Cách Kiểm Tra Máy Phát điện Xoay Chiều Trên Xe ô Tô
Có thể bạn quan tâm
Ắc quy hoặc máy phát điện hỏng thường gây ra hiện tượng khởi động chậm
Trong trường hợp này, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau để biết cách kiểm tra máy phát điện chỉ trong vòng dưới 10 phút tại nhà để đảm bảo rằng bạn không gặp rắc rối khi lái xe.
Khi nào bạn cần kiểm tra ắc quy và máy phát điện?
Đèn báo ắc quy trên đồng hồ lái cho thấy ô tô không có đủ điện năng
Nếu bạn đang đối mặt với các vấn đề dưới đây thì khả năng cao là ắc quy và máy phát điện của xe đang xuống cấp:
-
Đèn cảnh báo sáng trên bảng điều khiển: Thông thường đèn báo có hình cục pin hoặc trong một số trường hợp được ký hiệu là GEN (đối với máy phát điện ED) hoặc ALT (đối với máy phát điện xoay chiều)
- Đèn pha mờ: điều này là do đèn pha và các bộ phận khác sử dụng điện không có đủ điện để hoạt động như bình thường
- Đèn trong nội thất xe: Bảng điều khiển mờ dần trong khi xe đang chạy
- Một số bộ phận điện hoạt động không tốt, ví dụ như điều hòa
- Có tiếng ồn, rè qua loa. Đây là một tín hiệu cho thấy các đi-ốt máy phát điện không ở trong tình trạng tốt và bị rò rỉ năng lượng
- Bạn nghe thấy tiếng rít từ phía trước của xe khi xe đang chạy
- Quá trình khởi động chậm
- Chiếc xe không hoạt động
Tác dụng của ắc quy ô tô
Máy phát điện xoay chiều có tác dụng sạc điện cho ắc quy ô tô
Ắc quy là thành phần quan trọng giúp xe của bạn chạy. Không có nó, bạn không thể đi đâu cả. Năng lượng để chạy xe được lưu trữ trong ắc quy và được đo bằng điện áp. Ắc quy được sạc đầy khi giữ ở mức 12,6 V trở lên. Khi nó xuống mức 12,2 V nghĩa là nó chỉ được sạc 50% và khi ắc quy dưới 12 vôn thì ắc quy đã chết và cần phải thay thế.
- Động cơ nhỏ và động cơ lớn khác nhau ở điểm gì?
Chức năng của máy phát điện
Máy phát điện tạo ra điện từ cơ năng của xe. Nó sử dụng năng lượng điện này để vận hành các bộ phận điện khác như đèn, điều hòa, và để sạc ắc quy. Khi bạn nghe ai đó nói về “vấn đề của hệ thống sạc” thì là họ đang nói tới máy phát điện. Nếu máy phát điện đang hoạt động tốt, tuổi thọ của ắc quy xe sẽ được tối đa hóa. Nếu quá tải hoặc nạp không đủ thì tuổi thọ của ắc quy sẽ bị rút ngắn.
Nếu máy phát điện không tốt thì xe có chạy không?
Về mặt kỹ thuật, chiếc xe vẫn có thể chạy nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, vì nó chỉ sử dụng năng lượng được lưu trữ trong ắc quy. Hàng loạt các bộ phận khác của xe cũng cần sử dụng năng lượng như: đèn xe, đèn phanh, đèn nội thất, bộ điều khiển động cơ (ECU).
Nói tóm lại, câu trả lời là không. Bởi vì một chiếc xe có năng lượng điện yếu thì không có đủ “thức ăn” để nuôi những bộ phận cần thiết để hoạt động. Nếu máy phát điện gặp sự cố trên đường, đặc biệt là trong một chuyến đi dài thì sự an toàn sẽ bị đe dọa. Bạn nên kiểm tra máy phát điện và ắc quy theo định kỳ, cứ sau 4-6 tháng.
Kiểm tra máy phát điện bằng đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng (multimeter) là công cụ đo lường các tính chất điện bao gồm điện áp, dòng điện và điện trở. Bạn cũng có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra ắc quy ô tô vì nó có thể đo được điện áp của ắc quy hay mức sạc đầy của ắc quy.
Dưới đây là cách thức kiểm tra một máy phát điện bằng đồng hồ vạn năng trong thời gian ngắn.
Kiểm tra ắc quy trước
Sơ đồ hệ thống sạc điện trên xe ô tô
Nếu xe khởi động chậm, thì có khả năng là ắc quy gặp vấn đề. Để kiểm tra máy phát điện thì bạn phải kiểm tra ắc quy trước. Ô tô khởi động được nhờ vào ắc quy, ô tô chạy và làm quay máy phát điện và sự quay này giữ cho ắc quy được sạc. Nếu ắc quy quá yếu, nó sẽ không thể khởi động chiếc xe và do vậy mà bất kỳ các kiểm tra nào cho máy phát điện cũng đều vô ích.
Để xe nghỉ trong vòng ít nhất 1 tiếng
Việc để xe “nghỉ ngơi” trong vòng 1 giờ đồng hồ là rất quan trọng. Tốt nhất là bạn nên để chiếc xe nghỉ qua một đêm trước khi sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra ắc quy cho xe. Nếu chiếc xe đang hoạt động mà bạn lại kiểm tra ắc quy thì điện tích từ máy phát điện – một bộ phận tạo ra điện và sạc ắc quy - sẽ ảnh hưởng đến việc đọc số “chính xác” của đồng hồ vạn năng. Nếu chiếc xe vẫn đang chạy thì ắc quy có khả năng sẽ tạo ra sai số nhiều hơn trên đồng hồ vạn năng.
Chuẩn bị đồng hồ vạn năng
Một đồng hồ vạn năng tiêu chuẩn trên thị trường
Bình ắc-quy thường được đặt trong khoang động cơ dưới mui xe và nằm một bên của động cơ. Bạn phải cài đặt đồng hồ vạn năng ở một phạm vi đo nhất định để nó có thể đo trong khoảng đó.
Đặt đồng hồ vạn năng ở mức điện áp 20DC sẽ cho phép bạn đo một cách chính xác một ắc quy có mức lưu trữ từ 0 đến 20 V. Xoay núm đồng hồ tới 20 trong phạm vi điện áp DCV (điện áp dòng điện một chiều). Đôi khi điều này được biểu thị bằng chữ cái “V” với một đường liền nét ở phía trên một đường gạch ngang bên phải của nó. Đồng hồ vạn năng đang ở số 0,00.
Kết nối đồng hồ vạn năng với ắc quy và đọc kết quả
Kết nối đồng hồ vạn năng với ắc quy bằng cách nối đầu đỏ (dương, ký hiệu “+”) với cực dương của ắc quy. Tiếp theo, nối đầu đen (âm, ký hiệu “-“) với đầu cực màu đen của ắc quy (cực âm).
Một ắc quy sạc đầy nên có 12,6 V hoặc trên mức này. Tại 12,2 V- nó chỉ được sạc 50%. Ắc quy cần được sạc hoặc thay thế trước khi bạn kiểm tra đến máy phát điện. Sau đó kiểm tra ắc quy lại một lần nữa bằng đồng hồ vạn năng.
Sau khi đã kiểm tra ắc quy xong, hãy thực hiện kiểm tra máy phát điện.
Kiểm tra máy phát điện bằng đồng hồ vạn năng
Nếu thấy ắc quy vẫn ở trong tình trạng tốt, nhưng xe vẫn gặp vấn đề khởi động chậm thì có thể nguyên nhân là ở máy phát điện.
Để kiểm tra máy phát điện bằng đồng hồ vạn năng, hãy để động cơ hoạt động nhưng tắt tất cả các thiết bị sử dụng điện như máy phát nhạc. Thực hiện giống như kiểm tra ắc quy. Một máy phát điện tốt sẽ tạo ra 13,1 V và 14,6 V ở tốc độ chạy không. Nếu đồng hồ báo ngoài phạm vi này có nghĩa là xe của bạn bị sạc quá tải hoặc sạc không đủ, cả hai trạng thái đều không tốt cho ắc quy và xe của bạn.
Kiểm tra máy phát điện bằng đồng hồ vôn kế
Một đồng hồ vôn kế có giá khoảng 400 nghìn trên thị trường
Bạn có thể mua một vôn kế với giá dưới 400 nghìn tại bất kỳ cửa hiệu nào bán phụ tùng ô tô. Nhiều loại sẽ có giá đắt hơn nhưng đừng lo vì những vôn kế giá rẻ cũng có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn. Vôn kế và đồng hồ vạn năng đều có giá phải chăng và dễ dàng mang theo khi bạn cần bảo trì xe của mình.
Chuẩn bị vôn kế
Tương tự như đồng hồ vạn năng, đặt vôn kế ở chế độ “DCV” (điện áp dòng điện một chiều). Vôn kế đang báo ở 0,00 vôn.
Gắn cực dương (ký hiệu +) và cực âm (ký hiệu -) tương ứng vào cực dương và âm của ắc quy.
Đo mức điện áp không tải của máy phát điện
Để có kết luận chính xác, hãy đo mức điện áp không tải và có tải của động cơ
Giữ RPM của động cơ ở mức khoảng 1.500, tức là cao hơn mức ở tốc độ chạy không. Điều này sẽ làm máy phát điện quay. RPM là viết tắt của vòng quay mỗi phút và đo tốc độ động cơ quay. Giữ động cơ hoạt động trong một khoảng thời gian trong khi tắt tất cả các phụ kiện có thể đang sử dụng điện.
Lần này ắc quy cần báo có mức điện áp cao hơn trước đó trong khoảng 0,5 đến 2 V khi mà động cơ đã tắt. Nếu ắc quy được sạc đầy nó sẽ báo 13,1 đến 14,6 V. Nếu điện áp giảm hoặc không thay đổi khi động cơ hoạt động, máy phát điện của bạn không sạc ắc quy đúng cách.
Nếu nó tăng hơn 2.0 V, máy phát điện đang sạc quá mức cho ắc quy. Nếu nó tăng dưới 0,5 V, máy phát điện không cung cấp đủ điện cho ắc quy.
Đo điện áp có tải của máy phát điện
Bây giờ ta sẽ kiểm tra máy phát điện để xem nó có hoạt động tốt khi có nhiều thiết bị sử dụng điện của nó không (khi có tải).
Để động cơ chạy ở tốc độ 2.000 RPM. Bật tất cả các thiết bị bao gồm đèn trong và ngoài xe, radio, cần gạt nước,…và kết nối lại vôn kế. Nếu nó đọc 13 vôn trở lên thì máy phát điện đủ mạnh. Bất cứ số báo nào thấp hơn 13 V có nghĩa là máy phát điện bị lỗi.
Kết
Nếu chiếc xe của bạn khởi động chậm hoặc không khởi động được, hãy kiểm tra ắc quy và máy phát điện của xe bởi vì đây là hai nguyên nhân thường thấy nhất cho sự cố này. Tốt hơn hết là hãy kiểm tra lại hai bộ phận này trước khi bạn gặp phải vấn đề chậm khởi động hay không khởi động được.
Hãy chú ý đến các biểu hiện của xe, bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sự cố của một bộ phận nào đó cũng cần được kiểm tra ngay lập tức. Đừng để đến khi quá muộn.
- 6 thói quen sử dụng khiến ô tô nhanh hỏng
Từ khóa » Sơ đồ Máy Phát điện Xoay Chiều Trên ô Tô
-
Nguyên Lý Hoạt động Và Sơ đồ Mạch điện Của Máy Phát điện
-
Sơ đồ Máy Phát điện Xoay Chiều
-
Tìm Hiểu Về Sơ đồ Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha Và 3 Pha
-
CHƯƠNG 3 Máy PHÁT điện XOAY CHIỀU TRÊN ô Tô - 123doc
-
Tìm Hiểu Máy Phát điện ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Nguyên Lý ...
-
Mạch điện Máy Phát điện ô Tô
-
Máy Phát điện ô Tô Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Máy Phát điện ô Tô - YouTube
-
Khái Quát Về Máy Phát điện Trên ô Tô
-
Máy Phát điện Trên Xe ô Tô - Prosensor
-
Bài 4: Học Máy Phát điện Xoay Chiều Trên ôtô
-
Bài 5: Học Tiết Chế Máy Phát điện Xoay Chiều ôtô
-
Máy Phát điện ô Tô: Cấu Tạo, Cách Kiểm Tra, Tháo Lắp, Sửa Chữa, Bảo Dư