Cách Kiểm Tra Khả Năng Sinh Sản Cho Nam Và Nữ | Huggies
Có thể bạn quan tâm
Nhiều cặp vợ chồng đợi mãi mà chưa thụ thai. Tìm đến bệnh viện và sự tham vấn của bác sĩ là một giải pháp được nhiều người chọn. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp y học để đo khả năng thụ thai hay kiểm tra sức khoẻ sinh sản của vợ chồng bạn, hiểu biết về các phương pháp ấy sẽ giúp bạn an tâm và hạnh phúc hơn khi mong chờ bé đến với mình.
Khoảng 10 -15% số cặp đôi ở Australia có ý định sinh con mỗi năm sẽ đến bác sĩ nội khoa để tham vấn về khả năng thụ thai và 1/3 trong số này sẽ được hướng dẫn đến gặp bác sĩ chuyên khoa, theo một báo cáo gần đây của bệnh viện Queen Elizabeth, bang Adelaide.
Bác sĩ nội khoa thường không đề xuất bệnh nhân làm các thí nghiệm thử khả năng thụ thai ngoại trừ đối với các cặp đôi đã cố gắng có thai trong 12 tháng (hoặc 6 tháng nếu một trong hai người trên 35 tuổi). Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn ghi biểu đồ theo dõi chu kỳ hoặc chỉ dẫn bạn mua một bộ thử khả năng thụ thai cơ bản để biết khi nào kỳ rụng trứng xảy ra.
Tham khảo: Dấu hiệu rụng trứng
Nếu 6-12 tháng đã trôi qua và bạn có kết quả tốt từ theo dõi – như biểu đồ khả năng thụ thai thể hiện ngày rụng trứng trong những tháng vừa qua – bác sĩ của bạn sẽ có được nhiều thông tin và biết nên sử dụng xét nghiệm nào là tốt nhất cho bạn.
Thí nghiệm khả năng thụ thai có thể sẽ rất mắc tiền và căng thẳng. Tốt nhất là bạn không nên làm xét nghiệm này nếu bạn chưa cố gắng thử các phương pháp dự báo thời điểm thụ thai và quan hệ đúng vào những ngày tốt nhất.
Đừng quên một điều là với những cặp đôi khỏe mạnh quan hệ tình dục không ngừa thai cũng chỉ có 20% cơ hội có thai trong một tháng bất kỳ. Hãy cho cơ thể bạn một cơ hội thử đã nào. Cùng tìm hiểu về việc kiểm tra sức khoẻ sinh sản bạn nhé.
Tham khảo: Thời điểm dễ thụ thai
Trước khi xét nghiệm: Ghi chú tiền sử bệnh và thể trạng
Trước khi đề xuất thử khả năng thụ thai, bác sĩ sẽ yêu cầu cả hai vợ chồng cho biết về tiền sử quan hệ tình dục của hai người. Bạn cần mô tả rất kỹ chu kỳ kinh nguyệt, chế độ tập thể dục, cách quan hệ tình dục, tiền sử ngừa thai, nói cả về những bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn đã từng mắc phải trong quá khứ, các loại thuốc và chất gây nghiện (cả hợp pháp và bất hợp pháp), cồn, rượu, thuốc lá mà hai vợ chồng đã sử dụng.
Bài kiểm tra thể chất cho người nữ sẽ gồm phần khám phụ khoa và xét nghiệp Pap (kiểm tra sự thay đổi trong tế bào cổ tử cung). Xét nghiệm thể chất cho người nam sẽ gồm nhiều xét nghiệm liên quan đến tinh hoàn.
Xét nghiệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được làm cùng thời gian, gồm nhiều xét nghiệm máu, nước tiểu, mẫu dịch nhầy cổ tử cung và mẫu niệu đạo.
Tham khảo: Làm sao để có thai nhanh nhất
Xét nghiệm phân tích tinh dịch (Đếm tinh trùng)
Từ đầu đến giờ, chỉ có người phụ nữ phải trải qua những xét nghiệm xấu hổ và “kỳ cục”, nhưng xét nghiệm khả năng thụ thai này sẽ giúp các ông chồng chia sẻ chút ít cảm xúc khó chịu với vợ. Phân tích tinh dịch là một trong những xét nghiệm đầu tiên tiến hành trên cơ thể người nam.
Mẫu tinh dịch thường được lấy bằng cách để người nam thủ dâm trong phòng kín một mình sau vài ngày kiêng xuất tinh. Bởi vì tinh dịch cần giữ trong môi trường có nhiệt độ chuẩn và phải được sử dụng làm xét nghiệm ngay trong vòng 3 giờ, nên các ông chồng phải lấy mẫu ngay trong phòng thí nghiệm hoặc ở nơi nào đó gần phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm tinh dịch dựa trên lượng tinh dịch thu thập được và số lượng tinh trùng hiện diện trong mẫu (đếm tinh trùng), sự tập trung của tinh trùng, xem liệu các tinh trùng có hình dáng và kích cỡ chuẩn hay không, tốc độ tinh trùng có nhanh hay không và độ pH của tinh dịch.
Kết quả xét nghiệm sẽ có một ngày sau đó. Vì mẫu tinh dịch mỗi lần thử có thể sẽ rất khác nhau, và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố môi trường, bác sĩ sẽ yêu cầu người chồng cung cấp 2-3 mẫu thử mỗi 3 tháng một lần để có kể quả gần đúng nhất.
Có thể người chồng sẽ sốc khi xem kết quả xét nghiệm khả năng thụ thai, nếu như họ thấy số lượng tinh trùng thấp, khả năng di chuyển kém hoặc vấn đề khác. Tuy nhiên, chồng bạn nên hỏi kỹ bác sĩ về kết quả này càng sớm càng tốt. Có rất nhiều đàn ông vẫn có thể làm cha dù số lượng tinh trùng ít và gặp rất nhiều vấn đề về chất lượng tinh trùng; và đôi khi xét nghiệm tinh dịch có thể cho thấy một triệu chứng bệnh gì đó có thể chữa được.
Tham khảo: Tinh trùng yếu có con không
Kiểm tra hàm lượng hoóc môn
Xét nghiệm máu cho cả chồng và vợ có thể được tiến hành để kiểm tra xem các loại hoóc môn liên quan đến khả năng thụ thai như FSH, hormon lutropin (LH), oestrogen, progesterone, prolactin, testosterone và hoóc môn kích thích tuyến giáp.
Bác sĩ có thể làm nhiều xét nghiệm máu liên tiếp (cách hai ngày một lần trong khoảng 10 ngày liên tiếp) để kiểm tra mức độ hoóc môn trong cơ thể người vợ thay đổi thế nào khi kỳ rụng trứng đến. Các xét nghiệm này sẽ định ra thời gian rụng trứng gần chính xác nhất.
Hàm lượng hoóc môn không thể xác nhận rằng trứng đã thực sự rời khỏi buồng trứng, cũng không xác nhận được trứng có cấu tạo bình thường khi rụng hay không.
Tham khảo: Muốn có thai nhanh phải làm thế nào
Siêu âm vùng chậu
Có khi cả hai người đều được yêu cầu siêu âm vùng chậu. Bạn cần đến phòng chụp X-quang để siêu âm.
Siêu âm vùng chậu với người vợ có thể là cả siêu âm vùng bụng (thiết bị cầm tay rê trên bụng) và siêu âm âm đạo (một thiết bị nhỏ vừa với âm đạo để quan sát bên trong âm đạo).
Siêu âm vùng chậu với người vợ để biết liệu có bệnh viêm vùng chậu hay u xơ tử cung không. Siêu âm cũng giúp bác sĩ biết được kích cỡ và hình dạng của tử cung, buồng trứng và kiểm tra được các niêm mạc tử cung.
Xét nghiệm này cũng biết liệu người vợ có mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hay không. Đây cũng là nguyên nhân gây khó thụ thai.
Siêu âm vùng chậu ở người Nam có thể gồm cả siêu âm bụng và siêu âm trực tràng (dùng một thiết bị nhỏ phù hợp với trực tràng). Siêu âm này để kiểm tra tình trạng của tuyến tiền liệt và túi tinh.
Tham khảo: Những việc cần làm trước khi mang thai
Phương pháp Hysterosalpingogram (HSG)
Xét nghiệm này tiến hành trên cơ thể của người vợ, là một lần chụp X-quang bên trong tử cung và ống dẫn trứng để kiểm tra xem có chướng ngại vật nào đóng vòi dẫn trứng lại hay có vấn đề gì trong nội mạc tử cung có thể ngăn cản trứng làm tổ hay không.
Đây là một kiểm tra nhanh, chỉ khoảng 5 phút, thực hiện ở phòng chụp X-quang. Thông thường, trước khi chụp, một ống thông được đưa vào tử cung thông qua âm đạo và qua cổ tử cung, và sau đó nhuộm màu khu vực đó (thường dùng là i-ốt) được tiêm qua khoang tử cung.
Chất nhuộm thường sẽ tràn đầy khoang tử cung và tràn qua cả hai ống dẫn trứng, sau đó tràn ra ở cả hai đầu ở khoang phúc mạc. Bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu lăn từ bên này qua bên kia và sau đó giữ yên người, để hình ảnh của mỗi bên ống dẫn trứng đều được chụp rõ.
Bạn nhớ là nên dùng băng vệ sinh sau xét nghiệm này trong vòng một hai ngày sau đó, vì có thể sẽ có máu nhỏ giọt sau khi làm xét nghiệm. Cũng sẽ có vài cơn đau quặn xảy ra sau xét nghiệm này.
Phẫu thuật nội soi
Đây là xét nghiệm kiểm tra khả năng thụ thai thông qua phẫu thuật sau khi đã có nhiều thông tin từ những xét nghiệm khác nhưng vẫn chưa đủ. Hãy hỏi rõ bác sĩ về nguy cơ tiềm ẩn trước khi đồng ý phẫu thuật.
Phẫu thuật nội soi là phẫu thuật trong ngày và thực hiện ở bệnh viện, gây tê cục bộ hoặc toàn phần, tùy theo quy trình tự nhiên của ca phẫu thuật.
Người ta rạch một vết nhỏ trên thành bụng và thổi khí CO2 vào để làm phình bụng lên. Sau đó một kính nội soi (thiết bị dạng mỏng như một kính thiên văn) được đưa vào qua vết rạch, vào kiểm tra buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung.
Vết mổ có thể vẫn đau một vài ngày sau ca phẫu thuật. Hiệu ứng sau phẫu thuật có thể khiến bạn bị đầy bụng, buồn nôn, đau bụng và táo bón trong 1-2 ngày. Bạn cũng có thể bị chảy máu hoặc dây những giọt máu nhỏ trong vài ngày đầu.
Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Thụ thai hoặc tìm hiểu Cách tính ngày rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất bạn nhé.
Từ khóa » Khám Khả Năng Sinh Sản
-
Xét Nghiệm Khả Năng Sinh Sản Cho Phụ Nữ | Vinmec
-
Khám Sức Khỏe Sinh Sản Là Khám Những Gì? | Vinmec
-
Khám Sức Khỏe Sinh Sản Tiền Hôn Nhân Cho Nữ Bao Nhiêu Tiền?
-
Khám Sức Khỏe Sinh Sản Là Khám Những Gì Và 8 Lưu ý Cần Nhớ
-
Thời điểm Nào Nên Thực Hiện Kiểm Tra Sức Khỏe Sinh Sản? | Medlatec
-
Khám Xem Có Bị Vô Sinh Không Có Phải Là điều Bạn đang Quan Tâm?
-
Khám Sức Khỏe Sinh Sản - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Trước Khi Mang Thai Và Khả Năng Sinh Sản
-
Gói Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Khám Vô Sinh Nam Cần Khám Những Gì? Một Số Lưu ý Cần Nhớ
-
Sức Khỏe Sinh Sản Tiền Hôn Nhân
-
Khám Sức Khỏe Sinh Sản Là Gì? Nên đi Khám ở đâu Và Khi Nào
-
5 điều Cơ Bản Về Khả Năng Sinh Sản Của Nam Giới
-
Tại Sao Phụ Nữ Cần Khám Sức Khỏe Sinh Sản Hàng Năm?