?

CQ là thuận ngữ được viết tắt của Certificate Of Quality. Là loại giấy chứng nhận cho biết được chất lượng hàng hóa, loại hàng hóa này có phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc là quốc tế. Loại chứng từ này có ý nghĩa là chất lượng của hàng hóa đó có phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Đây là loại chứng từ không bắt buộc có trong hồ sơ Hải Quan, trừ một số mặt hàng hóa bắt buộc theo quy định.

Với loại chứng từ này thì nó nhằm mục đích là hàng hóa sản xuất phải phù hợp với tiêu chuẩn như đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Và loại chứng từ này không bắt buộc trong hồ sơ nộp cho hải quan, trừ một số mặt hàng yêu cầu phải có.

Loại chứng nhận chất lượng có sự khác nhau giữa các ngành và đây cũng là một điểm quan trọng để các công ty sản xuất có thể cạnh tranh với nhau và có lợi trong những hợp đồng khách hàng trong tương lai. Chứng từ này được áp dụng trong hệ thống ISO ( tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế). Khi có giấy chứng nhận này, các nhà sản xuất sẽ được lợi là:

  • Cải tiến được tổng thể các quy trình kinh doanh trong toàn bộ cơ sở
  • Giảm phế liệu, làm lại và chi phí

CQ là gì

Tại sao các sản phẩm hàng hóa cần phảu có chứng chỉ CO, CQ?

Chắc hẳn nhiều khách hàng sẽ thắc mắc: Tại sao lại phải cần đến chứng chỉ CO, CQ? Và nếu hàng hóa không có giấy tờ này thì chắc hẳn hàng hóa của bạn sẽ bị thu hồi với lý do hàng hóa không có xuất xứ.

  • Việc yêu cầu chứng chỉ CO, CQ cho sản phẩm nhập khẩu giúp đảm bảo chất lượng cho công trình. Căn cứ vào nội dụng mà được thỏa thuận trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng thi công.
  • Đối với CO thì đơn vị sản xuất có quyền công bố tiêu chuẩn cho hàng hóa của mình. Hoặc là họ có thể cấp giấy chứng chỉ xuất đi. Có nghĩa là, giấy chứng nhận hàng hóa là của đơn vị sản xuất là đúng, có xuất xứ. Khi hàng hóa có giấy chứng nhận này thì nó không phải là hàng giả, đơn vị sản xuất phải có trách nhiệm về chất lượng cho hàng hóa đó.
  • Còn giấy CQ thì là loại giấy được các cơ quan độc lập có chức năng cấp cho hàng hóa đó.
  • Có đầy đủ giấy chứng nhận CO, CQ là việc rất là quan trọng với hải quan. Bởi đối với những loại hàng hóa có nhập khẩu quốc tế thì sẽ được hưởng những chính sách thuế, những ưu đãi thuế khác nhau.

Làm thế nào để phân biệt được CO, CQ thật hay giả?

Trên thị trường hiện nay, thì có rất nhiều người làm giả giấy tờ CO, CQ để có chứng minh hàng hóa của mình là thật và qua mắt được khách hàng cũng như là cơ quan. Và khi bạn đang muốn nhập hàng hay mua từ nước ngoài, thì ngoài việc cần biết đến CO, CQ là gì? Bạn còn cần biết đến cách kiểm tra chứng nhận CO, CQ. Và có rất nhiều cách để có thể kiểm tra được giấy chứng nhận CO, dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra một số cách để bạn có thể kiểm tra giấy chứng nhận CO, CQ:

Kiểm tra hình thức của CO, CQ

  • Kiểm tra các dòng chữ Form D/ Form E/ Form S/ Form AK/ Form AJ…
  • Kiểm tra thông tin tham số CO,  lưu ý mỗi CO sẽ có một tham chiếu riêng.
  • Trên giấy chứng nhận phải có đầy đủ các yêu cầu, tiêu chí trên mẫu chứng nhận.
  • Kích thước, ngôn ngữ, màu sắc và mặt đằng sau của giấy chứng nhận CO phải tuân theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan.

Kiểm tra nội dung CO, CQ

  • Đối chiếu dấu và chữ ký trên CO với mẫu dấu hoặc chữ ký của người và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp CO (được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố).
  • Kiểm tra thời gian chứng nhận có hiệu lực đến thời điểm nào.

Kiểm tra tiêu chí xuất xứ trên CO, CQ

  • Kiểm tra cách ghi tiêu chí xuất xứ hàng hóa trên CO, CQ.
  • Kiểm tra cả cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên CO.
  • Kiểm tra các tiêu chí xuất xứ: được quy định tại Hiệp định Thương mại Tự do có liên quan hoặc là Nghị định số 19/2006/NĐ-CP
  • Tùy thuộc vào hàng hóa mà sẽ có những cách kiểm tra CO với những tiêu chí riêng biệt.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng CO, CQ

Ở Việt Nam, theo quy định Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp CO tại Việt Nam. Và bộ cùng có ủy quyền một số cơ quan, tổ chức đảm nhận việc này, trong đó có mấy tên nổi bật sau:

  • Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI
  • Phòng quản lý XNK của Bộ công thương
  • Ban quản lý KCX – KCN được Bộ công thương ủy quyền

Cơ sở pháp lý quy định về CO và CQ

Cơ sở pháp lý quy định CO và CQ được quy định như sau:

  • Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/06/2006.
  • Quyết định số 24/2007 QĐ-BKHCN ngày 28/09/2007 của bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuân, công bố hợp quy”.
  • Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
  • Nghị định số 67/2009/NĐ-CP sửa đổi nghị định 127/2007/NĐ-CP về xuất xứ hàng hóa.

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được CO, CQ là gì? Và cách để kiểm tra được CO, CQ là thật hay giả. Công ty Tuấn Hưng Phát chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm van công nghiệp và các sản phẩm khác. Chúng tôi cam kết đầy đủ giấy chứng nhận CO, CQ nên quý khách yên tâm về chất lượng sản phẩm bên Tuấn Hưng Phát. Ngoài ra, nếu bạn còn có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!

Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn mặt bích là gì?

Từ khóa » Cách Làm Cq